Trang

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Giếng đau- thơ ngắn Song Thu






Cỏ sũng mưa, trời sũng nước
Em sũng nỗi buồn
Kiếp trước ... nợ nần ai?


Hoa li ti, hoa nắng
Se nỗi niềm xa vắng
Sợi li ti...


Hoa hớp sương, hoa rụng
Ai hớp tình ai
Thơm lựng giọt sương mai?



Ph vng không màu
Ánh trăng không sc
Hay là mình nh nhau?




Lòng tựa giếng sâu, nước phẳng lặng
Ai nỡ buông gầu mà chẳng...biết 
Giếng đau?




Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Những tia sáng cuối ngày












Bộ Ảnh Nghệ Thuật “Rays of Light” của nhiếp ảnh gia Metin Demiralay người Thổ Nhĩ Kỳ
















Photos © Metin Demiralay


Ghét quá, cái quảng cáo này cứ nhảy vào bài! Làm sao xóa được đây?


Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Thơ tình Nhã My



                               
Nhã My trong một lần về thăm quê hương



ST: ST vừa được Nhã My- một nhà thơ nữ hiện sống ở WASHINGTON- gửi tặng tập thơ mới của chị-KHƠI XA. Đây là tập thơ tình gồm 99 bài thơ với nhiều cung bậc khác nhau của tình yêu lứa đôi. Khi là yêu thương da diết , khi giận hờn, chia ly... Tình yêu tuổi học trò rồi tình yêu khi tóc đã chớm sương...Bài nào cũng mang tâm sự, mang tính cách riêng của chị.
Không phải là nhà bình luận thơ, ST chỉ xin giới thiệu một vài bài mà ST thấy yêu thích. 
Cám ơn nhà thơ Nhã My rất nhiều!




Nhớ ai

Nhớ ai vàng phố tím người
Nhớ ai sợi nắng cuối trời buồn thiu
Nhớ ai thả mái tóc chiều
Bay trong giá lạnh ít nhiều luyến lưu
Nhớ ai cuối nẻo sương mù
Bóng theo ảo ảnh phù du cuộc tình
Nhớ ai ai có nhớ mình
Nụ hồng còn đó nguyên trinh khép hồn
Gió về lạnh buốt hòang hôn
Thổi không bay nổi bồn chồn tương tư.



Chia

Em về chia nửa dòng sông
Bờ lau lách cũ mênh mông gợi buồn
Mù sương áo nhuộm tà dương
Môi hồng chợt tắt cuối đường sót xa

Em chia phận mỏng chiều tà
Phôi pha sợi tóc ngày qua ngậm ngùi
Bao giờ góp nhặt nụ cười
Chia nhau thân phận một đời đắng cay?

Em chia giấc mộng tình dài
Nghiêng lòng riêng những u hoài tháng năm
Thôi rồi phương cũ xa xăm
Tiếc thương từ thủa âm thầm tiễn đưa.

Nhớ gì
Một cuộc tình xưa
Chia nhau kỷ niệm 
Cũng vừa
Mất nhau...




Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Ngày mai, 19-5






Cháu ngoại tại Đền Hùng

................................

Con dân nước Việt cùng nhau
Xây non sông thắm sắc màu Việt Nam

( Trích Linh khí Đền Hùng- Thơ Song Thu, 2011)

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Khiêu đèn. Thơ Duệ Mai






















Khêu đèn


Link cố định 25/04/2015@8h35, 380 lượt xem, viết bởi: nguyenduemai




Người đừng khêu bấc, dầu hao!
Thông phong ám khói, cháy vào tận tâm.
Lét leo, ngọn lửa vẫn ngầm
Mong manh, vẫn đủ soi thâm trầm đời.

Cái van điều chỉnh bên ngoài
Vặn to có ấm tay người được đâu...?
Chỉ làm đèn chóng cạn dầu
Và rồi đốm sáng nơi nhau lụi tàn!

