Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Câu chuyện về Thần Tình Yêu và Nàng Tâm hồn ( Tiếp theo)



ST: Câu chuyện này mọi người ít nhiều đã biết, nhưng nếu gắn thần thoại HY LẠP này với tranh của các danh họa thời xưa thì thật là thú vị...

ST làm entry này đặc biệt tặng cho em gái- bloger NAMCUA nhân ngày sinh nhật, 30-6.

ST mời bạn bè cùng đọc và xem  tiếp nhé!

Tác phẩm “Psyche quỳ trước ngai vàng của Venus”, Matthew Edward Hale, 1883.
( Thì ra chuyện mẹ chồng nàng dâu ở đâu cũng vậy!)


Venus đón Psyche bằng những lời chửi rủa và nhạo báng. Cho rằng Psyche chỉ đáng làm một người hầu. Nữ thần đã sai lấy hạt kê, đại mạch, hạt anh túc và đậu ván trộn lẫn vào nhau trong một thúng to rồi sai Psyche phải nhặt chúng ra từng loại. Psyche chỉ biết ngồi khóc vì công việc không biết đến bao giờ mới xong nhưng có một chú kiến đã tỏ lòng thương. Kiến về gọi cả đàn ra và chỉ trong giây lát đã làm xong việc mà nữ thần giao. 
Venus lại ra lệnh cho Psyche vào rừng, nơi có bầy cừu lông vàng đang gặm cỏ để lấy lông của chúng mang về. Nhưng bầy cừu rất dữ và hay đánh nhau, không cho ai đến gần mình. Psyche chỉ biết đứng bên bờ suối, không dám đến gần bầy. Bỗng có tiếng xào xạc rồi một cây sậy bên bờ suối lên tiếng: "Con hãy đợi đến giữa trưa, khi đó bầy cừu ngủ thì con đi vào rừng và sẽ thấy có rất nhiều lông bị mắc lại trên những bụi cây". Psyche làm theo lời khuyên của cây sậy và đã mang về cho thần Vệ Nữ một bó lông lông cừu vàng.

Nhưng thần Vệ Nữ vẫn chưa hài lòng và ra lệnh cho Psyche phải lấy một bình nước nguồn từ con suối trên đỉnh vách đá cao dựng đứng. Khi Tâm hồn ôm chiếc bình pha lê đứng dưới chân vách đá nhìn lên tuyệt vọng thì có một con đại bàng bay ngang qua. Đại bàng chộp lấy bình pha lê rồi bay lên đỉnh vách đá múc đầy bình nước nguồn xuống trao cho Tâm hồn.
Thần Vệ Nữ tức giận, nghĩ ra một việc mới, bắt Psyche đi xuống âm phủ, vào vương quốc của thần Hades hỏi xin một cái hòm, không được mở ra rồi mang về cho bà.


 
Tác phẩm “Psyche ở dưới âm phủ”, Ernest Hillemacher, 1865.

Nàng công chúa bất hạnh nghĩ rằng thà chết còn hơn là đi làm việc này. Nàng leo lên một cái tháp cao để nhảy xuống tự tử. Vẻ đau đớn của nàng đã làm cho những viên đá trên tháp thương xót. Những viên đá này lên tiếng an ủi Psyche và chỉ cho nàng con đường đi xuống âm phủ, bảo nàng hãy cho Charon, người lái đò qua con sông ngăn cách cõi dương thế và âm phủ, hai đồng tiền và ném cho con chó canh cổng Cerberus hai miếng bánh mì.
Thần chết trao cho Psyche một chiếc hòm (hộp). Nàng nhớ là thần Venus dặn nàng không được mở ra nhưng nàng đã không kiềm chế được tính tò mò. Vừa bước chân lên cõi trần gian nàng liền mở nắp đậy chiếc hòm. Trong chiếc hòm này là một giấc ngủ giống như cái chết. Một làn khói đen bao trùm lấy Psyche, nàng ngã xuống đất và ngủ thiếp đi.

   
Tác phẩm “Psyche mở chiếc hộp vàng”, John William Waterhouse, 1903.
( Đây mới là đương cong thần thoại!)


Lúc này vết bỏng trên vai Cupid cũng đã lên da, cả cơn đau và cơn giận Psyche cũng đã đi qua. Chàng bay đi tìm vợ và tìm thấy nàng đang ngủ say. Chàng đánh thức nàng bằng một nụ hôn nồng thắm. Psyche kể cho chồng nghe về những chuyện mà Venus đã làm đối với nàng. Chàng hứa với vợ rằng từ nay sẽ không bao giờ xảy ra điều đó nữa. Chàng bay đến thần Jupiter nhờ hoà giải mẹ và vợ mình.

