Trang

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Có thể bạn chưa biết





Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long. Vùng đất đó bấy giờ thuộc Đại Việt nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Trung Hoa. Người Kinh tại đây là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Người Kinh ở Trung Quốc mặc áo dài truyền thống
Thời gian trôi qua, nhóm người Việt này đã bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Tuy vậy họ vẫn nói tiếng Việt. Họ sinh sống chủ yếu trên 3 đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu), gọi chung là Kinh tộc Tam Đảo, thuộc thị xã Đông Hưng, khu tự trị người Choang Quảng Tây (cách cửa khẩu Móng Cái của Việt Nam chừng 25 km) nhưng tiếng Việt của họ đã pha trộn nhiều với tiếng Hoa kèm với nhiều từ cổ của tiếng Việt.
Họ được coi là cộng đồng người Kinh chủ yếu và còn mang nhiều bản sắc văn hóa Việt Nam nhất tại Trung Quốc với tư cách là một trong 56 dân tộc của đất nước này (không bao gồm cộng đồng người Việt mang quốc tịch Việt Nam hiện đang học tập và làm việc tại Trung Quốc)
Tại Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung, tên gọi “Kinh tộc Tam Đảo”, có nghĩa là “Ba hòn đảo của người Kinh”, hiện vẫn được dùng tương đối phổ biến để chỉ cộng đồng người Kinh này cũng như để chỉ địa bàn sinh sống tập trung của họ tại ba hòn đảo nói trên (nay đã trở thành bán đảo do phù sa bồi lấp và nhờ chính quyền cùng nhân dân địa phương đã đắp đê, làm đường nối các đảo với đất liền).

Vị trí Tam Đảo mà người Kinh sinh sống
Với lịch sử định cư trải qua hơn 500 năm, hầu hết cư dân người Kinh ở khu vực Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Ðầu và Sơn Tâm) cũng như một vài nơi khác ở Quảng Tây (chủ yếu tập trung tại Đông Hưng) đều có chung nguồn gốc là người Đồ Sơn (Hải Phòng, Việt Nam), còn lại số ít người Kinh trong đó có nguồn gốc từ một vài địa phương ven biển của Việt Nam di cư đến. Theo điều tra dân số tại Trung Quốc vào năm 2000, dân số người Kinh riêng tại khu vực nói trên là khoảng hơn 18.000 người trong tổng số trên dưới 22.000 người dân tộc Kinh trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, một con số được coi là rất khiêm tốn nếu so với nhiều dân tộc khác đang cùng sinh sống trên đất nước đông dân nhất thế giới này.

Người Kinh tại Trung Quốc
Dòng họ Tô là một dòng họ lớn và được xem là có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng các dòng họ người dân tộc Kinh tại Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung. Họ Tô là một trong 12 dòng họ người Kinh hay còn gọi là người Việt gốc Đồ Sơn (Hải Phòng, Việt Nam). Nhiều người trong họ Tô đã có công nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa truyền thống của người Kinh đồng thời cũng là cội nguồn của văn hóa Việt Nam đến nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc rộng lớn dù cho dân số của người Kinh tại Trung Quốc là rất khiêm tốn nếu so với nhiều cộng đồng dân tộc khác của đất nước này. Trải qua hơn 500 năm định cư trên đất Trung Quốc, hiện dòng họ Tô cũng như một số dòng họ người Kinh khác không chỉ tập trung sinh sống tại khu vực Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm) mà đã phân tán ra nhiều địa bàn khác quanh khu Phòng Thành Cảng của tỉnh Quảng Tây.

Người Kinh đánh trống trong một lễ hội
Ngôn ngữ
Người Kinh tam đảo vốn nói tiếng Kinh hay tiếng Việt và sử dụng phổ biến chữ Nôm, nhưng từ lâu họ cũng nói tiếng địa phương là tiếng Quảng Đông và sử dụng Hán tự. Tuy nhiên, về ngữ pháp, người Kinh không nói ngược như dân Hán mà vẫn nói xuôi theo lối giao tiếp của người Việt.
Phong tục
Y phục của người Kinh đơn giản và thực tế. Phụ nữ ăn mặc theo cổ truyền với những chiếc áo ngắn, không cổ, chẽn bó vào thân mình, cài nút phía trước, mặc những tấm quần rộng nhuộm đen hay nâu. Khi ra ngoài, phụ nữ thường mặc thêm áo dài tay chật nhuộm màu sắc nhạt hơn. Họ thích đeo khuyên tai, tóc rẽ ngôi ở giữa dùng vải đen hay khăn đen bọc lấy và vấn xung quanh đầu. Dân quê còn đi chân đất. Còn đàn ông thì thường mặc áo cộc để làm việc, cổ quấn khăn, nhưng khi có hội hè thì họ mặc những áo dài chùng tới gối, hai vạt trước sau đối nhau và có giải quấn ở eo lưng.
Ngày nay, người Kinh ăn mặc giống như người Hán láng giềng, mặc dù còn một số người già còn giữ lối ăn mặc theo cổ tục và một thiểu số phụ nữ trẻ còn vấn tóc và nhuộm răng đen vì vẫn còn tục ăn trầu, còn đàn ông thì ăn mặc thực tế theo hiện đại như những dân lân cận khác.
Phong tục hôn nhân thì một vợ, một chồng, thuở trước thì thường do cha mẹ hai bên xếp đặt bao biện. Trai gái cùng họ và anh em cô cậu cấm lấy nhau.

