Trang

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Chúc mừng năm mới








Chúc các anh chị, bạn bè thân yêu của Song Thu năm mới, nhiều niềm vui, sức khỏe, hạnh phúc và thành công!








Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Góc sức khỏe: ‘Biết ơn’ là chìa khoá kéo dài tuổi thọ





biet on bia



Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, lòng biết ơn có liên quan đến sức khỏe của cơ thể chúng ta. Trong đó, cảm xúc biết ơn có thể làm hạ huyết áp, làm con người ngủ sâu giấc hơn, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ.
Người mang sự biết ơn trong lòng có xu hướng ít buồn phiền và cũng không dễ dàng tổn thương bởi sự bình tĩnh đáng kinh ngạc cũng như khả năng chịu đựng áp lực trong mọi hoàn cảnh. Đôi khi có những nhân tố cảm xúc cản trở chúng ta biết ơn, và điều ta cần làm là khắc phục chúng. Nhưng làm cách nào đây?
Năm 2014, nhà tâm lý học Thomas Gilovich của Đại học Cornell đã có bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh “Greater Good Gratitude Summit”. Ông cho rằng, chướng ngại lớn nhất của lòng biết ơn là phương thức được lập trình của bộ não người. Chúng ta thường nhớ rất rõ những gì đã cản trở chúng ta, nhưng lại thường bỏ lỡ những thời khắc đẹp mà cuộc sống ban tặng. “Bởi vì trong cuộc sống, con người luôn có những mục tiêu phấn đấu hay có những vấn đề trước mắt phải giải quyết, làm chúng ta có xu hướng tập trung khắc phục khó khăn hơn là thưởng thức những điều tốt đẹp. Việc này đối với cuộc sống vật chất chúng ta là tốt, nhưng cũng làm cho ta không ý thức được điều thực sự cần trên con đường dẫn tới thành công.



Đi tìm những điều tốt đẹp


Susan Fox là một nhà nghệ thuật và là một luật sư đã về hưu. Bà thường có thói quen nhớ và viết ra nhật ký lòng biết ơn của mình.

Có nghiên cứu phát hiện rằng, nếu như trước khi đi ngủ bạn dành ra 15 phút viết ra những điều mình biết ơn, bạn sẽ ngủ ngon hơn và trong lòng bỗng chốc sẽ dâng trào hạnh phúc

Những nỗi sợ hãi trong chúng ta mỗi lúc một nhiều”, bà Fox chia sẻ. “Nhưng khi ngồi lại và nghĩ về những điều ta biết ơn, những điều tốt đẹp sẽ trở lại quanh ta, xua đi những nỗi sợ hãi ấy. Bạn sẽ cảm nhận được rằng không phải tất cả đều đã trở thành quá khứ. Chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu điều, từ nhỏ bé đến những điều to lớn hơn, và đều là tốt đẹp cả.”
Từ năm 1997, trong mỗi trang nhật ký biết ơn của bà Susan Fox đều có 5 điều biết ơn. Gần đây khi đọc lại những trang nhật ý đó, bà không khỏi xúc động. “Rất nhiều sự việc tôi đều không nhớ rõ ràng, nhưng khi đọc lại những gì mình viết, tôi có thể cảm nhận chúng giống như chúng vừa mới xảy ra ngày hôm qua vậy.”
Bà nói rằng nỗ lực biết ơn của chúng ta sẽ lưu giữ mọi thứ theo góc độ chính đáng nhất.
Giáo sư Đại học UCD (university of California, Davis), Robert Emmons từng nói: “Lòng biết ơn giúp ta gia tăng sức ảnh hưởng của mình trong các mối quan hệ dù là phức tạp nhất”.

Hãy biết ơn vì chúng ta nhận được lòng tốt trước khi nhận biết được chúng

Biết ơn giúp chúng ta cảm nhận được sự thiện lương và hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Các nghiên cứu về xã hội học đã cho thấy, lòng biết ơn có thể thúc đẩy đạo đức xã hội một cách mạnh mẽ.
Tại UCD có một lớp học mang tên “Quá trình cảm xúc: 21 ngày học cách biết ơn”. Có rất nhiều khán giả đã được truyền cảm hứng và họ cũng muốn thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai.
Trong quá trình nghiên cứu, người ta phát hiện rằng lòng biết ơn còn có tác dụng rất tích cực tới việc vận hành kinh doanh. Nó giúp người ta có trách nhiệm trong công việc và khích lệ họ làm tốt hơn.
Stephanie Walkenshaw làm việc trong lĩnh vực truyền thông đại chúng và là mẹ của 2 đứa trẻ. Ba năm trước, cô đã gặp phải nguy hiểm đến sinh mạng, nhưng nhờ sống mỗi ngày với lòng biết ơn, hiện nay cuộc sống của cô luôn ngập tràn hạnh phúc.

