Trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Vui vui tết Đinh Dậu với: Tặng nhau- thơ Song Thu











Giao thừa con cháu đi chơi
Ông bà... ngồi lại-lại ngồi ... ngắm nhau
Bà rằng: tóc đã bạc đâu
Ông khen: đôi má trắng phau, chả nhàu (!?)

Thoáng vui tan hết thoảng sầu
 Giao thừa Đinh Dậu tặng nhau ... cái cười!




hinh-anh-nu-cuoi-tre-tho-duoi-anh-nang-ban-chieu (19)


Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Xin phép Tế Xương chúc tết... Song Thu

Poem logo





Xin phép Tế Xương em có lời
Chúc cho thiên hạ khắp nơi nơi
No ấm yên vui cùng Đinh Dậu
Hạnh phúc sẻ chia tới muôn người!







Chúc Tết


Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.


Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.



Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thì mua tước; đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.



Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc

Bồng bế nhau lên nó ở non.



Bắt chước ai ta chúc mấy lời

Chúc cho khắp hết ở trong đời

Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước

Sao được cho ra cái giống người.


CHÚC MỪNG NĂM MỚI!






Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

"Save" thời gian- Thơ Song Thu





Hôm nay đã là tết ông công ông táo. ST vừa thắp hương tiễn các ông bà lên trời...Nhanh quá, sắp sang năm Đinh Dậu... Bài thơ này ST viết từ hai năm trước nhưng vẫn còn tính "thời sự". Post lên nhé!






 "Save" thi gian


Đón năm mi em "save" li năm cũ
Ba trăm sáu nhăm ngày
và nhng đêm không ng
Ba trăm sáu nhăm ngày
lng trào bão lũ
trong lòng em và trên mnh đt quê hương...

Năm mi sp v em "xếp" sâu thêm
Nhng nếp nhăn nhc nhn mang tên thế h
C mt đi tin yêu là thế
Bãi b thành nương dâu
Còn đâu? Tìm nơi đâu?
 Ni đau này ln hơn mi ni đau...

Đón năm mi em "save" lâu...rt lâu
Nhng sc mu cuc sng đương đi
Vui đy bun đy...đưa đy
 Xoay tít vòng thi gian
Vi vàng vi vàng
Mong lt đi sang trang...

Em "save" miên man... miên man
Nhng phút giây du yêu muộn màng
Bàn tay mm miết cht
Li gió mưa dìu dt
G ri con tim 
Ln chìm trong mưa bi
dáng đng ai... làm tội nhng vn thơ

Em mi mê "save...save"
đ chng bao gi
m li
Đ mãi mãi không quên
Thi gian tr d ri
 Đón chào mt năm mi bình yên.




Đón chào năm mới...










Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Góc thời sự mini: Lại chuyện cái loa phường






Nói thật, ST rất rất dị ứng với cái loa phường. Một kiểu tuyên truyền cũ rích, đã không còn thích hợp với thời đại internet ngày nay nữa. Ấy vậy mà đến bây giờ người ta định bỏ đi mà vẫn còn nhiều chuyện lùm xùm lắm. Nhân dịp này mời bạn bè đọc chuyện ngắn của nhà văn Lưu trọng Văn ( con trai nhà thơ Lưu trọng Lư ) nhé!


    




Gã và cái loa phường...

Gã có thời lấy bí danh là Cả Văn Ngố có anh bạn tên là Loát nhưng vì làm cái nghề cầm cái loa sắt đi loa khắp làng xã nên gọi là Loát Loa.
Ấy, phấn đấu mãi Loát Loa cũng lên được cái chức giám đốc Đài Truyền thanh huyện nhà.
Chức nghe rõ nhớn nhưng đến kỳ đóng tiền học cho con vẫn nháo nhào mặt mũi. Thậm chí Loát còn đến xin Ngố chi viện vài cái tin, tên tác giả thì Ngố... lĩnh, còn tiền thì Loát lĩnh.   

