Trang

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Chầm chậm đọc và chiêm nghiệm: Người đại khí phách...








Người đại khí phách sẽ có đại phúc khí


Đừng để ý người khác nhìn gì và nói gì ở sau lưng bạn, bởi vì những lời nói đó không thể thay đổi được sự thật, nhưng lại có thể làm rối loạn tâm trí bạn.
Một khi tâm trí đã loạn, tất cả mọi thứ sẽ đều rối loạn theo. Người hiểu bạn, không cần phải giải thích họ cũng hiểu; người đã không hiểu bạn càng không cần bạn đi giải thích, có giải thích cũng bằng không; Bởi vì thức đêm mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người dài sâu, sống lâu không nhất định là tăng thêm thân tình, nhưng nhất định nhìn rõ tâm người.
Người quý ở đại khí, phải học được để tự nói với chính mình. Đồng thời hãy tin rằng, người thật sự hiểu bạn, tuyệt sẽ không bởi vì cái này, cái kia có hay không có mà phủ định nghi ngờ bạn. Rèn luyện, nuôi dưỡng tốt đại khí chất của bạn, đại khí không phải là tính cách, nó là một dạng mê lực hấp dẫn của nhân cách con người.
Đại khí là khí chất, là khí độ của một người, là một dạng biểu hiện bên ngoài của thế giới nội tâm một người, là sức mạnh vô hình toát ra từ tổ hợp các tố chất của một người.
Đại khí không phải theo đến từ khi mới sinh ra, mà phải trải qua cuộc sống dần dần nuôi dưỡng thành khí khái chính trực, là một dạng ý thức có thần thái của một người đối với xã hội, đối với cuộc sống, là tính người bộc lộ tự nhiên, không thể giả vờ mà tạo ra được.
Người có đại khí nói năng rộng rãi thích hợp, giao tiếp lịch sự, xử thế hài hòa tự nhiên, thái độ sống ôn hòa, không vội vàng, không lười biếng, khi không nên ra tay thì ngây ngô như tượng, khi cần đụng tay làm là khiến người khác trố mắt kinh ngạc.
Người đại khí luôn nhìn nhận vấn đề ở một tầm cao hơn, làm cho người khác cảm thấy được đãi ngộ trọng vọng. Người đại khí giống như một cuốn sách hay khiến cho người rung động tâm can, không cẩu thả, nông nỗi bộp chộp, vô luận đứng từ góc độ nào mà nhìn đều sẽ không cảm thấy nhạt nhẽo vô vị, và một khi đã cầm lên đọc sẽ không muốn dừng lại, thu được ích lợi vô cùng.
Đại khí là một dạng nhường nhịn, không dễ dàng đem bản thân ra để thách thức gây sự hà hấn người khác.
Khí phách là một dạng tính cách đạm bạc giản dị, không tham cầu  công danh lợi lộc và xem chúng phù du như mây bay qua, trong tâm luôn tồn ngự ánh trăng sáng.
Dựng lập, cất mình lên đường đường chính chính, ngã xuống ngã thành tám nhánh, khi vấp ngã thất bại không than thân trách phận, không mãi ở đó gặm nhấm thất bại, biết tiến dừng đúng lúc, công thành rồi thì lui về giữ thân, khi đã từ bỏ quyền lợi thì không tơ hào do dự, khi theo đuổi thì ý chí bền bỉ, chưa đạt mục đích quyết không buông lơi.
Khí phách là làm cho người khác kính trọng chứ không phải là kính sợ.
Trung thành đối với bạn bè, hiếu thuận đối với cha mẹ. Đứng trên một độ cao nhất định nhưng không để người khác cảm giác thấy độ cao của bạn, như thế lại càng có thể dành được sự nhìn nhận đối xử đánh giá tốt của người khác.
Trầm lắng bản thân, suy nghĩ thấu đáo, không ngừng học hỏi, những việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ bạn có thể không làm tới được nhưng trong tâm luôn không lãng quên. Mở rộng tầm mắt, có thể vươn bao cao thì sẽ lên được cao bấy nhiêu, có thể bay cao bao xa thì sẽ đi được xa bấy nhiêu. Khí phách chính là con người bạn, rèn luyện tốt bản thân, nuôi dưỡng tốt đại căn khí của mình!
Đại khí là một dạng khiêm nhường. Nửa cái chai nước luôn ở trong bình lắc lư, người ít học thường hay huênh hoang; trong ba người cùng đi ắt sẽ có người là thầy của ta, đừng xem thường, đánh giá thấp bất cứ ai, từ trên thân người khác tìm ra điểm yếu và khuyết điểm của mình, không sùng bái bất kỳ một ai nhưng luôn học hỏi những điểm mạnh của người khác.
Đại khí là một dạng thái độ ứng xử. Khổng tử khi gặp Tề Cảnh Công mặt không đổi sắc vì đều là người thường, gặp người tài giỏi hiền đức như trông thấy người ngang hàng, mà không có gì phải sợ hãi trước bậc đức hạnh, tài năng. Luôn bảo trì nhân cách và tự trọng của mình.
Đại khí là một dạng cảnh giới, biển học vô bờ, từ chân trời tới góc biển lấy viền trời làm đường biên, núi cho dù có cao trèo lên tới đỉnh thì ta trên cao hơn cả đỉnh núi, đứng càng cao nhìn được càng xa!
Đại khí là một dạng tài phú. Luôn gắn chặt theo cùng với mình, không ai lấy đi được, bộc lộ ra ngoài sẽ luôn được mọi người tán dương khen ngợi, ẩn giấu đi giúp bạn ung dung lập thế.
Đại khí là một dạng tu dưỡng, có một độ thâm sâu. Người khác có thể không dò biết được nội tâm bạn bao sâu, nhưng vĩnh viễn không khiến người khác ôm giữ hoài nghi hay đối địch với bạn.
Làm được tới người đại căn khí chân chính rất khó, nếu như làm tới được thì chính là có đại nhân cách, đại độ lượng và đã là thành công rồi.
Theo Đại ký nguyên