 

Tác phẩm “Cupid tìm thấy Psyche”, Edward Burne Jones, 1865.


Jupiter cho gọi thần Venus: "Con gái của ta! Con chớ buồn phiền rằng con trai của con đã chọn cho mình người vợ không phải là thần tiên mà người trần mắt thịt. Ta sẽ ban cho nàng sự bất tử và nàng sẽ trở thành tiên". Nói rồi Jupiter rót đầy một cốc nước tiên đưa cho Psyche uống. Từ đó nàng Psyche trở thành tiên như người chồng của mình. Các vị thần ngợi ca sắc đẹp và phẩm hạnh của nàng.

 
Tác phẩm “Cupid và Psyche”, Francois Gerard, 1798.
(Hãy xem họa sỹ vẽ khăn voan che đôi chân nàng mới tuyệt làm sao!)


 
 
Tác phẩm “Psyche thức tỉnh”, Guillaume Seignac, 1900. 
(  kiểu “giác ngộ” ý mà... Psyche đã mọc cánh bướm, có nghĩa là thành tiên rồi!)
 

Tác phẩm “Cupid đưa Psyche lên thiên đàng”, William Adolphe Bouguereau, 1895.


  

Psyche và Cupid”, William Adolphe Bouguereau, 1889

(Nàng Tâm Hồn chắc hay làm nũng lắm đây! Còn chân chàng thì...giống chân Nông dân quá ha... )


Nữ thần sắc đẹp Venus cũng đành hoà giải và nhận Psyche là con dâu của mình.
Sau này vợ chồng Cupid và Psyche sinh một con gái có tên là Voluptas (Hạnh phúc).






Tác phẩm “Đám cưới của Cupid và Psyche”, Pompeo Batoni, 1756. 
(Mẹ Venus (ngồi kiệu) hình như hết ghét con dâu, đưa tay chấp thuận cho đám cưới của Cupid và Psyche. Hymena thì cầm đuốc và đỡ tay Psyche cho Cupid đeo nhẫn. Nhưng Cupid này trông bé quá, còn Psyche thì lớn tướng thế kia, cứ y như là Psyche cưới con nít vậy! Thần gió Zephrys cũng được mời đến đám cưới, nhưng Zephrys quen, cứ phồng miệng thổi lung tung!)


 




Tác phẩm nổi tiếng nhất về Cupid và Psyche thực ra lại là bức tượng này của điêu khắc gia Canova – một điêu khắc gia lẫy lừng của phái tân cổ điển. 
Canova bắt đầu tạc tượng vào năm 1787, và hoàn thành nó vào năm 1793. Canova làm 2 bản, bản đầu nằm trong tay thống chế Joachim Murat, và Joachim tặng nó cho bảo tàng Lourve. Bản thứ 2 được một quý tộc Nga mua lại và tặng cho bảo tàng Hermitage. Tác phẩm được tả là “vô cùng sống động và lãng mạn”.


ST sưu tầm và tổng hợp từ mạng

Cám ơn sự theo dõi của bạn!








Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Câu chuyện về Thần Tình Yêu (Cupid) và Nàng Tâm hồn ( Psyche)

ST: Câu chuyện này mọi người ít nhiều đã biết, nhưng nếu gắn thần thoại HY LẠP này với tranh của các họa sỹ nổi tiếng thì thật là thú vị...

ST làm entry này đặc biệt tặng cho em gái- bloger NAMCUA nhân ngày sinh nhật, 30-6.

ST mời bạn bè cùng đọc và xem  nhé!
 
Tác phẩm “Cupid và Psyche”, 1889, William Bouguereau. 

Hãy nhớ lại, Cupid- thần tình yêu- là con của nữ thần sắc đẹp Venus- thần vệ nữ
Vậy Psyche-Tâm Hồn- là ai?

 http://soi.com.vn/wp-content/images/2012/01/Psyche-by-William-Adolphe-Bouguereau-1892.jpg

 Tác phẩm “Psyche”, William Adolphe Bouguereau, 1892. 
 
Ngày xưa ở xứ sở nọ có một ông vua và hoàng hậu sống với nhau rất hạnh phúc. Họ có ba cô con gái xinh đẹp mà cô út – tên là Psyche (nghĩa là "Tâm hồn") – có sắc đẹp vượt hơn cả sắc đẹp của nữ thần Venus (Vệ Nữ). Điều này đã làm cho thần Vệ Nữ rất bực tức và quyết định trừng phạt cô gái người trần mắt thịt kia. Thần Vệ Nữ cho gọi con trai mình – thần tình yêu Cupid – và bảo: "Con hãy làm sao cho Psyche yêu một kẻ hèn mạt nhất và suốt đời bất hạnh với hắn ta".

 http://soi.com.vn/wp-content/images/2012/01/John-Roddam-Spencer-Stanhope-cupid-and-psyche-19th.jpg
Tác phẩm “Cupid và Psyche”, John Roddam Spencer Stanhope, thế kỷ 19. 
(Trong tranh Thần Tình yêu lẻn vào phòng Psyche ...và bị "sét đánh, chết đứng"!)