Sao không cất giữ thời gian
Tinh khôi lặng lẽ dù man mác buồn?
Để cho một góc tâm hồn
Ở trong khuất lấp vẫn luôn sáng đèn?

***
Đã từng là bạn thân quen
Thì đừng thành lạ trong miền tâm giao...




Cảm ơn DM




Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Mưa rào đầu hạ- thơ Song Thu







Mưa rào đầu hạ 


Cơn khát
Mưa rào
Xôn xao xóm nhỏ
Nắng đỏ 
Mặt người
À ơi tiếng ru hời
Võng gió...

Cơn khát 
Mưa rào
Ồn ào đường phố
Lá đổ
Buị dày
Dăng dăng đầy
Chuông gió...

Cơn khát 
Mưa rào
Thì thào nôĩ nhớ
Đêm thở
Nồng nàn
Môi hé mở mơ màng 
Đón gió...

Ào ào 
mưa rào nghiêng đổ
Sạch bong đường phố
Mát rượi mặt người
Làm sao rũ được cơn khát trong tôi?
Hỏi cơn mưa đầu hạ  
Mưa chỉ cười...hạt lóc tróc rơi!

2011



Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Điện Biên- Xa mà hóa gần...


                


( tiếp theo kỳ trước)


Lần về Điện Biên này đoàn cựu binh  không thăm hết được các di tích của chiến dịch ĐBP nổi tiếng. Đoàn đã thăm một số nơi như đồi A1, cánh đồng Mường Thanh, nơi làm việc của bộ chỉ huy chiến dịch, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, hầm tướng Đờ Cát,  nghĩa trang liệt sĩ Điên Biên Phủ, bảo tàng Điện Biên ( mới khánh thành năm ngoái)...Đến đâu đoàn cũng được bố trí thăm quan và thuyết minh chu đáo.

Điện Biên xa thế mà hóa gần gũi thân thương...

Tiếc là máy của ST trục trặc nên chỉ ghi được một số hình ảnh dưới đây. Mời bạn bè cùng xem nha!       













Đường lên đỉnh đồi A1, hai bên là dặng cây báng súng, rất hay gặp khắp núi rừng Tây Bắc.


Hầm chỉ huy quân Pháp ở A1, vốn là một hầm rượu cũ, xây lại rất kiên cố.


.

Image result for di tích đồi a1                                 Image result for di tích đồi a1
Chiến hào của quân Pháp và chiếc xe tăng do Mỹ viện trợ bị bộ đội ta phá hủy ở A1. Bốn chiến sỹ đã hy sinh...




ST lưu luyến với cây hoa phượng canh hầm chỉ huy...



Mường Phăng- Nơi làm việc của bộ TCH chiến dịch là khu rừng âm u, nay đã bớt vẻ hoang sơ...

  
Image result for khu di tích lịch sử mường phăng       
Lán ở và làm việc của tướng V N Giáp          Nhà giao ban hàng ngày và hầm của tướng H V Thái




"Nụ cười chiến thắng" của người cựu binh...





                     





Hầm Đờ Cát






Thử chạm vào lịch sử...




Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ 






Toàn cảnh nhà tưởng niệm ở Nghĩa trang Liệt sĩ




Đằng sau cổng vào nghĩa trang



Thắp hương mộ  anh hùng QĐ Phan Đình Giót
( Nghĩa trang có 4 mộ ghi rõ tên của 4 anh hùng quân đội: Phan Đình Giót, 
Trần Can, Bế Văn Đàn và Tô vĩnh Diện,  còn lại hầu hết là các mộ vô danh... ) 


















Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi...và nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc ta, nhân dịp kỷ niệm chiến thắng ĐIỆN BIÊN PHỦ, 7-5... 


Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

SƠN LA, ĐIỆN BIÊN...Về thăm lại chiến trường xưa...