( theo Đại Kỷ Nguyên )


Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Chúc mừng...- ảnh Song Thu










Nhân kỷ niệm ngày thành lập QĐND VN, Song Thu xin gửi tới bạn bè, anh chị em đã và đang phục vụ trong quân ngũ lời chúc mừng nồng nhiệt, chân thành nhất.

Đặc biệt chúc mừng lão gia nhà Song Thu, ngày một sáng suốt, mạnh mẽ, là chỗ dựa cho cả gia đình nội ngoại êm ấm...



 Vài bức ảnh về một thời  để nhớ...






Xin cám ơn!

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Góc sức khỏe: Dưỡng sinh trường thọ










Mẹo dưỡng sinh sống trường thọ trăm tuổi của Tôn Tư Mạc




Tôn Tư Mạc thọ 101 tuổi, khi còn trẻ thể chất của ông yếu ớt, mắc nhiều bệnh tật, nên đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu về y thuật.
Với kiến thức cơ bản uyên thâm về dược lý học, và có các nghiên cứu chuyên sâu đạt tới đỉnh cao trên các phương diện như giữ gìn sức khỏe, cách ăn uống để dưỡng sinh khỏe mạnh, châm cứu, cách phòng tránh bệnh…, do vậy tới khi trăm tuổi, ông vẫn nghe và nhìn rất tốt, càng trở thành một nhà đại danh y nổi tiếng bậc nhất chiều đại nhà Đường.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông như “bí cấp thiên kim dược phương”, “thiên kim cánh phương”,… là tập hợp tư tưởng dưỡng sinh của các đại danh y, Đạo gia, Nho gia đời trước và tư tưởng dưỡng sinh của Ấn Độ cổ với quan điểm là “dưỡng sinh” và “dưỡng lão” luôn là gốc rễ để kéo dài tuổi thọ, phạm vi đề cập đến bao gồm y học dự phòng, y học về tâm và thân thể, y học về lão khoa, thậm chí là thuyết ưu sinh và chế độ ăn uống.
Một trong những phương pháp dưỡng sinh đó là điều chỉnh tâm trạng một cách có lý trí, thật vững vàng chắc chắn
Về đạo dưỡng sinh, Tôn Tư Mạc cho rằng, nên điều dưỡng tình cảm và lý trí, kiềm chế cảm xúc một cách vững chắc, về chuyện tình cảm luôn giữ trạng thái lạc quan, chuyện phòng the và chuyện ăn uống luôn kìm chế ở trạng thái điều độ đúng mức; duy trì trạng thái tinh thần hòa ái và thói quen ăn uống sinh hoạt điều độ, để phòng tổn thương tới lách và dạ dày, tránh gây ra trở ngại cho khí huyết từ đó dẫn tới sinh bệnh.
Ngoài ra ông còn nhấn mạnh tới tác dụng của liệu pháp ăn uống để trị bệnh cũng như dùng thuốc để điều trị trong điều trị và phòng tránh bệnh tật; “vận động để tăng cường sức khỏe và điều tiết khí huyết hấp thu dưỡng chất”, cũng theo danh y Tôn Tư Mạc, mọi người nên vận động và tập các bài tập khí công một cách thích hợp. Thông qua việc bỏ cái cũ nạp cái mới, động tĩnh kết hợp, đạt tới mục đích tăng cường sức khỏe.
Tự tu dưỡng tính nết trong cuộc sống hằng ngày là một đạo của dưỡng sinh
“Đạo lý của dưỡng lão” đó là dưỡng sinh của những người lớn tuổi, cũng theo Tôn Tư Mạc những người trên 50 tuổi là thuộc tầng lớp những người già, ở giai đoạn này có thể do quá trình lão hóa sinh lý dẫn tới nhiều loại bệnh biến tinh thần và các loại bệnh của hiện tượng lão hóa, do đó, biện pháp dưỡng lão cần làm đó là tự tu dưỡng tính nết, sinh hoạt bình thường điều độ, ăn uống có chừng mực, massage điều hòa cơ thể, phương pháp dưỡng sinh khi ở vào giai đoạn tuổi này là nên giữ tâm tính vui vẻ, sinh hoạt có quy luật, ăn uống điều độ và vận động vừa đủ thích hợp.
Thông thường, khi cơ thể phát bệnh là bởi cơ thể mất đi sự cân bằng, cộng thêm nguồn bệnh từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể gây ra, chỉ cần có thể bổ sung dinh dưỡng một một cách đầy đủ, duy trì chức năng hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, thì bệnh tật sẽ không dễ dàng lây nhiễm vào cơ thể.
Không uống thuốc có thể trị khỏi bệnh là thượng sách của dưỡng sinh
Đạo lý trong “dưỡng sinh” đó là “điều trị bệnh trước khi bệnh tiến triển”, chính là trước khi bị phát bệnh, việc cần làm đầu tiên là dùng các phương pháp để điều hòa thể chất, giúp cơ thể được khỏe mạnh tránh khỏi sự thâm nhập của mọi loại bệnh, thậm chí phòng chống để chúng không có nguy cơ phát sinh, nếu đạt được mục tiêu “không uống thuốc mà bệnh có thể tự khỏi” mới là thượng sách trong đạo dưỡng sinh.
Quan điểm dưỡng sinh và dưỡng lão của Tôn Tự Mạc, không chỉ là bí quyết thành công giúp ông có thể sống thọ tới trăm tuổi, mà cũng là lý luận trường thọ phong phú của dưỡng sinh Trung Quốc, dưỡng sinh không chỉ là độc quyền của những người cao tuổi, ở mỗi giai đoạn sống khác nhau con người đều cần có những trọng điểm chăm sóc dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe khác nhau, mà càng sớm chú ý quan tâm tới sức khỏe, mới là đạo dưỡng sinh có hiệu quả nhất.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch 