Thần Cupid bay đi thực hiện điều mẹ chàng ra lệnh nhưng tất cả lại xảy ra không như mong muốn của thần Vệ Nữ. Nhìn thấy Psyche, Cupid vô cùng kinh ngạc bởi vẻ đẹp của nàng cũng như dáng vẻ của một công chúa và tình yêu với nàng đã bao trùm con tim của vị thần tình ái. Thần quyết định rằng người đẹp phải trở thành vợ mình và đã làm cho tất cả các chàng trai khác phải rời bỏ nàng.

 http://soi.com.vn/wp-content/images/2012/01/cupid_in_flight_is_struck_by_the_beauty_of_psyche-1908-Maurice-Denis.jpg
 Tác phẩm “Sắc đẹp của Psyche đánh gục Cupid đang bay”, Maurice Denis, 1908.


 Nhưng nhà vua và hoàng hậu lại băn khoăn một điều: hai cô chị đều đã đi lấy chồng, thế mà Psyche đẹp xinh hương trời sắc nước thế kia lại không có chàng trai nào giạm hỏi.
Nhà vua đem chuyện này thưa với nhà tiên tri- Apollo, nhà tiên tri này (hình như lại chính là Cupid) nói rằng công chúa có một số phận không bình thường. Rằng vua hãy về mặc áo cô dâu cho công chúa rồi dẫn nàng lên đồi cao chờ một chàng rể chưa biết mặt. Vua và hoàng hậu lo lắng, buồn phiền nhưng không dám trái ý thần thánh nên đã làm theo lời của nhà tiên tri.




Tác phẩm “Bố mẹ của Psyche dâng vật tế lên cho Apollo”, Luca Giordano, 1692



Nàng công chúa tội nghiệp trong bộ áo cưới một mình trên đỉnh đồi với một nỗi sợ hãi không biết điều gì sẽ xảy ra với mình.

 
 Tác phẩm “Đám cưới của Psyche”, Eward Burne Jones, 1895.

 Bỗng nhiên một cơn gió nhẹ bao trùm lấy Psyche, mang nàng từ trên đỉnh đồi trơ trọi xuống giữa thung lũng xanh và đặt nàng lên thảm cỏ. Ở gần đó có một cánh rừng, trong rừng cây là một cung điện bằng đá cẩm thạch. Nhận thấy không có gì nguy hiểm xảy ra với mình, công chúa đến gần cung điện. Cửa chính tự mở ra trước mặt công chúa. Nàng rụt rè bước vào trong cung .
Chưa bao giờ công chúa được nhìn thấy toà lâu đài nguy nga tráng lệ như thế. Những bức tường được dát vàng và bạc, trần nhà được làm bằng ngà voi, còn sàn nhà, nơi nàng giẫm chân lên, được ghép bằng đá quí. Một giọng nói từ đâu đó vang lên: "Xin chào công chúa xinh đẹp! Nàng hãy là người chủ của cung điện này". Suốt ngày Psyche đi dạo trong cung điện nhưng không thể nào đi hết được tất cả các phòng. Những người đầy tớ vô hình đã hộ tống công chúa và thực hiện những điều nàng mong muốn.

 
 Tác phẩm “Psyche được thần Zephyrus nổi gió đưa đi”, Pierre Paul Prud’hon, 1808. (Ông thần gió có cánh bướm) 


Buổi chiều, khi đã mệt, Psyche lên giường nằm ngủ thiếp đi và thần Tình yêu Cupid đã tới, nằm xuống bên nàng. Psyche không nhìn thấy mà chỉ cảm thấy chàng. Nàng đã yêu chàng tha thiết. Buổi sáng, trước khi bình minh xuất hiện thần tình yêu ra đi và lại trở về trong đêm tối. Nàng Psyche vô cùng hạnh phúc sống trong lâu đài tráng lệ với người chồng chưa biết mặt của mình.


Tác phẩm “Cupid và Psyche”, Jaques Louis David, 1817. 
( Chàng trông như một thiếu niên nhỉ!)




 Tác phẩm “Cupid và Psyche”, Francois Edouard Picot, 1817
Buổi sáng chàng lại ra đi để dấu thân phận "thần" của mình(?)