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Hà nội gió bấc- Thơ Song Thu





Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về. Đường phố Hà nội lại xao xác đón gió đông trong biển hoa cúc họa mi đầu mùa...




                     

Hà nội gió bấc
(Cảm tác từ bức tranh về Hà Nội xưa và nhớ...)


Mình nhỏ xíu xui
giữa lòng Hà Nội
phố phơi mưa bụi
gió bấc heo may...

Mình tay nắm tay
mỉm cười trao gửi
Cây bàng nghiêng lay 
bung mầm lá mới...


 Cách xa vời vợi
gió bắc mưa nam
 Người đi người đợi
cây trút lá vàng...

......

Mùa này Hà nội  
 gió bấc cúc xanh
nghe bàng xao xác
 lại thầm nhớ anh...












Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Góc sức khỏe- Tìm hiểu y học Trung Hoa: Khám bệnh qua lưỡi

ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo > Sức Khỏe > Đông Y > Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa

Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa

(picsbyst/shutterstock)
(Ảnh: picsbyst/shutterstock)
Nghệ thuật chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa có lẽ là một trong những phương pháp thú vị nhất trong lĩnh vực của tôi. Chẩn đoán bệnh qua lưỡi không phải là phương pháp cổ xưa nhất, danh hiệu đó thuộc về bắt mạch, nhưng chẩn đoán bệnh qua lưỡi dường như nổi tiếng hơn.
Chẩn đoán bệnh qua lưỡi được áp dụng từ khoảng năm 1350, thời kì được xem là cận đại nếu so thời gian mà Y học Trung Hoa đã được ứng dụng.
Tôi nhận thấy chẩn đoán bệnh qua lưỡi đem đến rất nhiều thông tin; tôi biết được rất nhiều điều từ sức khỏe của bệnh nhân khi xem lưỡi của họ. Dĩ nhiên, hàng năm trời kinh nghiệm trong việc khám lưỡi khiến tôi đúc kết nhiều điều, nhưng trên thực tế, bạn có thể nhận biết rất nhiều về cơ thể chính mình bằng cách sử dụng những thông tin cơ bản trong bài viết này.
Rất nhiều thay đổi về tình trạng sức khỏe và sự cân bằng trong cơ thể của bạn có thể xuất hiện trên lưỡi. Ví dụ, hãy thè lưỡi ra, nếu bạn nhận thấy một lớp phủ dày, nhờn, bạn có lẽ đang có một vấn đề về tiêu hóa hoặc chẩn bị mắc một cơn cảm lạnh tồi tệ. Hãy cứ đọc tiếp để có thêm nhiều thông tin chi tiết về lớp phủ lưỡi của bạn và những dấu hiệu biểu thị khác.
Quảng cáo
Lưỡi là một công cụ chẩn đoán bệnh quan trọng trong Y học Trung Hoa bởi vì lưỡi là bộ phận duy nhất của cơ thể mà vừa là phần nội lẫn ngoại. Bời thế, lưỡi cung cấp một cánh cửa sổ ở bên ngoài để nhận biết những điều bên trong cơ thể.