Bẵng đi một dạo, Loát từ cái chức Trưởng Đài Truyền thanh cấp huyện để xin cái chân phát thanh viên Đài Truyền thanh một phường trên thành phố. Rõ là đi ...xuống. Không hiểu Loát nghĩ gì mà lại làm cái việc để các các đồng chí huyện ủy, ủy ban đều cho là mất uy thế cán bộ đầu ngành cấp huyện như thế. Loát bất chấp, khăn gói lên phố.

Bẵng đi một dạo nữa, Loát đã được đề bạt lên chức Trưởng Đài Truyền thanh... phường.
Một lần có việc lên phố  Ngố tìm đến nhà của Loát, giời ạ, một ngôi nhà hộp ba tấm, to vật vã, cửa sổ có rèm, cổng có chuông nữa. Ngố kinh ngạc trước sự “tiến bộ” vượt bậc của bạn.
- Vợ cậu mở nhà hàng à?
- Mụ vợ tớ bây giờ lo đi học tiếng Anh, tiếng Pháp xì xồ cho vui chứ biết quái gì buôn với bán.
- Thì cậu có chân trong chân ngoài à?
- Tớ hai chân một chỗ đó là Đài Truyền thanh phường.
- Chà... Tớ không thể hiểu nổi.
- Cậu uống tiger hay Sài Gòn xanh lùn? Rồi cậu sẽ hiểu. Uống đi! Bia nhà tớ... vô tư.

Vợ Loát từ ngoài cổng vào nước hoa sực nức, cổ tay xủng xẻng 5 cái vòng vàng chóe.
- Hôm nay thứ 5 hay thứ 6 bố Loát nhể?
- Thứ 6, mẹ nó đi học tiếng Pháp, quên rồi à? Vợ Loát lấy trong túi một chiếc vòng vàng nữa luồn vào cổ tay.
Ngố ta tròn xoe mắt . À ra thế, đấy là cái lịch của vợ Loát. Oách thật, lịch bằng ...vàng.

- Ối, bác Ngố, nãy giờ em không thấy. Bác dưới huyện lên à? Bác ở lại "măng ...giê "cơm với nhà em nhé! Tiện lắm. Một cái alô thôi. Alố. Quán Mây Xanh hả? Chị đây. Chị Loát đây. Khẩn trương cho chị con lợn sữa quay nhé! Ô kê, thanh kiu, ve ri, vé rí mếch.

Giời ơi, vợ Loát nói tiếng Tây, tiếng Anh cứ như gió. Ngố chưa hết bần thần về sự thay đổi của Loát và của vợ Loát thì Loát dúi vào tay Ngố một sấp giấy đánh vi tính

- Xem đi, sẽ hiểu!
Ngố đọc một hồi bản đề án “Nâng cao công tác tư tưởng, văn hóa cách mạng chống lại tư tưởng đồi bại và văn hóa... đồi trụy”.
- Vậy thì sao?
- Ngố quá... Ngố ơi! Bản đề án này của tớ được các cấp lãnh đạo khoái lắm.
- Vậy là họ đầu tư cho Đài Truyền thanh rất nhiều loa? Cậu có phần trăm chứ gì?
- Vẫn ngố quá, mấy chục cặp loa thì ăn giải gì? Nào! Cậu đi một vòng với tớ, tớ sẽ cho cậu hiểu.

Ngố và Loát ra cửa đụng ngay một anh khệ nệ ôm cái khay trên đó có con lợn sữa quay bóng lộn.
- Thưa chú Loát...
- Mày đem vào cho thím.
- Dạ.
Loát chở Ngố trên chiếc a còng lượn các con hẻm, con phố trong phường địa bàn hoạt động của Loát. Tới bên một biệt thự sang trọng Loát dừng lại.
- Biệt thự này của một lão rất giàu, một đối tượng cần phải rót thường xuyên “lập trường cách mạng” với “văn hóa mới”. Cậu thấy cái loa to bằng cái lồng bàn treo trên cột điện chia thẳng vào nhà lão ấy không? Đấy, tiền ở đấy mà ra. Hề hề, từ 5 giờ sáng lúc lão còn đang ôm cô vợ trẻ đẹp như mộng ngủ, tớ đã cho phát loa, sau đó là đủ các ca khúc hùng mạnh nhất. 11 giờ trưa, rồi 5 giờ chiều tớ lại phát... Lão và cô vợ trẻ phải tự tìm đến nhà tớ.
Tớ bảo: “Gia đình ông là đối tượng của phường giáo dục tuyên truyền, ông phải cảm ơn cái loa đã giúp ông tiến bộ, ăn nên làm ra, sao ông lại cự nự?”.