 Có một điều làm cho nàng lo lắng: biết rằng cha mẹ và các chị của nàng đang đau khổ vì nghĩ rằng nàng đã chết. Một lần, trong đêm, Psyche nói với thần Tình yêu: "Chồng yêu dấu của em! Em không thể nào yên tâm và sống hạnh phúc bên anh khi mà cha mẹ em đang đau khổ vì em. Cho phép em được báo tin cho cha mẹ rằng em còn sống và mạnh khoẻ". Nhưng thần Cupid trả lời: "Tốt nhất em đừng làm điều này kẻo lại rước về tai hoạ".
Psyche không dám đòi hỏi nhưng từ hôm đó nàng trở nên trầm tư, buồn bã cho dù chồng có âu yếm hết cách. Thần Tình yêu không chịu nổi khi thấy vợ mình buồn bã, chàng nói: "Ta sẽ thực hiện điều mong muốn của em. Em sẽ gặp lại các cô chị của em nhưng hãy coi chừng, họ có thể khuyên em làm điều dại dột". Chàng sai Zephyrus (thần gió phía Tây) đi đón các chị gái của Psyche và họ được đưa đến cung điện.

 


Tác phẩm “Psyche khoe hai chị quà Cupid tặng”, Jean Honore Fragonard, 1753. 
(Trong tranh Psyche rất vô tư, còn ngồi đấy cho đám người hầu (tàng hình) phục vụ; hai chị thì đang nhìn đống châu báu. Trên đầu hai cô này là một trong ba thần Erinyes đầu rắn – thường tượng trưng cho các ý đồ xấu.)

 Nhìn thấy em gái còn sống và khoẻ mạnh họ mừng rỡ. Nhưng khi Psyche kể cho họ nghe rằng nàng vô cùng hạnh phúc và dẫn họ đi quanh cung điện, chỉ cho họ thấy sự giàu có của mình thì trong lòng các cô chị trỗi dậy niềm ghen tỵ. Khi các cô chị hỏi về người chồng thì nàng Psyche đã hồn nhiên trả lời rằng chồng nàng tốt bụng, luôn dịu dàng và có lẽ còn rất trẻ. Song nàng không khẳng định được điều này vì chồng chỉ đến với nàng trong đêm tối. Nghe xong các cô chị lại càng ghen hơn nữa bởi trong số họ một người có chồng già và đầu hói trọc như quả bí ngô còn người kia có chồng bị bệnh thấp khớp, suốt ngày bôi thứ thuốc mỡ hôi hám.
Trở về nhà các cô chị không nói cho cha mẹ biết rằng Psyche còn sống khoẻ mạnh mà lại nghĩ ra mưu kế hòng chiếm đoạt hạnh phúc của em… Sau một thời gian Psyche muốn được gặp các chị và cũng như lần trước, họ lại được Zephyrus mang đến cung điện. Vừa nhìn thấy Psyche các cô chị với vẻ mặt đau khổ đã kêu lên: "Thật là tai hoạ cho em. Chồng em là một con rắn ác độc và kinh tởm. Những người dân ở đây đã nhiều lần nhìn thấy nó bò qua sông rồi vào trong cung điện. Em hãy coi chừng! Một ngày nào đó nó sẽ cắn em và em sẽ có một cái chết khủng khiếp". Rồi hai người cùng khóc nức nở. Khi đó nàng Psyche hoảng sợ hỏi hai chị: "Thế em phải làm gì bây giờ?" Hai cô chị nói: "Em hãy giấu vào dưới chăn một con dao sắc và đêm đến, khi nó vào giường em hãy giết nó đi". Thế rồi hai cô trở về nhà, bỏ lại em trong sợ hãi và đau khổ.
Sau khi hoàn hồn, Psyche nghi ngờ, nàng quyết định trước khi giết chồng phải nhìn rõ mặt để xem có đúng chồng mình là con rắn ác độc và kinh tởm như lời các cô chị hay không. Nàng giấu một ngọn đèn ở dưới gối.
Đến đêm, như thường lệ, thần Cupid đến với Psyche. Khi chàng ngủ thiếp đi, Psyche lặng lẽ châm đèn và... nàng đã vô cùng sung sướng! Thay vì con rắn ác độc kinh tởm nàng nhìn thấy thiên thần có đôi cánh bạc. Cánh tay của Psyche run run, ngọn đèn nghiêng đi và một giọt dầu nóng rơi xuống vai người chồng đang ngủ. Thần Tình yêu tỉnh dậy. Nhìn thấy Psyche với cây đèn trong tay, chàng kêu lên trong giận dữ và đau đớn: "Em đã nghe theo lời xui của các chị, đã giết chết hạnh phúc của chúng mình. Ta có thể trừng phạt em một cách nghiệt ngã nhưng ta chỉ trừng phạt em bằng sự xa cách với ta". Nói xong Cupid vỗ cánh bay đi.
 