Dân tộc Kinh tại Trung Quốc
Ẩm thực
Về ẩm thực, người Kinh ở Tam Đảo ăn cơm là chính, ngoài ra còn ăn khoai sắn, khoai sọ, thích ăn các loài hải sản như cá, tôm, cua. Đặc biệt, họ làm nước mắm từ cá biển để chấm và nêm thức ăn. Những món ăn ưa thích của họ là bánh đa làm bằng bột gạo có rắc vừng nướng trên than hồng mà sách Trung Quốc gọi là phong xuy hỉ (bánh phồng do gió thổi) và bún riêu, bún ốc sách Hán tự ghi là hỉ ty tức là sợi bún nấu với canh cua và ốc.
Tín ngưỡng, tôn giáo
Tôn giáo chủ yếu là Phật giáo đại thừa và Đạo giáo. Ngoài ra họ còn duy trì tục cúng thần linh và tổ tiên.

Trong một lễ hội
Sinh hoạt văn hóa
Họ ưa thích lối hát đối đáp giao duyên (antiphonal songs) nghe du dương và trữ tình, kiểu như hát Quan họ hay hát đúm quen thuộc ở miền Bắc Việt Nam bây giờ. Lối hát đúm hát đối này thường được tổ chức vào ngày Tết, ngày Hội. Nhạc cụ cổ truyền của người Kinh gồm có đàn nhị (two-stringed fiddle), sáo trúc, trống, cồng và đàn bầu (độc huyền cầm) là một nhạc khí chỉ riêng Kinh tộc có mà thôi. Họ có một kho tàng văn học dân gian truyền khẩu phong phú với ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích… Những điệu múa ưa chuộng của người Kinh là múa đèn, múa gậy sặc sỡ nhiều màu, múa rồng và múa y phục thêu thùa.

Y phục và nhạc cụ của người Kinh tại Quảng Tây
Đời sống kinh tế
Người Kinh tại khu vực Tam đảo hoạt động chủ yếu trong các ngành như ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng hải sản, nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Ngoài ra, một bộ phận dân cư hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Trong 700 loại cá đánh ở đây thì hơn 200 loại có giá trị kinh tế cao và thu hoạch nhiều. Ngọc trai, cá ngựa và sea otters sinh sản lắm ở đây và thường quí về phương diện dược liệu. Nước biển của vịnh Bắc Bộ tốt cho sự làm muối. Mùa màng chính ở đây là gạo, khoai lang, đậu phọng, khoai sọ, và kê. Những loại trái cây bán nhiệt đới như đu đủ, chuối, nhãn thì rất nhiều. Những khoáng sản dưới đất gồm sắt, monazite, titanium, magnetite và silica. Những giải rộng của rừng tràm mọc trên vùng nước lợ là một nguồn lợi phong phú về chất tannin dùng làm nguyên liệu tất yếu cho kỹ nghệ thuộc da.
Người Việt Nam cho dù ở đâu vẫn là người Việt Nam!

Nguyễn Anh (tổng hợp)

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Cảm động bài thơ..."cấp PHƯỜNG"


ST: Một nhà thơ nổi tiếng ( xin được dấu tên) có lần viết ( đại ý ):  Bây giờ ai cũng làm thơ...nhà nhà làm thơ, phường phường xã xã đều có câu lạc bộ thơ!  Thôi, xin các cụ về hưu cứ yên bề ăn ngủ mà giữ gìn sức khỏe...làm thơ làm gì cho mệt...( để cho chúng tôi- những nhà thơ chuyên nghiệp làm- mới thực là thơ!!! ).
Ấy thế mà hôm nọ ST được mời dự một buổi sinh hoạt tổ thơ dân phố- thấp hơn CLB thơ cấp phường! Được nghe nhiều câu chuyện tâm huyết của các cụ cựu binh từng xây dựng và canh giữ Trường Sa, rồi nghe các cụ đọc  thơ...mà theo ST,  cảm động và cũng thơ lắm ...
Vậy mời chia sẻ một vài trong những bài thơ ấy nhé!


                                                   




Nhà giàn Đảo Trường Sa

Văn Chung

 Nhà giàn anh ở Trường Sa
Chòi canh nổi sóng phong ba giữa trời
Xa xa chỉ có sóng thôi
Lại gần mới rõ nổi trôi nhà giàn
Ít được gây phút bình an
Sóng vỗ ì oàm, gió rít vi vu

Cười vui anh viết trong thư
Sáo gió nhạc nước tưởng như đàn trời
Bữa ăn rau cá đầy vơi
Con mình hỏi trời rau nước ở đâu?

Cá là bố thả dây câu
Nước bố hứng lúc mưa đầu bão giông
Rau xanh hộp xốp bố trồng
Chả được đầy đủ nhưng không can gì!

Đỏ hoe nước mắt tràn mi
Con muốn ước gì có cánh bay cao
Con muốn nhiều trận mưa rào
Cơm canh thịt cá dồi dào nữa cơ!

Em ôm mái tóc con thơ
Như ôm trọn cả ước mơ nhà giàn...  



Đậu tường vi

Hồng Nhung

Dạo ấy tường vi thỏ thẻ hồng
Bên rào dậu trắng mái nghèo trông
Bao lần ngõ phố ai lui tới
Một thoáng hiên nhà...bạn phải không?

Một mai chia ly đường rẽ lối
Run chân gặp lại cổng ken vồng
Màu hoa lỗi hẹn nay còn nhắc
Chuyện cũ bay về tựa gió đông...