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

ĐƯỢC AN NINH ĐẾN CHƠI NHÀ- Thơ Tân Thái Bá







Kết quả hình ảnh cho an ninh
Đã vượt qua nỗi sợ,
Nay tôi chẳng sợ gì,
Ngoài dân tình loạn lạc,
Chiến tranh và chia ly.





2
Xã hội có phản biện
Là phúc cho nước nhà.
Người dân còn phản đối
Càng phúc cho nước nhà.

Là vì dân chưa chết,
Còn day dứt với đời.
Và quan trọng hơn cả -
Còn muốn được làm người.
3
Một cái trước tưởng đúng,
Bây giờ có thể sai.
Nếu thấy sai thì sửa.
Sửa cũng không chết ai.
Đảng tiếp tục đổi mới,
Dân chúng sẽ được nhờ.
Bỏ giáo điều cổ lỗ,
Dân chúng càng được nhờ.
3
Ba mươi năm đổi mới,
Đất nước khá hơn xưa.
Có tự do, dân chủ,
Dẫu chỉ mức vừa vừa.
Kinh tế phát triển tốt.
Dân có ăn, có tiêu.
Phải ghi nhận điều ấy
Công nhà nước rất nhiều.
Nhà nước đã cho phép
Người dân được kiếm tiền.
Trong chừng mực nào đó
Còn có cả nhân quyền.
4
Tôi chỉ nói sự thật,
Không muốn lật đổ ai.
Do không biết toàn cục
Nên có thể nói sai.
Nói sai thì xin nhắc.
Các anh thấy bài nào
Không đúng, không có lợi,
Tôi gỡ xuống, không sao.
Vì tôi và nhà nước
Chung mục đích - hết mình
Mong xã hội ổn định,
Dân hạnh phúc, an bình.
Yên tâm, để tôi nói,
Chừng mực và biết điều.
Một khi chán, không nói,
Mới đáng ngại hơn nhiều…
*
Tôi đã nói như thế
Trong chuyến thăm vừa rồi
Của một bác từ Bộ,
Ngỏ ý đến nhà tôi.
Khiêm tốn và lịch sự,
Thưa gửi rất đàng hoàng.
Nói chung là dễ mến,
Lời lẽ cũng nhẹ nhàng.
Bác còn mua ủng hộ
Cuốn Lược Sử Diễn Ca.
Tôi tặng thủ trưởng bác
Cuốn Đức Phật Thích Ca.
Thế đấy, mọi chuyện ổn
Khi ta nói Với nhau.
Ngược lại, sẽ không ổn
Khi chỉ nói VỀ nhau.
Bằng chứng - Chưa thấy bác
Gọi điện yêu cầu tôi
Gỡ bỏ bài nào đó.
Thế là tốt lắm rồi.
Bài học - thấy bức xúc,
Mọi người chê thì chê,
Nhưng đàng hoàng, xây dựng,
Không báng bổ nặng nề