Tác phẩm “Cupid và Psyche”, Simon Vouet, 1626. 
( Psyche tò mò cầm đèn để nhìn mặt Cupid, nhưng sao họa sĩ vẽ chàng bé thế nhỉ?)


Cupid và Psyche”, Joshua Reynolds, thế kỷ 18
 ( Nhìn chàng như đưa bé con!)

Nàng Psyche còn lại một mình suốt ngày chỉ biết khóc và thầm nguyền rủa sự nông nỗi, cả tin của mình. Sau đó nàng từ giã cung điện nguy nga để lên đường tìm kiếm người chồng yêu dấu. Còn thần Tình yêu đã bay về cung điện của thần Venus. Bờ vai bị bỏng càng đau thêm khiến chàng kêu lên đau đớn. Thần Vệ nữ giận đứa con của mình vì không hỏi ý mẹ đã cưới cô gái mà nữ thần đang muốn trừng phạt... 
Nàng Psyche đáng thương sau một thời gian dài phiêu bạt, cuối cùng cũng đến được cung điện của nữ thần Venus.

Liệu số phận Nàng như thế nào? Nàng có được chấp nhận không? Mẹ chồng đối xử tốt với nàng thế nào?
Mời mọi người nghỉ giải lao và xem trong kỳ tiếp theo nhé!

ST sưu tầm và tổng hợp từ mạng

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

LẠI CHUYỆN "ĐỒ SƠN-ĐỒ NHÀ"



ST: Đồ sơn năm nay vắng khách hơn mọi năm.  Tuy vậy những ngày cuối tuần bãi biển đông nghịt , nhất là ở bãi giữa. Biển Đồ Sơn không đẹp như Hạ Long, Cát Bà... nhưng vẫn hấp dẫn du khách. Vì sao?...Bên cạnh những yếu tố địa lý, văn hóa..., có lẽ còn vì...Đồ Sơn là "thiên đường sex" số 1 của cả nước chăng?
Từ  lâu, có câu lục bát đùa: 

 Không đi không biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng/còn/ hơn Đồ Nhà"

Nghĩ đùa mà thật. Ngày nay báo chí nói đến "công nghiệp không khói" ở đây, hẳn là có lý do ! ST chưa đến phố "Đèn đỏ" của Đồ Sơn nhưng cũng đã nhìn thấy...những góc khuất. Vì kế sinh nhai chăng?...ST cũng thấy những người bán rong, những ông lão đi quét lá phi lao nghèo khó...
Nếu đi dạo ( bằng xe) một vòng quanh phố thị này...đây đó vẫn có những khu đất, bãi bồi  bị bỏ hoang. Bác tài nói đó là những mảnh đất đã bị cắm làm khu công nghiệp , giải trí gì đó, đền bù hàng chục năm nay rồi vẫn còn nằm dở dang...Vậy người dân đi đâu, làm gì để sống...? Và ST hiểu vì sao nét mặt người dân ở đây buồn buồn, mệt mỏi giữa thiên nhiên đẹp như tranh vẽ thế này... 

Chả biết làm gì đành liều phiều phác ra vài  "viên sỏi" :




3. Màu hồng nhân thế...

Giáng chiều chợt ảo hồng
Lòng Biển quặn đau nổi sóng đỏ hồng
Đâu đó nơi góc khuất
Cô gái trát má hồng
Bởi  thương chồng
em ... đứng đợi khách?


Còn mấy em gái này đứng giữa phố...
(Ảnh: Infornet)


4. Ông  lão quét lá...
 
Thân gầy như xác ve
 Tứ chi tựa que củi
Một mình lão lầm lũi
Đi quét lá phi lao...

Mặc Sóng đạp ào ào
Mặc Gió hát lao xao
Lão mỉm cười trệu trạo 
Mơ rụng lá phi lao...

Nào lão biết làm sao
Đời chẳng hiểu thế nào
Đất vào "khu công nghiệp"
Lão ra rừng phi lao...




Đồ Sơn- những ngày nước biển màu hồng 

Chuyện Đồ Sơn chả ra đầu ra đuôi của ST đến đây là hết rồi!
Cám ơn bạn đã theo dõi nhé.























Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

XIN CHÀO!


HAI BÀ CHÁU ST XIN CHÀO CÁC ÔNG BÀ CÙNG BÈ BẠN!