( Mạn phép các tác giả, ST có sửa một vài câu chữ trong thơ. Có gì sơ suất xin được lượng thứ )







Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Văn hóa bóng đá Trung- Nhật

ST: Sẽ thật là không phải khi chỉ xem một vài tấm ảnh rồi kết luận...nhưng.  Bạn sẽ nói sao khi xem những hình ảnh dưới đây? Còn tôi thì thốt lên: Chẳng lẽ thế hệ trẻ Trung Hoa- những cầu thủ bóng đá- cũng mang dòng máu  ĐẠI HÁN  đến như vậy sao?

Nguyentandung.org có đăng lời bình luận - Không thể tưởng tượng nổi, bóng đá lại lạ đời như vậy. Hóa ra thú tính của các cầu thủ Trung Quốc hoang dã và bạo lực quá, giống như tàu Trung Quốc đâm húc tàu Việt Nam trên biển Đông vậy.
 


 Đây là môn gì đây?

Thủ môn Trung Quốc bắt bóng bằng cú đạp ngực cầu thủ Nhật Bản

Thế này thì ai còn muốn đá bóng với Trung Quốc?

Môn gì đây?
Kết quả Nhật Bản thắng 1-0.



Và đây, tinh thần THƯỢNG VÕ của Nhật Bản

Các cầu thủ Nhật luôn nán lại sân chào khán giả khi tan trận (Nguồn: Yahoo Sports)

Nhập mô tả cho ảnh

Trong trận gặp Hy Lạp đêm 20/6, dù thi đấu hơn người và tạo được thế trận lấn át nhưng Nhật Bản vẫn không thể hạ gục đối phương. Đội tuyển xứ Phù tang bất lực ra về với kết quả hòa 0-0. Tuy nhiên, dù đội nhà thắng hay thua, các cổ động viên Nhật Bản vẫn khiến cả thế giới nghiêng mình bởi ý thức tự giác qua những hành động rất nhỏ: Thu nhặt rác trên khán đài sau trận đấu....

 Ý thức đó có lẽ cũng đã phần nào lý giải vì sao người Nhật đã vượt qua những khó khăn chồng chất để xây dựng đất nước cường thịnh, vươn mình đứng dậy sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, hay gần nhất là sau thảm họa kép động đất-sóng thần hôm 11/3/2011, tạo nên một hình ảnh đẹp làm gương cho cả thế giới.!

( ST sưu tầm từ mạng)

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Những đôi mắt mang hình viên đạn

ST: "Ngày xưa", nhạc sỹ Trần Tiến đã có một bài hát về những đôi mắt mang hình viên đạn, rất nổi tiếng và đã đi vào lòng người. Đó là những "đôi mắt đen xoe tròn" của những em bé, những đôi mắt " trao lời tiễn biệt" của những bà mẹ trở về từ vùng biên giới ...sau thảm họa chiến tranh .


Có lẽ ông không ngờ rằng sau bao năm, chúng ta lại bắt gặp đôi mắt như thế-đôi mắt mang hình viên đạn- 
trong chiến tranh ngoại giao...



 


Và đôi mắt ấy nay lại sáng lên, ánh lên những tia lửa...khiến phía địch phải cúi đầu , lúng túng ...tuy vẫn trơ trẽn và muôn phần thâm độc...


Hình ảnh: Báo NY Times: “Con sư tử Trung Quốc đang gầm rú trên biển Đông” số 1  Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì hội đàm

  Ảnh của phóng viên hãng tin Reuters chụp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khi bắt tay chuẩn bị hội đàm với Dương Khiết Trì



Mời đọc lại lời bài hát của NS Trần Tiến 

Những viên đạn trao từ đôi mắt (những ánh mắt mang hình viên đạn)


 Đoàn quân vội đi đi về biên giới
Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ.
Đoàn quân lặng im nhìn đàn em bé
Từng đôi mắt đen xoe tròn
Từng đôi mắt mang hình viên đạn
Từng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạn
Từng đôi mắt quê hương trao cho đoàn quân
Người chiến sĩ hãy giữ lấy.

Đoàn quân vội đi, đi về biên giới
Cũng từ biên giới về những người mẹ già
Đoàn quân lặng im, nhìn dòng người đi
Nghìn đôi mắt trao lời tiễn biệt
Nghìn đôi mắt như nghìn lời ước hẹn,
Nghìn đôi mắt sáng lên, cháy lên muôn triệu viên đạn
Nghìn đôi mắt quê hương trao cho đoàn quân
Người chiến sĩ hãy giữ lấy
Bắn tan quân xâm lược dã man.


 



http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/nhung-vien-dan-trao-tu-doi-mat-nhung-anh-mat-mang-hinh-vien-dan-1228.html

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

CHÚC MỪNG! CHÚC MỪNG!


CHÚC MỪNG ANH EM, BÈ BẠN- NHỮNG NGƯỜI LÀM  BÁO CỦA LÀNG TA- NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM, 21-6




Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Những cái GEN của người Trung Quốc




-Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc đã nói với khoảng 350 thính giả ở London, bao gồm các nhà nghiên cứu quốc tế: "Bành trướng không có trong gen của người Trung Quốc, ..."

-Tập cận Bình thì nói, đại ý:  Người Trung Quốc không có gen xâm lược!

Vậy người Trung quốc có GEN gì? Hãy nghe các nhà bình luận Việt nam lên tiếng




Gen trội và gen lặn của “người Trung Quốc”

                                                                                                                               Xuân Dương
 
(GDVN) - Người dân lao động Trung Quốc vốn cần cù, hiền lành đang bị giới tinh hoa của nước này tìm cách “biến đổi gen”, họ đang thực sự trở thành AQ. 