Ngố xen vào: “À, tớ hiểu rồi!”.
Loát khen: “Cậu thông minh ra một tẹo đấy”. Lão ta cười cười rút ra cái phong bì dày cộm để “biết điều” với tớ.
- Tớ thấy ở phường này nhiều biệt thự lắm.
- Cậu đã biết làm phép tính cộng ...điển hình.

Điện thoại di động của Loát vừa rung vừa réo lên bản nhạc “Diệt phát xít ...giết bè lũ đê hèn”. 
Loát alô, lên giọng chỉ đạo:
- Đồng chí cứ đúng giờ phát loa. Nhớ chào đàng hoàng nhé! Phát bài hát gì hả? Hôm nay “Quốc tế thiếu nhi” cho ngay liên khúc trẻ con: Bắc kim thang, Con cò bé bé, Bé lên ba, Kim Đồng... Bài Kim Đồng mà đồng chí không biết à? Đấy là bài “Trống cơm”. “Trống cơm” là dân ca, hiểu chửa? Còn Kim Đồng có cái đoạn “Đùng đùng, đoàng đoàng anh vẫn đi” ấy. Liên khúc quay đi quay lại cho trẻ con nó vui. Sao? Với mụ chủ quán thịt chó “Sáu Mơ” hả! Một loa “bắn” vào nhà mụ, một loa “bắn” vào quán thịt chó. Tiền tháng này mụ ta chưa nộp đấy. Rõ chưa?

Vừa dứt, chưa kịp đóng cái nắp điện thoại, bản nhạc “Diệt phát xít” lại vang lên. Giọng Loát tỏ ra rung cảm lắm:
- Dạ, thưa anh, Đài Truyền thanh phường mình được nhận cờ thi đua công tác tuyên truyền cổ động thông tin toàn ngành ạ? Quý hóa quá. Đó là nhờ sự chỉ đạo của anh. Dạ. Dạ. Dạ. Dạ. Cảm ơn anh!
Loát đóng máy lại:
- Dạ cái con khỉ tao đây này, thằng ăn tham!
- Cậu rủa ai thế?
- Cái thằng tớ vừa phải “dạ” đấy. Chạy có cái cờ thi đua nó cũng đòi những 5 vé.

Ngố đã được khai sáng chút ít nên biết “vé” không phải là vé xem phim, đi tàu hỏa, đi mát-xa, mà là 100 đô la. Ngố còn biết trị giá 100 đô la ấy là bao nhiêu nữa cơ.
Khi chiếc a còng lọt vào sân nhà Loát thì chiếc loa chỉ vào một biệt thự gần đó trước cổng có tấm bảng đề “chó dữ” phát inh ỏi. Loát giật mình, sợ hãi, chưa kịp rút điện thoại di động ra chỉ đạo thì cánh cửa biệt thự hé mở, một sếp mập mạp trong bộ đồ pijama xuất hiện.
- Loát! Cậu biết đây là nhà ai không?
- Dạ, thưa anh, em luôn biết ạ. Tại thằng điều khiển âm thanh nó lộn qua cái loa chĩa vào nhà mụ chủ quán thịt chó.
- Cho tắt ngay!
-Dạ. Alô! Đồng chí cho tắt ngay loa số 13 chĩa vào nhà đồng chí chủ tịch. Ngu lắm. Đồng chí chủ tịch chủ trương chính sách lúc nào chả thuộc mà phải nhồi thêm nữa. Tắt ngay!

Sau cái lệnh “tắt ngay!” cái loa số 13 tịt. Loát đến bên đồng chí chủ tịch mà Ngố ta chả rõ là chủ tịch phường hay quận hay trên cả...quận.
- Dạ, mời đồng chí đi nghỉ ạ!
- Lần sau còn lộn xộn thế thì...
- Dạ. Rõ.