Số là hai bà cháu cùng ông lão ST  lại vừa có một tuần đi biển! Không kịp chào tạm biệt mọi người trước khi đi, âu cũng là thất lễ, nhưng giờ đã trở về Hà nội oi ả, nắng gắt rồi...ST vào ngay blog thăm hỏi các nhà.  Làng QL-LS sôi nổi chưa từng thấy, nhất là sau khi anh H. Quang ( Calathau ) hé mở tâm sự("làm nũng"). Vui quá đi!

ST xin cảm ơn mọi người đã đến đọc " EM..." của ST và nhiều bạn để lại lời bình. Xin đa tạ!!!

Để đáp lễ, mời mọi người xem mấy "viên sỏi"  ST mới nhặt được từ bãi biển và đóan thử xem là bãi biển nào nhé!






1. Tiểu cảnh

Núi nhẹ nhàng ôm biển
Biển rạo rực vẫy vùng
Gió dặt dìu đắm đuối
đu nhánh tùng
...lả lơi


2.Trăng  và  biển...

Ánh trăng cuộn sóng biển
Biển lung linh rạng ngời
Có đoàn thuyền rẽ sóng
Tung lưới vớt trăng rơi...




HI! 
Biển thiên nhiên nơi đâu cũng đẹp thế đó. Con người nơi đây còn làm cho nó đẹp hơn bằng cách điểm xuyết những khu biệt thự, resort, nhà vườn cầu kỳ sang trọng.
Mời xem một vài hình ảnh bà cháu ST chụp được nhé!



Khu nhà nghỉ quân đội dành cho khách VIP
( Giá mềm 800.000- 1000 000đ/đêm/phòng)


Do trục trặc kỹ thuật, bà cháu ST cũng nghỉ một đêm ở đây sau đó chuyển đến khu khác gần biển hơn. 

Chả ai thích nhìn vào máy ảnh...


 Biệt thự Bảo Đại- do Pháp xây dựng- ngự trên đỉnh núi cao nhất. Ảnh từ trên sân biệt thự nhìn xuống.
(Vì trời mưa nên ảnh mờ quá ta!)

Bên trong, ngai vàng và nơi Vua và Hoàng Hậu tiếp khách


 
Phòng ngủ tầng 1 của hoàng hậu Nam Phương



 Phòng ngủ tầng 2 của các công chúa và hoàng tử
( Giá thuê từ 100-200USD/đêm/phòng)


Hai ông cháu sân sau biệt thự Bảo Đại


Resort Hòn Dấu đang trong quá trình xây dựng



Bống không thích chụp hình, ST phải tạo dáng bên hồ bơi vậy!
Bể bơi đông khách vào dịp cuối tuần. Sáng nay vắng vẻ quá!

Còn vài nơi xa hoa nữa...như Casino, biệt thự Nam of Luandon...Nhưng thôi, ST chán chẳng chụp nữa vì mình đâu có vào mà!  ST nhận thấy hình như dưới vẻ lộng lẫy xa hoa ấy...ẩn dấu điều gì đó. Điều gì đây?
Hẹn bài sau kể tiếp nhé! 

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

EM...






(Viết tặng một người bạn)







Nắng rơi qua kẽ lá
Nắng vỡ vụn  
                                          
Nước luồn qua khe đá
Nước lung linh

Em lọt và mắt anh
Sao em vẫn 
Vô tình
Ngác ngơ...


Mưa rơi nhẹ trên lá
Mưa tan
Gió thổi ngược dốc đá
Gió vội vàng

Em nhìn anh lơ đãng
Giáng dịu dàng
Chết đứng!

Anh... 





Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Góc người nổi tiếng: Hữu Loan và bài thơ " Hoa Lúa"


ST:  Được biết người vợ thứ hai cuả  nhà thơ Hữu Loan, bà Phạm thị Nhu,  đã ra đi lúc 9h05, ngày 18/5/2013.
"Hữu Loan là nhà thơ đa tình bậc nhất. Không kể những người phụ nữ chỉ ghé qua đời ông một thời hay một thoáng, chỉ kể những người phụ nữ chính thức làm vợ ông đã là hai.

Ông đền đáp tấm chân tình của họ bằng những bài thơ, trong đó có hai bài để đời: “Màu tím hoa sim” và “Hoa lúa”. Bài “Hoa lúa” dành tặng người vợ thứ hai. Bà vừa ra đi."( Nguyễn bắc Sơn)




Thi sĩ Hữu Loan và vợ - bà Phạm Thị Nhu. Ảnh: builambang.vnweblog.
Nhà thơ Hữu  Loan và vợ ( bà Nhu )


Mời đọc 
Hoa Lúa

 
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn...

Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.