Khám lưỡi thường bao gồm quan sát màu sắc, hình dạng, kích thước, và lớp phủ. Nói chung, lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng, không quá khô hoặc ướt, không quá mỏng hoặc sưng, và không có dấu răng hay đổi màu, và lớp phủ thì mỏng, trong, hoặc trắng nhạt.
Ý tưởng nhận biết về bên trong cơ thể bằng cách quan sát những dấu hiệu bên ngoài là một chủ đề phổ biến trong Y học Trung Hoa, điều này cũng có lý khi chúng ta nhớ rằng Y học cổ đại bắt đầu xuất hiện từ hàng ngàn năm về trước; khi mà máy chụp X-ray và MRI thậm chí còn chưa được tưởng tượng tới. Vậy nên, Y học Cổ truyền Trung Hoa đã phát triển rất nhiều kỹ thuật nhận biết bên trong cơ thể bằng cách quan sát và điều tra phần bên ngoài.
Dưới đây, tôi có thông tin chi tiết hơn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng khi bác sĩ khám lưỡi cho bạn, thì ông ấy hay bà ấy sẽ kết hợp tất cả những thông tin trên với nhau chứ không phải chỉ tập trung vào một khía cạnh của cơ thể.

3 phương pháp quan sát lưỡi cơ bản


(Jesse Kunerth/Shutterstock)
(Ảnh: Jesse Kunerth/Shutterstock)

1) Màu sắc của thân lưỡi

Màu sắc thân lưỡi có khác biệt rất lớn giữa người với người, nhưng nó cung cấp một bức tranh bao quát về tổng thể tình trạng sức khỏe của một người. Khi nào mà thân lưỡi chuyển từ màu hồng khỏe mạnh sang màu khác, điều này biểu thị rằng có một sự mất cân bằng đang tồn tại bên trong thân thể. Sau đây là những ví dụ phổ biến.
*Lưỡi đỏ biểu thị rằng có quá nhiều nhiệt trong cơ thể; lưỡi càng đỏ, thì bệnh càng có nhiều nhiệt nóng. Một số triệu chứng phổ biến của việc có nhiều nhiệt bao gồm: viêm sưng, đau nửa đầu, đổ mồ hôi đêm, và có xu hướng dễ nóng giận hoặc khó chịu, nhiễm trùng, đỏ mắt và da phát ban.
*Lưỡi nhợt nhạt biểu thị sự thiếu hụt khí và huyết hoặc có sự xuất hiện của hàn; lưỡi càng nhợt nhạt, thì sự thiếu hụt và hàn xuất hiện trong cơ thể càng trầm trọng. Những triệu chứng liên quan đến lưỡi nhợt nhạt là: suy nhược, thiếu máu (đặc biệt nếu đi kèm với khuôn mặt và môi nhợt nhạt), uể oải, và mệt mỏi.
*Lưỡi tím tượng trưng cho sự ứ tắc đâu đó trong cơ thể hoặc có thể là ứ tắc nhiều nơi. Hãy nghĩ đến sự ứ tắc như những vật cản trong cơ thể. Ví dụ, nếu một người có một cơn đau đầu gối tồi tệ, thì chất dịch, bao gồm máu, đang không chảy đúng cách trong khu vực đó làm cho đầu gối bị cả đau và sưng.
Sự ứ tắc không chỉ liên quan đến các cơn đau khớp. Chúng có thể liên quan đến những vấn đề về tuần hoàn máu, đau xúc cảm hoặc những sự khó chịu thể xác khác như đau ngực hoặc PMS. Nếu nó là một vấn đề phụ khoa, thì người phụ nữ thường xuyên có kinh nghiệt sẫm màu và máu vón cục trong chu kỳ hàng tháng của cô.