Cánh cửa biệt thự đóng lại vừa lúc vợ Loát ơi ới:
- Hello! Mình ơi! Về “Măng...giê!”.
Cả Văn Ngố được chứng kiến tất cả lòng thấy buồn buồn khó tả nên nuốt không trôi mấy miếng thịt lợn sữa quay nhầy nhậy mỡ.

Thôi, ù té thôi. Ở dưới quê nghèo nghèo vậy “đếch” phải sợ thằng nào. Khi chia tay Ngố, Loát thân tình đưa Ngố bản đề án của mình.
- Cậu hướng dẫn cho thằng Tý, nó đang học lớp Truyền thanh huyện phải không? Cẩm nang xóa nghèo đấy!

Ngố chỉ biết cảm ơn Loát rồi nổ chiếc cúp cối tòng tọc, lượn trên các con hẻm, con phố, bỗng đi qua quán thịt chó “Sáu Mơ” từ hai cái loa to như hai cái lồng bàn đang oang oang bài “Đùng đùng, đoàng đoàng anh vẫn đi...” át cả tiếng “Một hai ba ... “zô” của dân nhậu.


(Từ Faybook Lưu Trọng Văn)

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Cuối tuần đọc chơi 27 câu nói của Lão tử








ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI BIẾT ĐỐI NHÂN XỬ THẾ, BẠN NÊN ĐỌC NGAY NHỮNG CÂU NÓI NÀY CỦA LÃO TỬ

Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục, người đọc tùy hoàn cảnh mỗi lần xem lại đắc thêm ý mới, có tác dụng dẫn dắt con đường tâm linh, dẫn chứng cho ý ông nói.

1. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
2. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.
3. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.
4. Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.
5. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.
6. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.
7. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.
8. Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình.
9. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.
10. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.
11. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.
12. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.
13. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.
14. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.
15. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
16. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.
17. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.
18. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.
19. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn.
20. Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường.
21. Biết người là trí, biết mình là sáng.
22. Hễ còn có lòng ham muốn thì chỉ biết trước được cái hẹp hòi biểu hiện ra bên ngoài chứ không biết được cái vi diện sâu ở bên trong.
23. Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.
24. Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng ham muốn chẳng dính vô được.
25. Biết đủ là đủ, tức là đủ. Biết nhàn là nhàn tức là nhàn.
26. Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc.
27. Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.


Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Năm mới, nghe chuyên gia bình luận...mà buồn!





‘Bất động sản không thể làm chỗ dựa cho nền kinh tế’


   Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, bất động sản có thể giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài. Muốn phát triển lâu dài thì phải tạo ra nhiều giá trị, ra sức lan tỏa, sản phẩm phải có thể cạnh tranh được trên thế giới.