Nguồn:
http://yume.vn/laongoandongsg/article/nha-tho-huu-loan-hai-moi-tinh-va-hai-bai-tho-bat-hu.35D23048.html
và:

http://nguyentrongtao.info/2013/06/09/hoa-lua-da-bay-di/

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Thư giãn: Tìm hiểu về Thần vệ nữ

ST: Hồi học ĐH, ST rất thích tìm hiểu về truyện thần thoại HyLạp, lại xem nhiều bảo tàng nghệ thuật ở Nga, nhưng chưa có điều kiện đọc kỹ. Nay nhớ lại, tìm đọc, thấy rối quá vì các câu chuyện thường có nguồn gốc khác nhau, tên phiên âm khác nhau,  dễ nhầm lẫn...Nay thấy có bạn Pha Lê  (Trong SOI) kể lại bằng tranh, dễ hiểu, dễ nhớ nên ST biên tập lại ngắn gọn để bạn bè có cùng quan tâm đọc.

Do hiểu biết có hạn nên có sai sót xin được lượng thứ


1. Thần vệ nữ là ai?


Lambert Sustris: “Venus và Cupid”

      Đầu tiên, điều đáng lưu ý là Thần thoại Hy lạp cũng có lắm phiên bản, cùng một vị thần mà bản này chọi bản kia với các tích chẳng ăn nhập gì với nhau. Vấn đề trước nhất là tên. Vệ Nữ theo tiếng Hy Lạp cổ (gốc) là Aphrodite, nhưng sau khi Hy Lạp bị Đế chế La Mã chiếm thì Aphrodite bị cải tên thành Venus. Nhưng phiên bản nào thì Thần Vệ Nữ cũng là vị thần biểu tượng của sắc đẹp, tình yêu, tình dục...
 

2.Thần vệ nữ ra đời như thế nào?

    Có hai tích về sự ra đời của vị thần này.

     Sinh ra từ… của quý 

Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất về sự ra đời của Aphrodite là bức tranh do Sandro Botticelli vẽ dưới đây. Theo thoại cổ và theo thơ của Hesiod, thì vào thời xửa xưa (cực xưa, lúc chưa có loài người) thần Uranus (Bầu Trời) là một ông hay đánh đập vợ, bà Gaia (Mặt Đất) và con (một lô một lốc trong đó có Cronus).
Chịu hết nổi, bà Gaia xúi Cronus phản lại cha. Vốn mạnh khỏe, Cronus đánh thắng Uranus, nhưng trước khi tống cổ cha khỏi thiên đàng, Cronus chém đứt của quý của cha mình để dằn mặt (theo kiểu mafia Ý thường xẻo lỗ tai của nạn nhân). Của quý ấy rơi xuống biển, và tinh trùng của Uranus làm nước biển nổi bọt, từ đó Aphrodite ra đời. (“Aphro” theo tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là bọt biển).

Theo phả hệ:
Chaos sinh ra: Gaia, Tararus, Eros, Erebus
Gaia sinh ra: Uranus
Gaia và Uranus sinh ra: Cronus
Của quý của Uranus sinh ra: Aphrodite
Cronus và Rhea sinh ra: Zeus (Hay còn gọi là Jove, Jupiter)

Tác phẩm “Sự ra đời của thần Vệ Nữ”, Sandro Botticelli, 1486.
     Theo tích thì sau khi sinh ra, các cô tiên biển (Sea Nymphs) đặt Aphrodite lên chiếc vỏ sò, rồi thần Gió Zephyrus cùng thần Aura (Thần Không Khí trong lành, ) thổi Aphrodite vào bờ. Trong hình thì phía bên trái, Thần Không Khí ôm Thần Gió (đang phồng miệng thổi), chắc vì đây là không khí trong lành nên thổi ra đầy hoa? Phía bên phải, Thần Horae cầm áo đón Aphrodite. Horae là Thần Mùa Màng, hay Thời Tiết. 

  
 Con của Zeus và Dione (Hay Zeus và… chính Zeus?)

         Một tích khác, theo nhà thơ Apollodorus và Homer, thì Aphrodite là con của Dione với Zeus (Thần Sấm Sét, hay còn gọi là Thần Dớt, vua của các vị thần, cai quản Olympia). Nói chung thì tích này chẳng sâu sắc gì lắm, nếu không nói là nhàm chán y như người thường. Cũng hai người yêu nhau, có con. Điều đáng nói là xuất xứ của Dione rất mập mờ. Chẳng ai biết bà này là thần gì. Theo tiếng Hy Lạp thì Dione chỉ có nghĩa là “Nữ Thần”. 


Vậy Ai là ai?
 