Trước hết phải nói ngay cụm từ “người Trung Quốc” sử dụng trong bài viết này chỉ là nhắc lại lời lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong phát biểu ở thủ đô nước Pháp gần đây, tuyệt đối không có ý ám chỉ nhân dân lao động Trung Quốc.
Ông Tập nói đại ý: “Trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược”, vậy họ có gen gì, đâu là gen trội và đâu là gen lặn? 

Gen đại Hán
Ngày xưa, các hoàng đế Trung Hoa coi các dân tộc láng giềng là man di mọi rợ, là đối tượng cần phải chinh phục. Ngày nay, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, tại diễn đàn khu vực năm 2010 đã cao giọng với các nước Asean: “Có một sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta, Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”. 
Các nước “nhỏ hơn” ấy bao gồm Việt Nam, Indonexia, Singapore…, đặc biệt là Singapore, nơi có tới 75% dân số là người Hoa, thế có nghĩa dù là người Hoa nhưng không nghe theo chính quốc, dù có là quốc gia phát triển đến mấy vẫn bị coi là nhược tiểu, là đối tượng phải bị chinh phục. 
Sự việc biểu tình ở Bình Dương đã được Bắc Kinh triệt để lợi dụng, chẳng thế mà họ sẵn sàng cho “đồng bào Đài Loan” nhập cảnh vào Trung Quốc, họ rất thương “đồng bào Đài Loan” trong khi toàn bộ hòn đảo này đã nằm trong tầm ngắm của hàng nghìn tên lửa từ Trung Quốc đại lục. 
Theo một nguồn tin tình báo Mỹ hơn 1.000 tên lửa DF-15 đã được triển khai tại tỉnh Phúc Kiến, đặt toàn bộ Đài Loan vào trong tầm bắn của nó.


Người gốc Hoa ở hải ngoại đang bị giới lãnh đạo Bắc Kinh biến thành quân cờ trên bàn cờ chính trị bá quyền, lúc thì họ là “đồng bào yêu quý”, lúc thì họ là những kẻ mất gốc mà Singapore chỉ là một trường hợp minh họa. Còn với những người Hoa đại lục, hãy nghe  Hồ Tiến Tích - Tổng biên tập báo Hoàn Cầu viết về người lính Trung Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979: “Người ta chọn ra một đội cảm tử quân để biểu thị quyết tâm, sau đó tập trung tất cả vào một căn phòng lớn. Tại đây, có các binh sĩ đông gấp đôi tổ "cảm tử quân" canh chừng họ, sợ những "cảm tử quân" này sẽ bỏ chạy". 

Ngày nay nhìn những hàng lính Trung Quốc quân phục chỉnh tề, miệng mở rộng hết cỡ hô khẩu hiệu, không ít người cảm thấy choáng váng. Chỉ có điều, thế giới không ai là không biết ít nhất 70% binh lính Trung Quốc là con một, Mạnh Tử nói: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Trong ba tội bất hiếu, không có con nối dõi là tội lớn nhất), liệu trong đám “kiêu binh con một” ấy bao nhiêu người sẽ tự nguyện vào “đội cảm tử” như Hồ Tiến Tích mô tả? 

Kích động tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, chính là cách mà giới lãnh đạo Bắc Kinh hy vọng sẽ có được một đội quân cảm tử, thực chất họ luôn coi dân là “những con chuột bạch” trong mưu đồ xưng bá với hy vọng sẽ được lưu danh thiên cổ. Những sự phản đối, những quan điểm trái chiều luôn bị đàn áp dã man bất kể là nguyên soái khai quốc công thần hay học sinh, sinh viên. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc như người Tạng trên cao nguyên Thanh Tạng, người Hồi ở Tân Cương… luôn là đối tượng trong chính sách Hán hóa. 

Một người Hồi ở Mỹ đã phát biểu: “Chính quyền Trung Quốc không tạo ra công ăn việc làm cho người Uighur (người Hồi). Chính quyền Trung Quốc chỉ tạo công ăn việc làm cho người Hán đến đây định cư”. Chính sách chia để trị được áp dụng triệt để khi 60% dân số Tân Cương là người Hồi, 40% là người Hán, nhưng quan chức đại đa số là người Hán. 

Những người đã đưa đất nước Trung Hoa từ chỗ chết đói mấy chục triệu người trong “đại nhảy vọt” đến một nước Trung Hoa hùng mạnh ngày nay có công to lớn với dân tộc họ. Nhưng nhân loại từ Á sang Âu đang chuyển từ ngạc nhiên sang lo ngại, trước hết là lo ngại về sự ổn định của đất nước hơn một tỷ dân khi mà lần đầu tiên kể từ năm 1949, Trung Quốc phải tiến hành một chiến dịch mà họ gọi là “chống khủng bố”. Đánh mất lòng tin với chính nhân dân mình làm sao giới lãnh đạo Trung Quốc có thể gây dựng lòng tin với láng giềng, với thế giới?

Gen bành trướng
Bên cạnh các cuộc chiến tranh tàn khốc xâm chiếm lãnh thổ lân bang, còn một cuộc xâm chiếm khác nhẹ nhàng, ít gây xáo động nhưng hiệu quả vô cùng to lớn ấy là di dân đến các quốc gia khác và truyền bá văn hóa Trung Hoa, điều này đã được người Trung Quốc thực hiện một cách âm thầm qua nhiều thế kỷ. Có một lời giáo huấn mới nghe tưởng chừng nghịch lý: “Những người Hoa ra nước ngoài, không trở về tổ quốc là yêu nước”. Sự thật là chính nhờ chủ thuyết đó, tại nhiều quốc gia đã hình thành nhan nhản các phố người Hoa, thậm chí là cả một quốc gia mà người Hoa chiếm đa số như Singapore. 