                                        















Dịp nghỉ lễ 30-4, và đón ngày kỷ niệm chiến thắng ĐBP, 7-5, ST theo đoàn cựu chiến binh của MK về thăm lại chiến trường Tây Bắc năm xưa. Đoàn có hơn 40 cụ, trong đó có một trung tướng, một thiếu tướng, bốn lính Điện Biên xưa, có cụ đã gầm 90 tuổi...Vượt quãng đường dài gần 1000 km đường núi  vòng vèo cua tay áo....4 đêm, 5 ngày...cả đoàn đi đến nơi về đến chốn bình yên và thu nhận nhiều điều bổ ích!
Xin chia sẻ một vài hình ảnh với bạn bè nhé...

Đi qua Mộc Châu, lên thẳng Sơn La, nắng đã đỉnh đầu nhưng thiếu tưởng trưởng đoàn vẫn quyết định đến thăm Nhà tù Sơn La rồi mới về khách sạn nghỉ ngơi...


   Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau cả, một khu đất cao trung tâm thị xã Sơn La, nơi án ngữ các ngả đường đi Hà Nội - Lai Châu - Tạ Bú. Từ đỉnh đồi Khau cả có thể nhìn bao quát toàn cảnh Thị xã Sơn La, và đặc biệt khu đồi này nằm độc lập và gần như tách biệt với vùng dân cư bên ngoài, vì vậy nó rất thuận lợi cho âm mưu của thực dân pháp xây dựng trung tâm giam cầm những người yêu nước Việt Nam tại đây.


 Ban đầu chỉ là một nhà tù nhỏ, sau năm 1930, lợi dụng vị trí, địa thế của Sơn La thực dân Pháp tiến hành mở rộng Nhà tù Sơn La nên gấp 3 lần so với ban đầu (Từ 500mlên 1700m2 )
Chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945, quân Pháp đã giam cầm, đầy ải 1.007 lượt chiến sĩ cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác.
Nhà tù này là nơi giam giữ những người cộng sản mà sau này đã trở thành các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như: Lê DuẩnTrường ChinhVăn Tiến DũngSong HàoXuân ThuỷTrần Huy LiệuNguyễn Cơ ThạchMai Chí ThọTrần Quốc HoànHoàng TùngHoàng Thế ThiệnTô Hiệu, Đỗ Nhuận …


Đây là một chứng tích về âm mưu thâm độc và tàn ác dã man của Thực Dân Pháp, đối với những người Cộng sản và những người yêu nước Việt Nam. Nó đã trở thành một trung tâm giam cầm và đày ải, tiêu hao dần lực lượng cách mạng Việt Nam trước năm 1945.  Nhưng vượt lên trên gông cùm, những cộng sản Việt Nam ở đây đã biến Nhà tù Đế Quốc thành trường học cách mạng, biến những bức tường đá lạnh lẽo của Nhà tù thành những viên gạch nồng ấm tình đồng chí, thành những tia sáng cách mạng tỏa ra khắp vùng núi rừng Tây Bắc. Chính vì vậy Nhà tù Sơn La đã trở thành chiếc nôi của cách mạng Việt Nam, đã đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ các chiến sỹ trung kiên cho Đảng, cho dân tộc.
          

Khi rút khỏi Sơn La thực dân Pháp đã phá hủy nhiều di tich trong nhà tù . Sau đó khi máy bay Mỹ ném bom thị xã thì di tích nhà tù lần nữa bị phá hoại...Đến nay chỉ còn một số di tích ngầm là nguyên vẹn và đang được tôn tạo lại.

Không thể kể hết sự độc ác dã man của thực dân Pháp tại đây...ST chỉ giới thiệu vài nét cơ bản của di tích


Tòan cảnh di tích nhà tù






Vài góc nhỏ




Không cần thuyết minh...





Nhà tù Sơn La gắn liền với tên tuổi đồng chí Tô Hiệu. Ông là bí thư chi bộ nhà tù duy nhất đã hy sinh tại đây...

Phòng giam đ/c Tô Hiệu vẻn vẹn vài mét vuông...