Vì vào thời Hy Lạp cổ đại thì xã hội vừa chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, nên các nhà thơ còn châm chước cho phái nữ, còn cố tạo cho họ một vẻ gì đó bí hiểm. Nhưng tới thời La Mã, phụ nữ chẳng còn nắm quyền gì nữa, nên Aphrodite hoàn toàn bị giáng chức xuống làm con của Zeus và Dione, bất luận Dione là ai. Sau đó, thần Eros (xem phả hệ) cũng bị đổi tên thành Cupid và giáng chức xuống làm con của Venus (tên mới của Aphrodite).
Eros cũng là thần Tình Yêu – nhưng thay vì Venus chuyên về tình yêu nam-nữ, Eros chuyên mọi loại tình yêu, trong đó có đồng tính – Eros còn là thần Sinh Sản. Các nhà thơ thời La Mã như thế đã bỏ hẳn phiên bản “sinh ra từ bọt biển” và ghép Venus (tức Aphrodite) với Eros (tức Cupid) làm mẹ con, các vị thần sinh trước thời của Zeus cũng bị lãng quên, hoặc bị giáng chức như Eros.
Phiên bản đầu thường được cho là bản chính gốc Hy Lạp; phiên bản sau, dù cũng bắt đầu từ Hy lạp, nhưng đã bị pha trộn nhiều với văn hóa của La Mã. Như vậy, để phân biệt hai phiên bản của Thần Vệ Nữ này rất đơn giản: 

 Những ai theo thuyết đầu tiên

Thần Vệ Nữ sẽ không có Cupid đi kèm, thường là nằm một mình, không đứng chung với con cái của Zeus; hoặc đang nằm trên sóng hay trên vỏ sò, chuẩn bị dạt vào bờ.

Tác phẩm “Thần Vệ Nữ đang ngủ”, Giorgione,1510. 

Nếu để ý thì sẽ thấy bờ biển mà Venus được Thần Gió thổi dạt vào ở phía xa là phần nền của hình


Tác phẩm “Sự ra đời của thần Vệ Nữ”, Alexandre Cabanel, 1863. 

   Tuy Alexandre theo thuyết “bọt biển”, nhưng ảnh hưởng nặng của Thiên Chúa giáo đã khiến ông đổi Tiên Biển (Sea Nymphs),

Những ai theo thuyết thứ hai 

  Vệ Nữ sẽ luôn đi kèm với Cupid. Cảnh nền cũng bớt “tự nhiên” hơn, Vệ Nữ thường nằm trong nhà (thay vì trong… rừng, trên biển, gần biển v.v…)

Tác phẩm “Thần Vệ Nữ đang ngủ” của Artemisa Gentileschi, 1630.

 Venus thay vì ngủ một mình giữa thiên nhiên như trong tranh của Giorgione, thì lại nằm trong phòng, có Cupid đang quạt mát.


Tác phẩm “Vệ Nữ và Cupid”, Diego Velazquez, 1651


Đọc thêm: Tượng thần vệ nữ

Bức tượng được được một người nông dân tên là Yorgos Kentrotas tìm thấy trong tình trạng rời làm hai mảnh năm 1820 trên đảo Milos, cũng được gọi là Melos hay Milo, ở Aegae. Ông giấu bức tượng nhưng sau này các quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra và tịch thu. Một sĩ quan hải quân Pháp, Jules Dumont d'Urville, phát hiện vẻ đẹp của tượng và dàn xếp vụ mua bán cùng Đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Marquis de Riviere. Sau khi phục chế, bức tượng được mang giới thiệu cho vua Louis XVIII năm 1821. Cuối cùng nhà vua cho đặt tượng tại bảo tàng LouvreParis, nơi bức tượng vẫn được trưng bày đến ngày nay.

Sự nổi tiếng của bức tượng trong thế kỷ 19 không đơn thuần vì vẻ đẹp của nó mà còn vì những nỗ lực quảng bá mạnh của chính quyền Pháp. Năm 1815 Pháp trả lại bức tượng Medici Venus cho Ý sau khi bức tượng bị Napoléon Bonaparte cướp đoạt đem về nước. Tượng thần Vệ nữ được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất còn tồn tại khiến người Pháp càng bỏ công quảng cáo bức tượng Vệ nữ Milo là tuyệt tác hơn so với bức tượng họ vừa mất trước đó. Tượng được các nghệ sĩ và các nhà phê bình ca ngợi, họ coi đó là biểu tượng của vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ; tuy nhiên, Pierre-Auguste Renoir rõ ràng không theo trào lưu chung khi cho rằng nó giống như một "tên sen đầm" (gendarme).


                                                            
                                                                 

ST sưu tầm