Sử sách còn ghi lại chuyện vua Đường gả công chúa Văn Thành cho vua nước Thổ Phồn (Tây Tạng ngày nay). Đoàn tùy tùng mà công chúa Văn Thành mang theo đông hàng nghìn người. Người Tạng mơ màng về một mối giao hảo, một nền hòa bình giữa hai quốc gia nên không phòng bị, ba mươi năm sau họ mới giật mình tỉnh ngộ khi nhà Đường đưa quân tiến đánh Thổ Phồn, mặc dù, khi đó công chúa Văn Thành vẫn còn là đệ nhị hoàng hậu của nước này.

Ở Việt Nam, câu chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy có thể không tìm được các chứng cứ minh định song có một điều chắc chắn, rằng tổ tiên người Việt đã nhắc nhở con cháu đừng bao giờ tin vào những gì mà người Trung Quốc nói, dù là công chúa như Văn Thành, con quan như Trọng Thủy hay dân thường thì rốt cuộc họ vẫn chỉ là con tốt được gí sang sông, sống chết không biết lúc nào. 

Một lần về thăm đền vua Đinh ở Ninh Bình, người viết đã được cụ già trông nom đền giải nghĩa bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (北 門 鎖 鑰) ngay trên cổng vào đền thờ, bốn chữ đại tự ấy như lời vua dặn con cháu phải luôn cảnh giác với kẻ thù phương Bắc, cái cửa hướng Bắc (Bắc môn) phải luôn được rào dậu kỹ lưỡng (tỏa thược). 

Mấy chục năm trước, người Việt truyền khẩu một câu chuyện, có một thời ở Mục Nam Quan bên kia biên giới người ta dựng bức tượng “lãnh tụ vĩ đại” tay chống nạnh, tay chỉ về phương Nam, không biết ngầm ý đe dọa hay là chỉ hướng tấn công cho các “đạo quân xà cạp”. Để đáp lại, bên này biên giới, người Việt cho xây một bức tường, trên tường kẻ dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chắn ngang tầm chỉ của bức tượng. Sau đó bên kia biên giới người ta phải phá bức tượng đi.

 Dòng chữ “Bắc môn tỏa thược” trên cổng đền vua Đinh 

Gen xảo trá
Xảo trá, đổi trắng thay đen có lẽ là gen trội nhất trong các gen mà Bắc Kinh được thừa hưởng. Gen này được di truyền suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, nó tạo cho giới cầm quyền một công cụ nhằm đánh lừa dư luận thế giới và cũng là để đánh lừa chính nhân dân các dân tộc Trung Quốc. 
  
Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du mắc mưu Gia Cát Lượng tức đến nỗi hộc máu mà chết. Gia Cát Lượng tỉnh bơ đến đám tang Chu Du, lại còn khóc lóc thảm thiết tỏ vẻ thương tiếc, người Trung Quốc đời sau lập miếu thờ Gia Cát, ca ngợi là bậc đại trí mặc dù cả cuộc đời Gia Cát luôn là những trận chiến giết hại không biết bao dân lành.

Tính chất xảo trá của giới cầm quyền Trung Quốc từ thời các hoàng đế cho đến thời các “đồng chí” không có gì thay đổi. Chẳng thế mà tại đối thoại tại Shangri-la vừa qua, tướng Vương Quán Trung - Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nói: “Trung Quốc không bao giờ là bên châm ngòi cho các rắc rối tại Biển Đông”. Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Tại vùng biển liên quan, tàu thuyền của Trung Quốc chỉ là bên phòng ngự, còn tàu thuyền phía Việt Nam là bên tấn công…”. 

Thử hỏi nếu khai thác dầu tại vùng biển chủ quyền của Trung Quốc hoặc vùng biển quốc tế liệu Bắc Kinh có phải đem hàng trăm tàu chiến, máy bay canh chừng, bảo vệ không? Lu loa có  chứng cứ chứng minh chủ quyền ở biển Đông hàng mấy nghìn năm qua nhưng lại không dám ra tòa án quốc tế, thực chất đó không phải là cách hành xử của kẻ có chính nghĩa. Đó chỉ có thể là cách hành xử thiếu tự tin của những kẻ đang ngộ nhận là quốc gia ở vị trí trung tâm của thế giới.

Gen văn hóa
Đây là loại gen mà các học giả quốc tế đang cố tìm hiểu tại sao nó lại biến mất ở thế hệ lãnh đạo và đa số trí thức Trung Quốc hiện tại. Không ai phủ nhận Trung Hoa là đất nước có nền văn minh rực rỡ trong quá khứ nhưng tại sao người Trung Quốc hiện nay lại bị nhân loại nhìn nhận một cách rất tiêu cực?  Phải chăng “gen văn hóa Trung Hoa” đã trở thành gen lặn với thế hệ hiện tại? 
Hãy xem nhận xét của một học giả: “Rất nhiều lần trong cuộc đối thoại Shangri-la, người điều hành phiên họp đã phải ngăn hoặc cố gắng ngăn các câu hỏi khiếm nhã và hung hăng mà các thành viên đoàn Trung Quốc đưa ra đối với các diễn giả”. Không chỉ có thế, người ta đã phải đặt câu hỏi: “Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc”.