Trong số 20 người có tài sản lớn nhất trên sàn chứng khoán vừa được công bố có tới 8 đại gia trong ngành bất động sản, chiếm số lượng áp đảo đối với các ngành còn lại. Ngoài ra, những tỉ phú của Việt Nam vừa được thống kê cũng chủ yếu là đại gia bất động sản. Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, các chuyên gia đã đưa ra lý giải về hiện tượng này
.
- Theo bà, vì sao số lượng tỉ phú bất động sản ở Việt Nam lại áp đảo như vậy?
- Chuyên gia Phạm Chi Lan: Hai thị trường rất quan trọng là đất đai và tín dụng hiện Nhà nước vẫn kiểm soát. Trong khi tài nguyên quan trọng nhất để làm bất động sản là đất đai. Do đó, những doanh nghiệp nào có quan hệ mật thiết với chính quyền thì dễ tiếp cận được những nguồn lực này hơn, còn các doanh nghiệp khác muốn tiếp cận thì cực kỳ khó khăn.
Nếu không có quan hệ tốt với Nhà nước thì không thể nắm bắt được thông tin quy hoạch, khó có thể có được những mảnh đất đủ rộng, hoặc đủ tiềm lực mà giải tỏa, đền bù cho hàng nghìn dân cư. Dư luận xã hội gọi những mối quan hệ này là các nhóm thân hữu, nhóm lợi ích. Điều này các chuyên gia cũng đã chỉ ra trong Báo cáo Việt Nam 2035.
Kinh doanh bất động sản đòi hỏi số vốn rất lớn. Vậy số vốn đó từ đâu? Chủ yếu từ ngân hàng. Các ngân hàng của Việt Nam thì chỉ một số đối tượng tiếp cận dễ dàng, còn đa phần các doanh nghiệp làm ăn ở các lĩnh vực khác thì tiếp cận tín dụng rất khó khăn. Khi Việt Nam có bùng phát lên vì bất động sản sau khi tham gia WTO thì cùng lúc đó, thị trường tín dụng ở Việt Nam cũng bùng nổ theo.
Bất động sản và tín dụng gắn bó rất chặt chẽ với nhau, nuôi dưỡng nhau để thúc đẩy sự bùng nổ. Nguồn vốn trên thị trường tín dụng được đổ rất nhiều vào thị trường bất động sản. Bất động sản cũng trở thành kênh quan trọng nhất để tín dụng cho vay. Đây cũng là một ngành mang lại lợi ích cực kỳ lớn trong thời gian ngắn nên ngân hàng cũng rất sẵn sàng cho vay. Ngược lại, những người đã có bất động sản thì cũng rất dễ vay ngân hàng. Họ nắm tay nhau để tạo nên những tỉ phú trong thời gian rất ngắn
.
- Bà nghĩ sao về yếu tố chênh lệch giá?

.