.

 (Từ Đi tìm sự thật blog)

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Ngắm những bóng hồng đáng yêu...






                          Bóng hồng lãng mạn trong tranh Robert Hagan





Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Bóng hồng lãng mạn trong tranh Robert Hagan



Họa sĩ người Australia vẽ nhiều bức tranh về những người phụ nữ mặc váy hoa, cầm ô hoặc choàng khăn đi giữa biển, giữa đồng hoa bạt ngàn.




Robert Hagan sinh năm 1942 ở Murwillumbah, Australia. Thành tích trong học tập giúp ông giành được học bổng vào Đại học Newcastle, Anh. Sau khi tốt nghiệp, Hagan vừa dạy học vừa viết sách, vẽ tranh.
Năm 1974, Robert Hagan mở triển lãm đầu tiên cùng hai người anh em của mình nhưng không thành công.
Những năm sau đó, ông không ngừng học hỏi, rèn luyện. Từ thập niên 1980, ông có nhiều triển lãm, tranh được đón nhận nồng nhiệt.
Đề tài trong tranh Robert Hagan đa dạng, từ động vật, những chàng cao bồi tới trẻ em, phong cảnh... Trong đó, một phần không nhỏ, ông dành cho phụ nữ.
Bối cảnh trong tranh thường là bãi biển, cánh đồng hoa, con đường mòn hay dòng sông.
Các cô gái mặc váy hoa tha thướt. Hầu như nhân vật trong tranh đều quay mặt về hướng khác.
Hải Lan
Ảnh: Robert Hagan

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Chầm chậm đọc và chiêm nghiệm: Người đại khí phách...