2) Hình dáng và kích thước của thân lưỡi

Hình dáng và kích thước sưng húp hoặc mỏng, có dấu răng? Đây là những dấu hiệu quan trọng để quan sát khi nhìn vào lưỡi. Hình dáng và kích thước của lưỡi cho thấy sự trao đổi chất dịch trong cơ thể.
*Lưỡi sưng biểu thị rằng sự thay đổi của các chất dịch trong thân thể đang không được diễn ra suôn sẻ. Bạn có thể thấy điều này ở người có vấn đề tiêu hóa; nếu lưỡi sưng và có màu tím, thì vấn đề thường ở tuần hoàn máu.
Lưỡi sưng thường kèm theo các dấu răng ở bên lưỡi. Điều này biểu thị một xu hướng mất ngủ và hoặc thậm chí là dòng chảy các chất dịch cơ thể đang gặp rất nhiều trở ngại.
*Lưỡi rất mỏng, ngắn có thể biểu thị sự khô và thiếu các chất dịch trong cơ thể. Thường khi một người phụ nữ đang trải qua chu kỳ mãn kinh thì lưỡi của họ thường trở nên khô cũng như đỏ hơn. Điều này xảy ra bởi vì trong thời gian đó máu ngưng chảy (máu cũng là một chất dịch), họ đang “nóng lên” – họ đang có một sự xung nhiệt đột ngột.

3) Lớp phủ lưỡi

Độ dày và màu sắc của lớp phủ lưỡi rất quan trọng cần chú ý.
*Lớp phủ lưỡi dày thường biểu thị một căn bệnh xâm nhập vào cơ thể từ môi trường bên ngoài, như là cúm, vi rút hoặc cảm lạnh. Nếu lớp phủ cực dày ở phần hướng về phía cuống lưỡi, thì đây thường là một vấn đề lâu dài.
*Lớp phủ lưỡi mỏng thường là do khô. Phụ nữ trong chu kỳ mãn kinh có thể có một lớp mỏng hoặc không có lớp phủ kèm theo thân lưỡi mỏng, đỏ bởi sự thay đổi hormone và sự cạn kiệt các chất lỏng.
Màu sắc của lớp phủ trên lưỡi còn cảnh báo bạn nhiều rối loạn khác.
*Lớp phủ dày màu trắng biểu thị các căn bệnh mang tính hàn. Ví dụ bao gồm mệt mỏi, phân lỏng hoặc đầy hơi, bệnh cảm với ớn lạnh và có đờm.
*Lớp phủ màu vàng biểu thị nhiệt. Vậy nếu một người mắc cơn cảm lạnh tồi tệ cộng với đau họng, ra mồ hôi, đờm vàng và sốt, bệnh của họ thường liên quan đến nhiệt.
*Lớp phủ màu xám, đen hiếm khi xuất hiện và biểu thị cho một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng; hãy gọi ngay cho bác sĩ y khoa của bạn.
Lớp phủ lưỡi thay đổi nhanh chóng hơn nhiều so với thân lưỡi. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng thức ăn và nước uống của bạn sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của lớp phủ lưỡi tạm thời, và rất dễ dàng nhận biết được những ai hút thuốc bởi lớp phủ màu vàng trên lưỡi họ.

Bạn có thể tham khảo bảng sau để biết được các vùng trên lưỡi có liên quan đến bộ phận nào.