Người dân lao động Trung Quốc vốn cần cù, hiền lành đang bị giới tinh hoa của nước này tìm cách “biến đổi gen”, họ đang thực sự trở thành AQ khi sẵn sàng vứt ra sông Hoàng Phố hàng vạn con lợn chết vì nhiễm bệnh, họ đang đầu độc chính con cháu họ bằng sữa có nhiễm hóa chất công nghiệp melemine, trên tất cả họ đang đầu độc thế giới bằng những thứ hàng nhiễm chất độc như quần áo, đồ chơi trẻ em, hoa quả, thực phẩm… Sông Mê Kông, con sông nuôi sống bao nhiêu triệu người của bốn quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam cũng đang bị người Trung Quốc bức tử.
Phải chăng nét văn hóa duy nhất mà Trung Quốc mong muốn là Trung Quốc trở thành thiên triều của toàn nhân loại, chỉ cần người Trung Quốc sống, nhân loại chết hết cũng không sao?

Để tránh ảo tưởng về một quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải cởi cái giây tự buộc ở tay mình, phải cho nhân dân, nhất là lớp con cháu nhận diện người hàng xóm phương Bắc với bản chất thâm căn cố đế của họ. Hòa bình không bao giờ có với kẻ yếu, nhất là khi phải sống bên cạnh một kẻ có dòng máu xâm lược cha truyền con nối.
Muốn sống trong hòa bình, bên cạnh lòng yêu nước cần phải có thanh gươm sắc
                                              ( Theo giáo dục VN )

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Hành động ngay!



Phó giáo sư, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật Và Phát Triển ở Hà Nội (VUSTA).


Hành động hòa bình\

Hành động ngay lập tức còn mang lại cho chính phủ nhiều điều lợi hơn, là khẳng định của phó giáo sư tiến sĩ kiêm luật sư Hoàng Ngọc Giao, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật Và Phát Triển (VUSTA) ở Hà Nội, trong bài trả lời phỏng vấn do PV thực hiện. Trước hết Ông cho biết:

LS Hoàng Ngọc Giao: Trước hiện trạng Trung Quốc càng ngày càng thô bạo và dùng vũ lực trên hiện trường thực địa, càng ngày càng trắng trợn vu khống vu cáo trên trường quốc tế kể cả ra Liên Hiệp Quốc mà phía mình hiện chưa có hành động gì thì đúng là ở địa vị người dân cảm thấy rất bế tắc, không biết rồi lãnh đạo sẽ quyết như thế nào.
Tất nhiên hành động ở đây là hành động hòa bình và bằng những biện pháp chính trị, ngoại giao hoặc pháp lý, những hành động cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố.

PV: Trong tư cách một chuyên gia về Công Pháp Quốc Tế, thưa luật sư Hoàng Ngọc Giao, những việc cần làm ngay tức khắc trong thời điểm này là gì?
LS Hoàng Ngọc Giao: Thứ nhất, về mặt chính trị ngoại giao, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xem xét vấn đề này, phải ra nghị quyết về hành vi dùng vũ lực của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là trái với qui định của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Với tư cách là thành viên Việt Nam có quyền đệ đơn để Hội Đồng Bảo An xem xét việc Trung Quốc đang có hành vi đe dọa an ninh và hòa bình ở khu vực Đông Nam Á.

PV: Thưa ông, trường hợp này sẽ bị phủ quyết bởi Trung Quốc, một trong năm quốc gia thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc?
LS Hoàng Ngọc Giao: Tất nhiên chúng ta biết Trung Quốc có thể veto, phủ quyết, nhưng việc mà Việt Nam đưa ra yêu cầu như vậy và nó được đưa vào chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An cũng là một thắng lợi lớn của Việt Nam. Tại Hội Đồng Bảo An còn 14 quốc gia khác, nếu tính rằng Trung Quốc có thể veto, nếu tính rằng Nga không dám lên tiếng vì còn đang có lợi ích với Trung Quốc, thì còn Anh – Mỹ – Pháp là những thành viên thường trực và các nước thành viên không thường trực khác. Người ta sẽ nhìn nhận cái công lý ở đây như thế nào, cái này là hành động mà Việt Nam cần phải làm ngay.
Nếu chưa khởi kiện được ngay thì Việt Nam cũng có thể đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xem xét vấn đề về các yêu sách chủ quyền ở biển Đông của Việt Nam cũng như của các nước liên quan, đề nghị Hội Đồng Bảo An trưng cầu ý kiến, tư vấn cái gọi là legal opinion (quan điểm pháp lý) của Tòa Án Công Lý Quốc Tế. Hội Đồng Bảo An hoàn toàn có thẩm quyền làm việc này mà không cần phải câu chuyện giải quyết tranh chấp. Và nếu Hội Đồng Bảo An làm được việc là yêu cầu Tòa Công Lý Quốc Tế ra một cái legal opinion (quan điểm pháp lý) về vấn đề chủ quyền ở biển Đông thì theo tôi việc này cũng rất thuận lợi cho Việt Nam.

PV: Thưa câu hỏi tiếp là nếu Trung Quốc vẫn phủ quyết chuyện vừa nói thì sao?
LS Hoàng Ngọc Giao: Theo hiến chương Liên Hiệp Quốc thì chúng ta biết chỉ những vấn đề đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế thì mới biểu quyết và có sự đồng thuận của năm ủy viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, có nghĩa là lúc đó Trung Quốc được dùng quyền phủ quyết. Còn trong trường hợp này, đây không phải là vấn đề liên quan đến an ninh hòa bình mà là vấn đề lấy ý kiến tư vấn của Tòa Án Công Lý Quốc Tế. Với nội dung đó thì không nhất thiết phải có sự đồng thuận của cả năm ủy viên thường trực mà chỉ cần đa số là có thể thông qua được quyết định đưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế để lấy ý kiến về tư vấn pháp lý thì cũng đã là một thắng lợi rất tốt rồi.