Người đại khí phách sẽ có đại phúc khí


Đừng để ý người khác nhìn gì và nói gì ở sau lưng bạn, bởi vì những lời nói đó không thể thay đổi được sự thật, nhưng lại có thể làm rối loạn tâm trí bạn.
Một khi tâm trí đã loạn, tất cả mọi thứ sẽ đều rối loạn theo. Người hiểu bạn, không cần phải giải thích họ cũng hiểu; người đã không hiểu bạn càng không cần bạn đi giải thích, có giải thích cũng bằng không; Bởi vì thức đêm mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người dài sâu, sống lâu không nhất định là tăng thêm thân tình, nhưng nhất định nhìn rõ tâm người.
Người quý ở đại khí, phải học được để tự nói với chính mình. Đồng thời hãy tin rằng, người thật sự hiểu bạn, tuyệt sẽ không bởi vì cái này, cái kia có hay không có mà phủ định nghi ngờ bạn. Rèn luyện, nuôi dưỡng tốt đại khí chất của bạn, đại khí không phải là tính cách, nó là một dạng mê lực hấp dẫn của nhân cách con người.
Đại khí là khí chất, là khí độ của một người, là một dạng biểu hiện bên ngoài của thế giới nội tâm một người, là sức mạnh vô hình toát ra từ tổ hợp các tố chất của một người.
Đại khí không phải theo đến từ khi mới sinh ra, mà phải trải qua cuộc sống dần dần nuôi dưỡng thành khí khái chính trực, là một dạng ý thức có thần thái của một người đối với xã hội, đối với cuộc sống, là tính người bộc lộ tự nhiên, không thể giả vờ mà tạo ra được.
Người có đại khí nói năng rộng rãi thích hợp, giao tiếp lịch sự, xử thế hài hòa tự nhiên, thái độ sống ôn hòa, không vội vàng, không lười biếng, khi không nên ra tay thì ngây ngô như tượng, khi cần đụng tay làm là khiến người khác trố mắt kinh ngạc.
Người đại khí luôn nhìn nhận vấn đề ở một tầm cao hơn, làm cho người khác cảm thấy được đãi ngộ trọng vọng. Người đại khí giống như một cuốn sách hay khiến cho người rung động tâm can, không cẩu thả, nông nỗi bộp chộp, vô luận đứng từ góc độ nào mà nhìn đều sẽ không cảm thấy nhạt nhẽo vô vị, và một khi đã cầm lên đọc sẽ không muốn dừng lại, thu được ích lợi vô cùng.
Đại khí là một dạng nhường nhịn, không dễ dàng đem bản thân ra để thách thức gây sự hà hấn người khác.
Khí phách là một dạng tính cách đạm bạc giản dị, không tham cầu  công danh lợi lộc và xem chúng phù du như mây bay qua, trong tâm luôn tồn ngự ánh trăng sáng.
Dựng lập, cất mình lên đường đường chính chính, ngã xuống ngã thành tám nhánh, khi vấp ngã thất bại không than thân trách phận, không mãi ở đó gặm nhấm thất bại, biết tiến dừng đúng lúc, công thành rồi thì lui về giữ thân, khi đã từ bỏ quyền lợi thì không tơ hào do dự, khi theo đuổi thì ý chí bền bỉ, chưa đạt mục đích quyết không buông lơi.
Khí phách là làm cho người khác kính trọng chứ không phải là kính sợ.
Trung thành đối với bạn bè, hiếu thuận đối với cha mẹ. Đứng trên một độ cao nhất định nhưng không để người khác cảm giác thấy độ cao của bạn, như thế lại càng có thể dành được sự nhìn nhận đối xử đánh giá tốt của người khác.
Trầm lắng bản thân, suy nghĩ thấu đáo, không ngừng học hỏi, những việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ bạn có thể không làm tới được nhưng trong tâm luôn không lãng quên. Mở rộng tầm mắt, có thể vươn bao cao thì sẽ lên được cao bấy nhiêu, có thể bay cao bao xa thì sẽ đi được xa bấy nhiêu. Khí phách chính là con người bạn, rèn luyện tốt bản thân, nuôi dưỡng tốt đại căn khí của mình!
Đại khí là một dạng khiêm nhường. Nửa cái chai nước luôn ở trong bình lắc lư, người ít học thường hay huênh hoang; trong ba người cùng đi ắt sẽ có người là thầy của ta, đừng xem thường, đánh giá thấp bất cứ ai, từ trên thân người khác tìm ra điểm yếu và khuyết điểm của mình, không sùng bái bất kỳ một ai nhưng luôn học hỏi những điểm mạnh của người khác.
Đại khí là một dạng thái độ ứng xử. Khổng tử khi gặp Tề Cảnh Công mặt không đổi sắc vì đều là người thường, gặp người tài giỏi hiền đức như trông thấy người ngang hàng, mà không có gì phải sợ hãi trước bậc đức hạnh, tài năng. Luôn bảo trì nhân cách và tự trọng của mình.
Đại khí là một dạng cảnh giới, biển học vô bờ, từ chân trời tới góc biển lấy viền trời làm đường biên, núi cho dù có cao trèo lên tới đỉnh thì ta trên cao hơn cả đỉnh núi, đứng càng cao nhìn được càng xa!
Đại khí là một dạng tài phú. Luôn gắn chặt theo cùng với mình, không ai lấy đi được, bộc lộ ra ngoài sẽ luôn được mọi người tán dương khen ngợi, ẩn giấu đi giúp bạn ung dung lập thế.
Đại khí là một dạng tu dưỡng, có một độ thâm sâu. Người khác có thể không dò biết được nội tâm bạn bao sâu, nhưng vĩnh viễn không khiến người khác ôm giữ hoài nghi hay đối địch với bạn.
Làm được tới người đại căn khí chân chính rất khó, nếu như làm tới được thì chính là có đại nhân cách, đại độ lượng và đã là thành công rồi.
Theo Đại ký nguyên

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Hà nội gió bấc- Thơ Song Thu





Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về. Đường phố Hà nội lại xao xác đón gió đông trong biển hoa cúc họa mi đầu mùa...