(Antonio Guillem/shutterstock; jens almroth/epoch times/photo illustration)
(Ảnh: Antonio Guillem/shutterstock; jens almroth/epoch times/photo illustration)
Hãy sắp xếp các mảnh ghép này lại. Trên phần trước, chúng tôi đã giải thích về màu sắc của lưỡi. Nếu đầu lưỡi rất đỏ, thì đó là dấu hiệu của cảm xúc khó chịu.
Kết nối những thông tin này với các cơ quan trong cơ thể, chúng ta nhận thấy rằng màu đỏ càng đậm, thì những biến động xúc cảm càng mạnh. Bởi vì đầu lưỡi liên quan đến tim và trong trường hợp này (Theo Y học Trung Hoa), trái tim tượng trưng cho tình trạng hạnh phúc, khỏe mạnh của bạn.
Sau đây là một ví dụ khác: một cái lưỡi nhợt nhạt với một đường nứt nẻ ở thân lưỡi. Bởi vì thân lưỡi có liên quan đến dạ dày nên điều này biểu thị rằng đang có một sự rối loạn ở hệ tiêu hóa. Vết lõm càng sâu càng nghiêm trọng bao nhiêu thì tình trạng càng tồi tệ và mãn tính bấy nhiêu.
Điều này chỉ mới bắt đầu tiếp xúc với sự phức tạp của chẩn đoán bệnh qua lưỡi. Khi bạn kết hợp bản đồ của các cơ quan, màu sắc, hình dáng, kích thước và lớp phủ lưỡi chung với nhau thì có đến hàng trăm hoán vị.
Tôi hy vọng rằng bạn hiện giờ đã ấn tượng hơn với chiếc lưỡi của mình; nó thật sự rất tuyệt diệu! Lưỡi cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin khá lớn khi mà ta học được cách làm thế nào để quan sát những sự thay đổi trên lưỡi.


Jennifer Dubowsky, LAc, là một nhà châm cứu có chứng chỉ hành nghề tại vùng trung tâm Chicago, Illinois, kể từ năm 2002. Dubowsky lấy bằng cử nhân Khoa học tự nhiên lĩnh vực Khoa học đa ngành của Đại Học Illinois ở Chicago và bằng Thạc sĩ Khoa học tự nhiên lĩnh vực Y học dân tộc ở Đại học Châm cứu Tây Nam vùng Boulder, Colorado. Trong suốt quá trình học, Dubowsky cũng hoàn thành chương trình thực tập tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Cô đã nghiên cứu và có nhiều bài viết về Y học Trung Hoa và tổ chức những cuộc đàm luận về chủ đề này. Cô điều hành một trang blog rất nổi tiếng về sức khỏe và y học Trung Hoa trên trang blog Châm cứu Chicago. “Adventures in Chinese Medicine” là cuốn sách đầu tay của cô. Bạn có thể tìm đọc các bài viết của Dubowsky tại www.tcm007.com.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt nam, 20-11





Xin chân thành chúc mừng các nhà giáo, là các thày cô kính yêu, là các anh chị, bạn bè đồng nghiệp thân thương, nhân ngày nhà giáo Việt nam, 20-11.  



Cảm tạ








Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Tình ca trên cao nguyên đá- Thơ Song Thu



ST: Fb nhắc lại bài thơ đăng ngày này, 16-11,  năm ngoái. ST mang về đây mời mọi người đọc và thưởng thức món MÈN MÉN ( bánh cháo ngô của người Mông, Hà Giang ) nha!






Tình ca trên cao nguyên đá


Anh như đá cao nguyên lừng lững
Sắc lạnh lùng vẻ trần mặc phong ba
Em dịu dàng giác mạch hoa thơm phức
Ấm lạ lùng và hoang dại xôi xa

Anh dướn lên miền Cổng Trời cao ngất
Mây vón bông phơi trắng giữa trời xanh
Em cắm sâu rễ vào lòng đất
Hút giọng cười đọng hơi ấm tay anh...

Anh gửi khèn vọng vào rừng núi đá
Tung váy em lúc lắc rộn bước chân
Bánh em nướng hương nồng hoa cỏ lạ
Cho anh "khoèo" dẻo tiếng sáo xa ngân*

Em lẳng lặng chĩu vai gùi cái nắng
Bóng nghiêng nghiêng đổ xéo mặt đường cong
Anh ngạo nghễ thắng trên vai gùi sắn
Bóng hắt xiên in dấu áng mây hồng

 Mình say nhau thuở mút bầu mèn mén**
 Thủa cái tay vuốt lén núm măng tròn...
Nay lũi cũi dắt con cùng vượt núi
Xây bậc thang, phá đá... ruộng lên non


Hà Giang 11-2015


*  Trai người dân tộc Nùng, Hơ Mông giỏi múa khèn...với đôi chân dẻo quẹo...
**Món ăn của đồng bào dân tộc làm từ ngô núi. Nay thành đặc sản. Bầu sữa mẹ năm xưa, thơm mùi men mén... 