Khi ông lâm bệnh nặng, tù nhân đấu tranh để ông được giam ở nơi này. Tại đây ông trút hơi thở cuối cùng...





Cây đào Tô Hiệu ( thế hệ thứ hai) đến nay vẫn xanh tươi...







CÁC ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ CHI BỘ NHÀ TÙ SƠN LA
(1939-1945)

                                 
                     
     l Đồng chí: Nguyễn Lương Bằng
                  (Bí thư lâm thời Chi bộ Nhà tù
                                Sơn La (12/1939 - 2/1940)                   
l Đồng chí: Trần Huy Liệu
(Bí thư Chi bộ Nhà tù
Sơn La (2/1940 - 5/1940) 
    


                                               
                       
l Đồng chí: Tô Hiệu
(Bí thư Chi bộ Nhà tù
Sơn La (5/1940 - 10/1940) 
l Đồng chí: Lê Thanh Nghị
(Bí thư Chi bộ Nhà tù
Sơn La (10/1941 - 6/1943) 
l Đồng chí: Trần Quốc Hoàn
(Bí thư Chi bộ Nhà tù
Sơn La (7/1943 - 3/1945) 


Bác Xuân Thủy ( Cụ thân sinh của chị Ánh Tuyết- QL) bị giam ở nhà tù Sơn La hai lần. Ông là " chủ bút " tờ báo Suối Mơ, tờ báo của chi bộ nhà tù. Dưới đây là bài thơ Bác Xuân Thủy viết năm 1941, khi đến SL lần thứ hai, treo ở nhà trưng bày ( bảo tàng) ngục Sơn La


alt



Hàng năm, di tích nhà tù được nhiều thế hệ sau-  nhất là các cháu học sinh- đến  thăm viếng, tưởng nhớ các chiến sỹ CM đã hy sinh vì dân tộc....


Tạm biệt di tích nhà tù về nghỉ ngơi , sáng hôm sau đòan đi thăm nhà máy thủy điện Sơn La, cách thành phố 30 km.



                                    Image result for THỦY ĐIỆN SƠN LA


                 
Một vài thông tin về nhà máy: 

Là nhà máy thủy điện công suất lớn nhất Đông Nam Á
Nằm ở bậc thang thứ 2 trong hệ thống bậc thang thủy điện trên thượng lưu sông Đà, Sơn La là công trình thủy điện có công suất lớn nhất với công suất lắp đặt 2.400MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW). Điện lượng trung bình năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh).

Khối lượng công việc thi công nhiều nhất
Thủy điện Sơn La có khối lượng công việc thi công lớn nhất trong khu vực: Diện tích lưu vực: 43.760 km2; Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3; Mực nước dâng bình thường: 215m; Mực nước gia cường: 217,83 m; Mực nước chết: 175m.

Tiến độ thi công “cán đích” nhanh nhất
Về tiến độ xây dựng, theo Nghị quyết của Quốc hội, nhà máy thủy điện Sơn La sẽ phát điện tổ máy 1 vào năm 2012, hoàn thành toàn bộ Nhà máy vào năm 2015. Thế nhưng, quá trình xây dựng Thủy điện Sơn La đã cán đích trước thời hạn 3 năm, tức 2012.

Công trình có dự án di dân đông nhất
Để phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, hàng vạn hộ dân thuộc ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã phải di dời lên chỗ ở mới để nhường đất cho dự án.

Hồ chứa nước rộng nhất
Hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.


Một số hình ảnh:

Hoa nở cạnh lối vào




Toàn cảnh 



Cận cảnh



Hồ nước lưng núi





Thật nhiều ánh nắng...


Và sương mai...



Hôm ấy, nhà máy đóng cửa sửa chữa, toàn đoàn đành đứng ngoài chụp một kiểu kỷ niệm. Rồi lên đường lên Điện Biên...

( Còn tiếp kỳ sau: Điên Biên)