Thời điểm rất thuận lợi

PV: Đó là phương cách đấu tranh về chính trị, ngoại giao và pháp lý mà ông cho rằng nếu thực hiện được ngay thì chính phủ Việt Nam sẽ có lợi?
LS Hoàng Ngọc Giao: Nếu chính phủ Việt Nam cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị thì cần quyết định ngay bởi vì đây là thời điểm rất thuận lợi cho Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Cái thứ nhất là sự ủng hộ của quốc tế về chính nghĩa đối với Việt Nam có thể nói rất rõ ràng. Cái thứ hai, lòng dân trong nước mong muốn khởi kiện ngay. Có hành động pháp lý là có lợi cho chính phủ và nhà nước để khẳng định niềm tin của nhân dân trong việc chính phủ và nhà nước kiên quyết bảo vệ chủ quyền tổ quốc. Tăng thêm niềm tin của dân đối với nhà nước thì cái này có lợi cho chính phủ.
Cái thứ ba nữa, việc khởi kiện ngay còn một ý nghĩa rất quan trọng, đó là khẳng định cho thế giới và quốc tế biết trong các tuyên bố của chính phủ Việt Nam rằng Việt Nam đầy đủ căn cứ về lịch sử và pháp lý thì bây giờ chúng ta thực hiện bằng hành động khởi kiện để khẳng định rằng chúng ta đầy đủ căn cứ cho nên chúng ta thách thức Trung Quốc và các cơ quan tài phán quốc tế. Trung Quốc từ chối thì thế giới người ta sẽ nghi ngờ tất cả các yêu sách của Trung Quốc.
Cái thứ hai là Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển cũng là một địa chỉ mà chúng ta khởi kiện. Cái thứ ba, như Philippines đang làm, là Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Hague. Công cụ pháp lý là chúng ta có, cho nên chính phủ Việt Nam phải quyết định khẩn trương và đúng thời điểm hiện nay.

PV: Còn nếu chần chờ và để chậm đi cơ hội thì điều bất lợi gì sẽ xảy ra thưa ông?
LS Hoàng Ngọc Giao: Nếu để chậm đi thì ở đây câu chuyện nguy hiểm là thế này: Trung Quốc theo ý đồ họ tuyên bố có thể tháng Tám này họ rút. Họ rút theo kế hoạch và họ sẽ tuyên truyền là biển của tôi thì tôi vào, tôi làm. Họ rút được như thế thì lần sau họ lại vào nữa. Nếu chúng ta khởi kiện từ bây giờ thì nó còn thêm một ý nghĩa nữa là hành động pháp lý của chúng ta sẽ làm cho Trung Quốc, ở những bước xâm lấn tiếp theo, phải chùn tay trước công luận quốc tế. Còn nếu chúng ta không làm gì thì rất dễ dàng đối với họ vào rồi ra. Thậm chí vào một lần xong sau đó lại đẩy sâu xuống phía Nam, đồng thời với nó là câu chuyện ở Gạc Ma họ còn phát triển mạnh hơn nữa.
Theo tôi, liên quan đến câu chuyện ở Gạc Ma thì chính phủ Việt Nam phải ra tuyên bố ngay bây giờ. Việt Nam luôn khẳng định Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam yêu cầu về chủ quyền. Bây giờ ở Gạc Ma, Trung Quốc đã tổ chức san lấp cát để xây dựng các căn cứ. Điều này trái với cả DOC và tuyên bố chung với ASEAN về hành vi ứng xử là không thể nào mở rộng tất cả những cái đó để làm xấu đi tình hình. Trung Quốc đang làm việc đó cho nên ngay bây giờ chính phủ Việt Nam cần phải có một tuyên bố rõ rệt để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Gạc Ma. Cái chính là phải làm sao buộc họ chấp nhận theo đúng luật quốc tế rút giàn khoan đi.

PV: Còn về Công hàm Ngoại giao của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà Trung Quốc luôn cho rằng đây là “bằng chứng” thì sao thưa ông?
LS Hoàng Ngọc Giao: Về giá trị pháp lý của công hàm hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký hồi năm 1958 thì Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ra một số tuyên bố giải thích. Theo tôi hành động cần làm ngay bây giờ là Quốc Hội phải ra một nghị quyết để vô giá trị cái công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng đi. Thẩm quyền của quốc hội là hoàn toàn có thể bãi bỏ những văn bản nào không phù hợp. Ngay bây giờ Quốc Hội Việt Nam cần phải có một văn bản một nghị quyết để vô giá trị công hàn năm 1958 và có căn cứ đầy đủ trong đó. Việc đó cũng cần phải làm ngay.

PV: Xin cảm ơn thời giờ của chuyên gia luật quốc tế, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao.


