Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Thư dãn:Các nàng tiên trong chuyện thần thoại HY LẠP



.


Các nàng tiên trong tích Hy Lạp đều rất đẹp, và thường gắn liền với thiên nhiên, như tiên sông, tiên núi, tiên biển v.v… Nhiều học giả hiện đại cho rằng người Hy Lạp cổ quan niệm: phụ nữ là thứ rừng rú hoang dã, đàn ông là người văn minh, nên mới ghép hình ảnh các nàng tiên cho sông, cho núi. Phụ nữ còn nguy hiểm nữa – Pandora, người phụ nữ đầu tiên, đã phóng thích các tính cách xấu cũng như bệnh tật đến cho loài người – vì theo dân Hy Lạp thời đó, thiên nhiên là thứ rất nguy hiểm, không lường trước được. 
Trước hết, xin giới thiệu các nàng tiên ‘nước’, dính dáng tới sông ngòi, biển cả.

Tiên sông

Tiên sông có tên gọi chung là Naiades, sống ở vùng nước ngọt thay vì nước mặn. Tuổi thọ của một nàng Naiades tùy thuộc vào nhánh sông của nàng ấy, nếu nhánh sông của nàng mà cạn thì nàng sẽ chết  Naiades có 5 loại:

1. Pegaia (hoặc Pegae): là tiên suối (lớn), rất dễ thương nhưng vô cùng nguy hiểm. Ai mà sảy chân và lãnh địa của các nàng thì một đi không trở lại. Ví dụ điển hình là Hylas, bị các nàng bắt cóc mất tung tích.
Tác phẩm “Hylas và nàng tiên sông”, John William Waterhouse, 1893. William vẽ cảnh một nàng tiên sông phát hiện ra chàng Hylas đẹp trai đang ngủ trưa, không kìm được lòng, nàng tiên đã bắt cóc Hylas. 

Tác phẩm “Hylas và các nàng tiên sông” Waterhouse  năm 1896 .
Hylas đi múc nước cho người yêu thì bị các nàng tiên suôi bắt cóc!

2. Krinaia: 
Tiên thác, sống ở các thác nước, rất ít khi được nhắc đến trong tích.

3. Potameides: 
Tiên sông, sống tại sông lớn và các dòng suối (nhỏ). Các nàng Potameides còn được phân chia ra thành nhóm tùy theo vùng. Nổi bật nhất là nhóm Anigrides và Amnisiades.
Các nàng Anigrides sống ở sông Angridus của thành phố Elis. 
Tác phẩm “Artemis nghỉ ngơi sau khi đi săn”, Hendrick van Balen, khoảng nửa đầu thế kỷ 17. Vây quanh Artemis (khăn đỏ) chắc là các nàng Amnisiades. Lúc ngỉ ngơi như vậy thì Artemis rất hay gọi mấy nàng tiên Amnisiades ra để chăm sóc mình cũng như trông chừng vũ khí hay đàn chó.

Tác phẩm “Diana và các nàng tiên”, Willem van Mieris, hoàn tất năm 1702, hiện thuộc sở hữu của bảo tàng Rijksmuseum Twente. 
 Artemis (đội vương miện) trong bức này chắc cũng mới đi săn về, nữ thần được các nàng tiên chải tóc, rửa chân (hay làm móng?). Bao đựng cung tên của Artemis cũng được đem đi treo rất cẩn thận.

4. Limnades: tiên hồ, sống ở các hồ lớn 

5. Eleionomai: tiên đầm, sống ở đầm lầy.


Tiên biển

Tiên biển được gọi là Nereides. Có tổng cộng 50 Nereides tất cả, họ là con của thần biển Nereus và Doris – thuộc thế hệ Titans. Tính ra thì 50 Nereides là cháu của Titan Oceanus, nhưng sau khi Zeus nhốt các Titan xuống âm phủ thì họ được Poseidon ‘bảo kê’. Nổi tiếng nhất trong 50 nàng là Amphirite – người Poseidon chọn làm vợ. Biểu tượng của Nereides là cá heo.
Lưu ý: có một loại tiên biển nữa, tên là Haliai, nhưng các nàng này không thấy xuất hiện trong tích mà chỉ xuất hiện trong kịch của các nhà văn Hy Lạp cổ. 

Chiếc bình cổ, niên đại khoảng 425 hoặc 401 năm trước Công Nguyên, trên có vẽ hình các Nereides với cá heo.

 Tác phẩm “Nereides” do Gaston Bussiere vẽ nào năm 1902. Họa sĩ này hình như đọc rất kỹ tích, vì các nàng tiên của ông vừa đẹp, vừa mời mọc, vừa toát lên vẻ… nham hiểm lẫn nguy hiểm.

Tác phẩm “Tiên biển trói Andromeda vào mỏm đá”, Chasseriau Theodore, 1840. Theo tích về Andromeda , người đẹp này bị đem làm vật tế vì mẹ nàng dám nói rằng nàng đẹp hơn cả các Nereides. 

Tiên đại dương

Biển (sea) khác đại dương (Ocean) nhé, nên các nàng tiên sống ở đại dương (gọi là Oceanides) rất khác với các nàng Nereides. Có tất cả 3000 Oceanides (đông khiếp), họ là con của 2 Titans Tethys và Oceanus.
Tác phẩm “Oceanides” của Gustave Dore, 1860.

Tác phẩm “Các nàng tiên trong hang trú bão”, Sir Edward John Poynter, 1903. 

Vậy là các bạn biết thêm về các nàng tiên (nước) nhé, còn nhiều loại tiên rừng, tiên núi nữa, xin hẹn gặp lại ở kỳ sau!


ST biên tập lại từ Pha Lê