Song Thu, 11/2015

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Khúc trầm- thơ Song Thu


 Vừa đón cơn gió lạnh, trời âm u của tiết đông HN, lại phải tiễn đưa người bạn thân về nơi vĩnh hằng... Buồn quá ST viết vài dòng cho nguôi ngoai. Mời bạn bè chia sẻ cùng ạ...







Khúc trầm


Đã từng sải cánh ước mơ
Đã từng ghép những vần thơ ngọt ngào
Đã từng thổn thức lời yêu
Tung bay theo cánh gió diều ngân nga...


Thế rồi gió lạnh chiều qua
Thổi tung mái tóc cuốn tà áo bay
Thế rồi chợt tỉnh chợt say
...Biết là đã cạn những ngày trong veo!


Thôi đành trộn sáng vào chiều
Trộn hư vào thực... ngẫm điều gần xa
Khúc trầm lặng lẽ cùng ta
Cho yêu thương, cho nắng ấm
mà giọng ca
đượm buồn...


Kỷ niệm một ngày đầu đông, 11-1016
































Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Góc sức khỏe: Khí là gì?



Hãy chăm sóc tốt cho "khí" của bạn (Ảnh: Internet)

“Khí” là gì và chăm sóc ra sao?


Nhờ vào những người như tiến sĩ David Eisenberg, “khí” không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người ở phương Tây. Cuốn sách của ông với tựa đề “Những cuộc gặp gỡ với Khí” (Encounters With Qi) mô tả các trải nghiệm của ông – bác sĩ người Mỹ đầu tiên được phép tới Trung Quốc sau những nỗ lực của tổng thống Nixon nhằm mở rộng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.
Loạt phim truyền hình của Bill Moyer khám phá nghệ thuật trị liệu ở phương Đông cũng góp phần nâng cao nhận thức của phương Tây về khái niệm khí.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều người hỏi tôi, “Thực sự khí là gì?” Vâng, trong tiếng Trung, khí có nhiều ý nghĩa.

Vậy “khí” là gì?
Trước tiên, khí có nghĩa là năng lượng luân chuyển xung quanh chúng ta. Đối với các mùa khác nhau, sẽ có các loại khí khác nhau chiếm ưu thế. Ví dụ, mùa xuân có phong khí, mùa hè có hỏa khí, cuối mùa hè có thấp khí (khí ẩm), và táo khí (khô hanh) vào mùa thu. Vào mùa đông, chúng ta thường cảm thấy hàn khí (khí lạnh) .
Thứ hai, nó dùng để chỉ nguồn năng lượng bên trong cơ thể. Chúng ta có thể cảm nhận chúng. Máu và dịch lưu thông trong cơ thể dường như có gió đẩy chúng lưu chuyển vậy. Một vài người cảm thấy lạnh tứ chi, đôi khi họ phải mang tất khi đi ngủ.
Một số người cảm thấy nóng khi họ bị sốt, bốc hỏa khi mãn kinh, hay cảm thấy nóng sau khi hóa trị liệu ung thư vú và tuyền tiền liệt. Khi con người có nhiều thấp khí trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài là sưng khớp, một lớp mỡ dày phủ trên lưỡi, tiêu chảy, hoặc cảm thấy cơ thể nặng nề.
Thứ ba, khí có nghĩa là cảm xúc. Khi ai đó đang rất tức giận, chúng ta nói người này “khí giận xung lên tận trời” (nộ khí xung thiên), và khi người này rất hạnh phúc, chúng ta nói anh ấy đang “đắm mình trong không khí vui vẻ”. Thật vây, cảm xúc là một dạng năng lượng, và do đó là những hình thức của khí.
Thứ tư, khí có nghĩa là không khí. Khi con người thở, chúng ta nói họ hít khí vào và thở khí ra.
Thứ năm, khí có nghĩa là năng lượng duy trì chức năng của các cơ quan. Do đó, tim có khí tim, gan có khí gan, huyết có khí huyết, và hệ thống tiêu hóa cũng có khí của nó. Khi chúng lưu chuyển đúng hướng, đầy đủ và giữ tính cân bằng (giữa âm và dương), chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và tâm trí thanh tĩnh.