                     

Hà nội gió bấc
(Cảm tác từ bức tranh về Hà Nội xưa và nhớ...)


Mình nhỏ xíu xui
giữa lòng Hà Nội
phố phơi mưa bụi
gió bấc heo may...

Mình tay nắm tay
mỉm cười trao gửi
Cây bàng nghiêng lay 
bung mầm lá mới...


 Cách xa vời vợi
gió bắc mưa nam
 Người đi người đợi
cây trút lá vàng...

......

Mùa này Hà nội  
 gió bấc cúc xanh
nghe bàng xao xác
 lại thầm nhớ anh...












Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Góc sức khỏe- Tìm hiểu y học Trung Hoa: Khám bệnh qua lưỡi

ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo > Sức Khỏe > Đông Y > Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa

Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa

(picsbyst/shutterstock)
(Ảnh: picsbyst/shutterstock)
Nghệ thuật chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa có lẽ là một trong những phương pháp thú vị nhất trong lĩnh vực của tôi. Chẩn đoán bệnh qua lưỡi không phải là phương pháp cổ xưa nhất, danh hiệu đó thuộc về bắt mạch, nhưng chẩn đoán bệnh qua lưỡi dường như nổi tiếng hơn.
Chẩn đoán bệnh qua lưỡi được áp dụng từ khoảng năm 1350, thời kì được xem là cận đại nếu so thời gian mà Y học Trung Hoa đã được ứng dụng.
Tôi nhận thấy chẩn đoán bệnh qua lưỡi đem đến rất nhiều thông tin; tôi biết được rất nhiều điều từ sức khỏe của bệnh nhân khi xem lưỡi của họ. Dĩ nhiên, hàng năm trời kinh nghiệm trong việc khám lưỡi khiến tôi đúc kết nhiều điều, nhưng trên thực tế, bạn có thể nhận biết rất nhiều về cơ thể chính mình bằng cách sử dụng những thông tin cơ bản trong bài viết này.
Rất nhiều thay đổi về tình trạng sức khỏe và sự cân bằng trong cơ thể của bạn có thể xuất hiện trên lưỡi. Ví dụ, hãy thè lưỡi ra, nếu bạn nhận thấy một lớp phủ dày, nhờn, bạn có lẽ đang có một vấn đề về tiêu hóa hoặc chẩn bị mắc một cơn cảm lạnh tồi tệ. Hãy cứ đọc tiếp để có thêm nhiều thông tin chi tiết về lớp phủ lưỡi của bạn và những dấu hiệu biểu thị khác.
Quảng cáo
Lưỡi là một công cụ chẩn đoán bệnh quan trọng trong Y học Trung Hoa bởi vì lưỡi là bộ phận duy nhất của cơ thể mà vừa là phần nội lẫn ngoại. Bời thế, lưỡi cung cấp một cánh cửa sổ ở bên ngoài để nhận biết những điều bên trong cơ thể.
Khám lưỡi thường bao gồm quan sát màu sắc, hình dạng, kích thước, và lớp phủ. Nói chung, lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng, không quá khô hoặc ướt, không quá mỏng hoặc sưng, và không có dấu răng hay đổi màu, và lớp phủ thì mỏng, trong, hoặc trắng nhạt.
Ý tưởng nhận biết về bên trong cơ thể bằng cách quan sát những dấu hiệu bên ngoài là một chủ đề phổ biến trong Y học Trung Hoa, điều này cũng có lý khi chúng ta nhớ rằng Y học cổ đại bắt đầu xuất hiện từ hàng ngàn năm về trước; khi mà máy chụp X-ray và MRI thậm chí còn chưa được tưởng tượng tới. Vậy nên, Y học Cổ truyền Trung Hoa đã phát triển rất nhiều kỹ thuật nhận biết bên trong cơ thể bằng cách quan sát và điều tra phần bên ngoài.
Dưới đây, tôi có thông tin chi tiết hơn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng khi bác sĩ khám lưỡi cho bạn, thì ông ấy hay bà ấy sẽ kết hợp tất cả những thông tin trên với nhau chứ không phải chỉ tập trung vào một khía cạnh của cơ thể.