Nguyễn Thành An (Tổng Hợp)
Theo nguyentandung.org

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

"Nhị độ" Song Thu

    Một lần Song Thu Vũ nhận được thư mời kết bạn của Song Thu Nguyễn Vũ. Hai người "đi lại" với nhau khá ăn ý. ST Nguyễn Vũ- nguyên là cô giáo dạy văn quê Hưng Yên- mộc mạc mà hóm hỉnh, cá tính... ST Vũ mến bạn... Nhưng một dạo mải "bám biển" rồi tắm biển, lơ là thăm hỏi.  Bị ST Nguyễn Vũ trách yêu ... ST Vũ  liền tức tốc đến thăm và "đền" bạn một bài  họa "lả lướt" làm lành. Nay post lên cho vui cửa vui nhà nhé!                                          


   Bài của Song Thu Nguyễn Vũ 
                                                                         Nguyễn Vũ Song Thu

Vui sống cõi đời

              ( Họa nguyên vận bài: NHÂN TÌNH THẾ THÁI của Phạm Khắc Uyên)


Là thực chứ sao ảo cõi đời
Núi non trùng điệp với xa khơi
Ngao du ngàn buổi chưa hề chán
Thưởng ngoạn trăm năm chẳng nỡ dời
Dõi mắt thân thương trông vạn nẻo
Trải lòng ưu ái tới muôn nơi
Nếu ban cuộc sống ngàn năm tuổi
Ta nguyện dâng hương tạ Phật Trời          
12-6-2014
          




Song Thu Vũ họa  làm lành



 Nếu được thong dong giữa đất trời
Cưỡi mây níu gió hòa biển khơi
Gặp gỡ em yêu hằng mong đợi
Lả lướt đôi tay mãi chẳng rời...
Tung cánh bay xa cùng vạn giới
Cầm thơ tha thẩn đến muôn nơi
Đặt bút nhẩn nha vần thơ mới
Cùng ai dạo bước khắp đất trời!



 Song Thu Nguyễn Vũ đáp lời


Chị " đồng danh" lãng mạn ghê
Còn mong níu gió hòa về biển khơi
Gặp người trông đợi xa xôi
Tay trong tay chẳng muốn rời sướng không
Vui cùng trời đất mênh mông
Nhẩn nha thơ phú thong dong giữa đời
Như là lạc chốn bồng lai
Cõi trần như thế hỏi ai sánh tày?



Nhận xét của nhà thơ Nhã My:

HAI SONG THU MỘT Ý THƠ
CÙNG NHAU GÓP VẬN CÕI MƠ TUYỆT VỜI!

Nhị Song Thu xin cám ơn NM !

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Cuối tuần: Kể chuyện Lăng Cô



 


...Sau những cung đường đèo Hải Vân uốn lượn đến rợn tóc gáy, Lăng Cô “ mở òa” trong tầm mắt với màu biển xanh lơ, bãi cát vàng thoai thoải, những mái nhà ngói đỏ nổi bần bật giữa làn sương mỏng manh của vịnh biển gần ban trưa, thuyền câu nhấp nhô, và tiếng sóng vỗ vách đá chưa bao giờ mạnh mẽ, quyến rũ như thế....
 ...Nằm lọt thỏm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, Lăng Cô sở hữu dãy cồn cát tuyệt đẹp dưới những tán cây xanh mướt bốn mùa. Đến Lăng Cô vào mùa nào cũng sẽ có những điều hấp dẫn riêng. Mùa hè, Lăng Cô là thiên đường tránh nắng, bầu không khí dịu mát nhờ biển xua tan cái nắng rát, tưởng chừng những giọt nước li ti hòa lẫn vào không gian...

Đọc bài viết trên mạng về Lăng Cô, gia đình ST quyết định chọn Langco beach resort  là nơi nghỉ dưỡng trong kỳ hè này! Quả thật biển Lăng Cô đẹp, sạch, thích hợp với kỳ nghỉ dài ngày của những người yêu thiên nhiên, không xa hoa mà vẫn đủ đầy...

Bình minh Lăng Cô


  Khi mặt trời chưa mọc...Bên phải là Đèo Hải Vân...Bên kia dãy núi là Đà Nẵng. Bãi biển này được coi là một trong những biển sạch nhất của  VN đấy!


 Săn chụp ảnh mặt trời mọc là một trong những thú vui của ST và nhiều người khác ... Mặt trời đã mọc lên kìa, có vẻ " chàng "chả ngái ngủ tí nào nhỉ ...



Đã ngập nắng!


Bạn sẽ bảo: biển nào chả giống biển nào, cũng cát, cũng núi chạy ra biển, cũng cây dừa... thế thôi. Nhưng bờ biển LangCo nước trong vắt. Nếu bạn bơi và mở mắt ngắm đáy biển thì thật là kỳ thú. Nắng xuyên đến đáy. Cát vàng đến lạ...Và những chú cá con ngoe nguẩy cái đuôi bé xíu...
Buổi sáng bạn có thể lấy chai ra múc nước biển về cho con cháu súc miệng mà không lo lắng gì!  


 Langco beach resort

Langco beach resort mang đậm chất kiến trúc Huế...Mái cong, gỗ gụ...Phòng ốc rộng, cây xanh phủ rợp lối đi và vây quanh nhà nghỉ. Bạn sẽ thấy  được tách khỏi cái ồn ào của thành phố... được sống ở nơi thôn dã quê nhà... 

                             
Nơi đón khách







Bufe ngoài trời


Con gái ST sắng nắng chọn bằng được hai phòng sát biển để tận hưởng không gian và hứng gió mát...Và ngôi nhà đó đây nè : 







 Thích nhất là ngoài sảnh rộng ,có bàn để ngồi chơi, uống trà hoặc ăn nhẹ ... 



  Ngắm biển qua kẽ lá




 Buổi sáng thức dậy sớm, tắm biển.  Về nhà, trong lúc đợi con cháu, có thể tranh thủ lướt mạng cùng gió và nắng...


Bây giờ cháu gái yêu đã sẵn sàng rồi...



( Đi thôi! Đi đâu nhỉ?...Xin mời xem tiếp kỳ sau nhé! )