Rối l
oạn khí, suy khí
Khi khí bị rối loạn, cơ thể mắc bệnh và rối loạn chức năng. Ví dụ, khi khí di chuyển sai hướng và không kiểm soát được, mọi người có thể thấy buồn nôn, thở nông, hoặc nôn mửa, thở khò khè và ho.
Khi khí suy, mọi người sẽ gặp rắc rối trong việc kiểm soát ruột và bàng quang, hoặc các cơ quan bị lệch khỏi vị trí. Khi mất cân bằng khí, mọi người thường gặp mọi loại triệu chứng, bao gồm sốt, run, sưng khớp, đổ mồ hôi đêm, tăng huyết áp, trầm cảm, hưng cảm, hoặc kích động, lo lắng.
Khí lưu thông ở mọi nơi trong cơ thể từ ngoài đến trong; nó ở mọi nơi và cơ quan nào cũng có khí. Nó di chuyển trong các đường mà chúng ta gọi là kinh lạc. Cấu trúc của kinh lạc vẫn còn quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng cách sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại.
Nhưng tổ tiên của Trung y đã có phương pháp hoặc khả năng tự nhiên giúp hình dung và vẽ lại bản đồ mức năng lượng tồn tại trong cơ thể người. Họ phát hiện ra rằng nếu chúng ta có những đau khổ về tình cảm, năng lượng nội tại (bên trong) sẽ bị ảnh hưởng, làm khí bị tắc nghẽn và sai lạc.
Nếu trạng thái này không được điều chỉnh lại cho đúng, thì có thể gây tổn thương thêm bằng cách biến chứng thành cơn đau dữ dội, khối u, tắc động mạch, ung thư, hoặc những biến đổi thoái hóa… Như bạn có thể tưởng tượng, khí có thể bị tắc tại nhiều nơi trong cơ thể con người.
Khi thiếu khí, sẽ gây nên suy nhược, trao đổi chất chậm, lão hóa, và suy tạng. Và khi khí hoàn toàn cạn kiệt, chúng ta sẽ chết.

Chăm sóc khí

Vì vậy, để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, và làm chậm quá trình lão hóa, chúng ta phải “chăm sóc” khí thật tốt.
Có hai loại khí, một là di truyền từ cha mẹ tại thời điểm thụ thai. Đó gọi là khí tiên thiên, và chủ yếu được tàng trữ trong các kinh mạch thận. Khí tiên thiên được sử dụng trong sinh sản và sau đó truyền cho con cái. Loại thứ hai là khí hậu thiên, chủ yếu thu được từ thực phẩm và không khí, nhờ vào chức năng của kinh mạch của phổi và lá lách.
Để duy trì năng lượng trước khi sinh (tiên thiên), hãy bảo vệ, bảo tồn và bổ sung chúng hết mức có thể. Để duy trì năng lượng sau khi sinh (hậu thiên), nên có chế độ ăn lành mạnh và cân bằng, tránh ăn hoặc uống quá nhiều, ngủ và tập thể dục vừa phải. Hãy cân nhắc đến thiền định và tập môn khí công thích hợp. Kiểm soát cảm xúc ổn định là chìa khóa để giữ năng lượng lưu chuyển thông suốt.
Châm cứu có thể là công cụ hiệu quả giúp mở các kênh năng lượng, tạo điều kiện cho dòng năng lượng lưu thông, và cân băng thuộc tính năng lượng (giữa âm và dương) khi được sử dụng dựa trên đánh giá kỹ lưỡng, chính xác. Là công cụ mạnh mẽ tác động đến khí , châm cứu có tác dụng trên cả thể chất lẫn tinh thần. Thảo dược, khi được sử dụng đúng cách, có tác dụng rất tốt, đặc biệt là để bổ sung khí thiếu hụt.
Vì vậy bạn hãy tự hỏi bản thân, “Hôm nay mình đã chăm sóc khí tốt chưa?”

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Đức Tĩnh biên dịch
(Copy từ Văn đàn NNB)

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Chầm chậm đọc những câu nói ‘để đời’ của Victor Hugo



Victor Hugo và những câu nói ‘để đời’ của bậc thầy văn học Pháp


Victor Hugo và những câu nói ‘để đời’ của bậc thầy văn học Pháp

Chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp, nhà văn, nhà viết kịch theo chủ nghĩa lãng mạn Victor Hugo để lại cho hậu thế những tuyệt phẩm vĩ đại cùng những câu nói về tình yêu, cuộc đời đầy thấm đượm.