- Chuyên gia Phạm Chi Lan: Các doanh nghiệp bất động sản hưởng chênh lệch giá rất lớn. Khi chưa hình thành thị trường bất động sản thì giá đất rẻ như bèo, đến khi Nhà nước lấy lại giao cho doanh nghiệp thì giá được thổi lên gấp hàng trăm lần trong thời gian rất ngắn, khiến doanh nghiệp lớn mạnh rất nhanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khiếu kiện đất đai rất lớn ở Việt Nam.
Nhà nước trước kia cũng không tích rụ ruộng đất cho người dân, mãi gần đây khi cần thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì mới nêu ra vấn đề này. Trong khi đó, doanh nghiệp bất động sản thì Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ giải phóng mặt bằng, cho tích tụ đất đai thoải mái. Doanh nghiệp bất động sản nhiều khi chưa cần đầu tư gì, chỉ cần phân lô bán nền cũng đã thu hồi được tiền của mình rồi
.
- Quan hệ thân hữu có thể xuất hiện ở bất cứ ngành nào, nhưng vì sao những ngành khác lại ít xuất hiện tỉ phú, thưa bà?
- Chuyên gia Phạm Chi Lan: Việt Nam từ khi tiến hành cải cách vẫn đi những bước tương đối chậm và lạc hậu so với các nước khác. Ở nước ta, kinh tế nhà nước vẫn được coi là chủ đạo, dẫn dắt công cuộc phát triển, còn đối với khu vực tư nhân thì vẫn nhiều dè dặt. Trước kia, doanh nghiệp muốn làm bất cứ thứ gì đều phải xin phép, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh rất hạn hẹp. Đến năm 1999 có Luật Doanh nghiệp mới, mang tinh thần cởi mở hơn, trả quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hoạt động ở nhiều lĩnh vực hơn, địa bàn cũng rộng hơn trước. Từ đó doanh nghiệp tư nhân mới có được sự phát triển.
Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh ở Việt Nam đến giờ vẫn chưa được bình đẳng, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn được ưu tiên số 1, rồi đến các nhà đầu tư FDI. Bản thân người đứng đầu các DNNN thì không thể là tỉ phú được, bởi họ chỉ là người làm thuê cho Nhà nước mà thôi.
Còn trong khu vực tư nhân, trong điều kiện không có sự cạnh tranh bình đẳng thì rất khó có thể hình thành được những doanh nghiệp thực sự lớn. Đó là hạn chế chung khiến cho Việt Nam khó có thể có được tỉ phú ở các ngành khác.
Về công nghiệp, từ đầu DNNN được giao cho nhiệm vụ dẫn dắt công cuộc công nghiệp hóa của Việt Nam, cho nên bao nhiêu ưu đãi dành cho DNNN cả. Khi mở cửa thì doanh nghiệp nước ngoài thì vào biến Việt Nam thành cứ điểm làm hàng xuất khẩu, hoặc làm sản phẩm cung cấp cho Việt Nam…Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thì lại không có được những ưu đãi tương tự nên chỉ có thể làm theo được thôi. Giờ thì hàng nước ngoài đã vào Việt Nam quá nhiều, cơ hội phát triển của doanh nghiệp Việt cũng bị thu hẹp.
Còn công nghiệp khai khoáng thì chỉ đào tài nguyên lên bán, trong khi phân bổ tài nguyên vẫn trong tay Nhà nước, mãi sau này có một số tư nhân làm mỏ lẻ tẻ. Muốn được khai thác mỏ thì cũng phải có quan hệ thân hữu. Rồi khai thác xong Việt Nam lại chỉ bán tài nguyên thô, sau này luật điều chỉnh nhưng vẫn không chấm dứt được. Mà chỉ xuất khẩu tài nguyên thô thì không thể có tỉ phú được
.
- Như vậy, về lâu dài thì bất động sản không có lợi cho nền kinh tế?
- Chuyên gia Phạm Chi Lan: Dù sao thì bất động sản cũng có vai trò nhất định trong nền kinh tế, giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành cơ bản mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài. Muốn phát triển lâu dài thì phải tạo ra nhiều giá trị, ra sức lan tỏa, sản phẩm phải có thể cạnh tranh được trên thế giới.
Thời kỳ đầu, doanh nghiệp bị bó buộc nhiều không thể phát triển. Khi cởi mở cho doanh nghiệp hơn lại đúng vào thời điểm bất động sản bùng lên và lợi ích của bất động sản quá lớn, khiến một số doanh nghiệp đang làm trong lĩnh vực khác cũng nhảy vào bất động sản. Họ nghĩ bất động sản có nhiều lợi ích như vậy thì tội gì mà không làm. Đến khi thị trường bất động sản vỡ bong bóng, có những doanh nghiệp chết vì bất động sản thì những ngành công nghiệp, dịch vụ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việt Nam lại thích chạy theo tốc độ tăng trưởng chứ không chú trọng vào xây dựng nền tảng cho phát triển. Cứ ai đóng góp cho tăng trưởng là thích nên khi bất động sản gặp khủng hoảng, đóng băng thì lại dùng các gói tín dụng để hỗ trợ, giải cứu.
Trong khi đó, đóng góp từ bất động sản cho nền kinh tế không cao, chưa kể nó hút nguồn lực đất đai và tín dụng, khiến các doanh nghiệp khác cũng khó khăn hơn. Bản thân bất động sản phát triển lại đóng góp cho kinh tế không được bao nhiêu.
Cách phát triển bất động sản của chúng ta lâu nay vẫn là chạy theo các nhóm lợi ích chứ không phải vì lợi ích của nền kinh tế. Nếu chạy đua phát triển bất động sản thái quá thì kinh tế cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề như môi trường, quy hoạch, chênh lệch giàu - nghèo…
Các tỉ phú bất động sản chỉ có thể cạnh tranh ở thị trường nội địa thôi chứ khó có thể vươn ra thế giới được, trong khi một số lĩnh vực khác dù còn nhỏ nhoi nhưng cũng đã mạnh dạn vươn ra thế giới để phát triển rồi

Họ ăn chênh lệch giá đất và đó cũng là sự chia chác giữa họ với nhũng người có chức quyền. Những người có chức quyền đã dùng quyền lực của mình để thu hồi đất của người nông dân với giá rẻ rồi giao lại cho doanh nghiệp, doanh nghiệp lại bán lại với giá trên trời cho những người có nhu cầu.
Họ thực sự không đóng góp gì lớn cho nền kinh tế, không đóng góp về khoa học công nghệ nhưng họ huy động được vốn, không tạo được nhiều giá trị hay sự lan tỏa. Như vậy sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Đây là xu hướng đáng lo ngại.
TS Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)