Nàng tiên trong tranh là ai? Đó chính là nàng Chloris, sau thời Hy Lạp thì
người La Mã cải tên nàng thành Flora- là nữ thần của các loại hoa.
Chữ flower (hoa) trong tiếng Anh có gốc từ đây.

Chân dung Flora, tranh tường khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, biểu tượng thường là giỏ hoa, bình hoa.
Thuở còn là… trinh nữ, Flora là một nàng tiên xinh đẹp , con của Titan biển Oceanus. Nàng không nằm trong danh
sách “những nàng tiên hạng A”, nhưng vì nàng gắn liền với mùa xuân, nên
dân chúng có tổ chức lễ hội mừng xuân khá là xôm cho nàng.
Ồ, Flora đang là tiên mà, sao tự dưng được thăng thành thần nhỉ?
Việc này lại liên quan tới một tích . “Thủ phạm”
kỳ này là thần gió Tây Zephyrus.
Sau khi "ăn cơm trước kẻng" ông ấy cưới
Flora làm vợ, và “thăng chức” cho nàng từ tiên lên thành thần. Hơi thở của Flora bỗng dưng biến thành hoa. Trái
đất trước đây chỉ có vài màu, bây giờ Flora đi đến đâu là màu mới thi
nhau mọc lên, không khí vui vẻ, sinh động. Đúng là mùa
xuân.

Tác
phẩm “Zephyrus và Flora”, Henrietta Rae, 1888.
Trông lãng mạn quá! Để không bị lẫn lộn hai người này với Cupid và Psyche, các họa sĩ hay vẽ thêm hoa (cho Flora) và cánh bướm thay vì cánh lông vũ trắng cho Zephyrus.
Trông lãng mạn quá! Để không bị lẫn lộn hai người này với Cupid và Psyche, các họa sĩ hay vẽ thêm hoa (cho Flora) và cánh bướm thay vì cánh lông vũ trắng cho Zephyrus.

Tác
phẩm “Zephyrus đội vương miện cho Flora”, Schall Frederic, thế kỷ 18.
Vẽ cảnh thần gió cưới Flora, tặng nàng vương miện, và phong nàng làm thần. Cupid và chim bồ câu có mặt trong tranh để minh chứng cho tình yêu của hai người.
Vẽ cảnh thần gió cưới Flora, tặng nàng vương miện, và phong nàng làm thần. Cupid và chim bồ câu có mặt trong tranh để minh chứng cho tình yêu của hai người.

“Zephyrus
ve vãn Flora”, John William Waterhouse, 1897.
Vì thần gió sà xuống nên khăn tóc của mấy cô bay hết cả, Flora trông hơi khó chịu , nhưng tranh nhìn cũng thơ mộng chứ.
Vì thần gió sà xuống nên khăn tóc của mấy cô bay hết cả, Flora trông hơi khó chịu , nhưng tranh nhìn cũng thơ mộng chứ.