3 phương pháp quan sát lưỡi cơ bản


(Jesse Kunerth/Shutterstock)
(Ảnh: Jesse Kunerth/Shutterstock)

1) Màu sắc của thân lưỡi

Màu sắc thân lưỡi có khác biệt rất lớn giữa người với người, nhưng nó cung cấp một bức tranh bao quát về tổng thể tình trạng sức khỏe của một người. Khi nào mà thân lưỡi chuyển từ màu hồng khỏe mạnh sang màu khác, điều này biểu thị rằng có một sự mất cân bằng đang tồn tại bên trong thân thể. Sau đây là những ví dụ phổ biến.
*Lưỡi đỏ biểu thị rằng có quá nhiều nhiệt trong cơ thể; lưỡi càng đỏ, thì bệnh càng có nhiều nhiệt nóng. Một số triệu chứng phổ biến của việc có nhiều nhiệt bao gồm: viêm sưng, đau nửa đầu, đổ mồ hôi đêm, và có xu hướng dễ nóng giận hoặc khó chịu, nhiễm trùng, đỏ mắt và da phát ban.
*Lưỡi nhợt nhạt biểu thị sự thiếu hụt khí và huyết hoặc có sự xuất hiện của hàn; lưỡi càng nhợt nhạt, thì sự thiếu hụt và hàn xuất hiện trong cơ thể càng trầm trọng. Những triệu chứng liên quan đến lưỡi nhợt nhạt là: suy nhược, thiếu máu (đặc biệt nếu đi kèm với khuôn mặt và môi nhợt nhạt), uể oải, và mệt mỏi.
*Lưỡi tím tượng trưng cho sự ứ tắc đâu đó trong cơ thể hoặc có thể là ứ tắc nhiều nơi. Hãy nghĩ đến sự ứ tắc như những vật cản trong cơ thể. Ví dụ, nếu một người có một cơn đau đầu gối tồi tệ, thì chất dịch, bao gồm máu, đang không chảy đúng cách trong khu vực đó làm cho đầu gối bị cả đau và sưng.
Sự ứ tắc không chỉ liên quan đến các cơn đau khớp. Chúng có thể liên quan đến những vấn đề về tuần hoàn máu, đau xúc cảm hoặc những sự khó chịu thể xác khác như đau ngực hoặc PMS. Nếu nó là một vấn đề phụ khoa, thì người phụ nữ thường xuyên có kinh nghiệt sẫm màu và máu vón cục trong chu kỳ hàng tháng của cô.

2) Hình dáng và kích thước của thân lưỡi

Hình dáng và kích thước sưng húp hoặc mỏng, có dấu răng? Đây là những dấu hiệu quan trọng để quan sát khi nhìn vào lưỡi. Hình dáng và kích thước của lưỡi cho thấy sự trao đổi chất dịch trong cơ thể.
*Lưỡi sưng biểu thị rằng sự thay đổi của các chất dịch trong thân thể đang không được diễn ra suôn sẻ. Bạn có thể thấy điều này ở người có vấn đề tiêu hóa; nếu lưỡi sưng và có màu tím, thì vấn đề thường ở tuần hoàn máu.
Lưỡi sưng thường kèm theo các dấu răng ở bên lưỡi. Điều này biểu thị một xu hướng mất ngủ và hoặc thậm chí là dòng chảy các chất dịch cơ thể đang gặp rất nhiều trở ngại.
*Lưỡi rất mỏng, ngắn có thể biểu thị sự khô và thiếu các chất dịch trong cơ thể. Thường khi một người phụ nữ đang trải qua chu kỳ mãn kinh thì lưỡi của họ thường trở nên khô cũng như đỏ hơn. Điều này xảy ra bởi vì trong thời gian đó máu ngưng chảy (máu cũng là một chất dịch), họ đang “nóng lên” – họ đang có một sự xung nhiệt đột ngột.