Nhà văn, nhà viết kịch, nhà thơ trữ tình lãng mạn Victor Hugo được xem là một trong những tác gia tiêu biểu nhất thế kỷ 19.
Như một người chép sử bằng thơ, kịch, phê bình văn học, tiểu thuyết, Victor  Hugo đã có công phản ánh trung thực những bước chuyển mình vĩ đại của lịch sử của đất nước.
Trong hơn 60 năm cầm bút sáng tác, ông đã viết nên 45 tác phẩm, trong đó có những cuốn được cả thế giới ngưỡng mộ...

Chân dung Victor Hugo
Chân dung Victor Hugo
Những tác phẩm vĩ đại của ông như “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris” đã đưa ông trở thành tiểu thuyết gia của công chúng.

Tuyệt phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo
Tuyệt phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris" của Victor Hugo
Những trải nghiệm cuộc đời sinh thời, những cảm nhận về tình yêu thương giữa con người đã khiến Victor Hugo có những câu nói mà đến tận hôm nay, hậu thế vẫn phải nghiêng mình học hỏi và suy ngẫm.
Cùng đọc và suy ngẫm những dòng suy tư về đời và người của tác gia vĩ đại Victor Hugo:
1. Niềm hạnh phúc lớn nhất đời là có thể tin chắc rằng mình được yêu. Được yêu vì chính con người thật của chúng ta. Bất chấp ta là ai.
Victor Hugo
Sinh ngày: 26/2/1802 - Mất ngày: 22/5/1885
Victor Hugo đã cống hiến lớn lao cho sự đổi mới thơ ca và sân khấu. Ông được người đương thời ngưỡng mộ nhưng cũng gây ra tranh cãi ở một số tác gia hiện đại.
Những lựa chọn mang tính đạo đức và chính trị của Victor Hugo, cùng với những kiệt tác văn học đã đưa ông trở thành gương mặt nổi bật của thời đại đó.
Khi qua đời, Victor Hugo được nhà nước cử lễ quốc tang và thi hài ông được đưa vào điện Panthéon, Paris, Pháp.
2. Tương Lai có rất nhiều nghĩa. Đối với kẻ hèn kém, Tương Lai là điều không thể làm được.
Đối với kẻ luôn sợ hãi, nó là Điều chưa biết tới. Còn đối với người dũng cảm, Tương lai chính là Cơ hội.
3. Sức mạnh của âm nhạc là tỏ bày được những điều thầm kín. Nó còn khiến chúng ta không thể lặng câm.
4. Tiếng cười là tia nắng xua tan đêm đông lạnh giá.
5. Thứ người đời thường thiếu là ý chí chứ không phải sức mạnh.
6. Lòng khoan dung là tôn giáo tuyệt vời nhất.
7. Khi phụ nữ nói, hãy lắng nghe điều nàng nói qua đôi mắt của nàng.
8. Dù anh có cố thế nào thì anh cũng không thể hủy diệt được hiện thân vĩnh hằng của trái tim – Hiện thân đó chính là Tình Yêu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
9. Bất hạnh làm nên con người. Giàu sang tạo ra quái vật.
10. Nhờ có sách, mà người khôn ngoan tìm thấy niềm an ủi lớn trong vũng nước cuộc đời.

Hình minh họa
Hình minh họa
11. Niềm tin thực sự rất cần thiết cho con người. Thật đau khổ cho ai sống mà không có niềm tin.
12. Địa ngục thông minh còn hơn thiên đường ngu ngốc.
13. Nếu là đá, hãy là nam châm. Nếu là cây, hãy là cây trinh nữ. Nếu là người, xin hãy dâng hiến cho tình yêu.
14. Không có đất nước nào nhỏ bé. Sự vĩ đại của một dân tộc không được quyết định bởi số người, cũng như sự vĩ đại của một người không được đo bằng chiều cao của anh ta.
15. Biểu hiện đầu tiên của một tình yêu chân thật ở người con trai là sự rụt rè, còn ở người con gái là sự táo bạo.
16. Tình yêu khiến người ta trẻ con hơn.