3) Lớp phủ lưỡi

Độ dày và màu sắc của lớp phủ lưỡi rất quan trọng cần chú ý.
*Lớp phủ lưỡi dày thường biểu thị một căn bệnh xâm nhập vào cơ thể từ môi trường bên ngoài, như là cúm, vi rút hoặc cảm lạnh. Nếu lớp phủ cực dày ở phần hướng về phía cuống lưỡi, thì đây thường là một vấn đề lâu dài.
*Lớp phủ lưỡi mỏng thường là do khô. Phụ nữ trong chu kỳ mãn kinh có thể có một lớp mỏng hoặc không có lớp phủ kèm theo thân lưỡi mỏng, đỏ bởi sự thay đổi hormone và sự cạn kiệt các chất lỏng.
Màu sắc của lớp phủ trên lưỡi còn cảnh báo bạn nhiều rối loạn khác.
*Lớp phủ dày màu trắng biểu thị các căn bệnh mang tính hàn. Ví dụ bao gồm mệt mỏi, phân lỏng hoặc đầy hơi, bệnh cảm với ớn lạnh và có đờm.
*Lớp phủ màu vàng biểu thị nhiệt. Vậy nếu một người mắc cơn cảm lạnh tồi tệ cộng với đau họng, ra mồ hôi, đờm vàng và sốt, bệnh của họ thường liên quan đến nhiệt.
*Lớp phủ màu xám, đen hiếm khi xuất hiện và biểu thị cho một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng; hãy gọi ngay cho bác sĩ y khoa của bạn.
Lớp phủ lưỡi thay đổi nhanh chóng hơn nhiều so với thân lưỡi. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng thức ăn và nước uống của bạn sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của lớp phủ lưỡi tạm thời, và rất dễ dàng nhận biết được những ai hút thuốc bởi lớp phủ màu vàng trên lưỡi họ.

Bạn có thể tham khảo bảng sau để biết được các vùng trên lưỡi có liên quan đến bộ phận nào.

(Antonio Guillem/shutterstock; jens almroth/epoch times/photo illustration)
(Ảnh: Antonio Guillem/shutterstock; jens almroth/epoch times/photo illustration)
Hãy sắp xếp các mảnh ghép này lại. Trên phần trước, chúng tôi đã giải thích về màu sắc của lưỡi. Nếu đầu lưỡi rất đỏ, thì đó là dấu hiệu của cảm xúc khó chịu.
Kết nối những thông tin này với các cơ quan trong cơ thể, chúng ta nhận thấy rằng màu đỏ càng đậm, thì những biến động xúc cảm càng mạnh. Bởi vì đầu lưỡi liên quan đến tim và trong trường hợp này (Theo Y học Trung Hoa), trái tim tượng trưng cho tình trạng hạnh phúc, khỏe mạnh của bạn.
Sau đây là một ví dụ khác: một cái lưỡi nhợt nhạt với một đường nứt nẻ ở thân lưỡi. Bởi vì thân lưỡi có liên quan đến dạ dày nên điều này biểu thị rằng đang có một sự rối loạn ở hệ tiêu hóa. Vết lõm càng sâu càng nghiêm trọng bao nhiêu thì tình trạng càng tồi tệ và mãn tính bấy nhiêu.
Điều này chỉ mới bắt đầu tiếp xúc với sự phức tạp của chẩn đoán bệnh qua lưỡi. Khi bạn kết hợp bản đồ của các cơ quan, màu sắc, hình dáng, kích thước và lớp phủ lưỡi chung với nhau thì có đến hàng trăm hoán vị.
Tôi hy vọng rằng bạn hiện giờ đã ấn tượng hơn với chiếc lưỡi của mình; nó thật sự rất tuyệt diệu! Lưỡi cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin khá lớn khi mà ta học được cách làm thế nào để quan sát những sự thay đổi trên lưỡi.


Jennifer Dubowsky, LAc, là một nhà châm cứu có chứng chỉ hành nghề tại vùng trung tâm Chicago, Illinois, kể từ năm 2002. Dubowsky lấy bằng cử nhân Khoa học tự nhiên lĩnh vực Khoa học đa ngành của Đại Học Illinois ở Chicago và bằng Thạc sĩ Khoa học tự nhiên lĩnh vực Y học dân tộc ở Đại học Châm cứu Tây Nam vùng Boulder, Colorado. Trong suốt quá trình học, Dubowsky cũng hoàn thành chương trình thực tập tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Cô đã nghiên cứu và có nhiều bài viết về Y học Trung Hoa và tổ chức những cuộc đàm luận về chủ đề này. Cô điều hành một trang blog rất nổi tiếng về sức khỏe và y học Trung Hoa trên trang blog Châm cứu Chicago. “Adventures in Chinese Medicine” là cuốn sách đầu tay của cô. Bạn có thể tìm đọc các bài viết của Dubowsky tại www.tcm007.com.