Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Thư dãn cuối tuần: Tuyệt đẹp tranh nude nghệ thuật




Tranh nude nghệ thuật của Serge Marshennikov

Serge Marshennikov sinh năm 1971 tại Ufa (Bashkiria, Nga). Ông đã được mẹ khuyến khích làm quen với hội họa nhỏ và ông có các giáo viên dạy riêng và được tham gia các cuộc nghiên cứu về nghệ thuật hội họa và điêu khắc. Sau khi nhận được một số giải thưởng về tranh màu nước và những bức tranh bột màu, Serge đã quyết định trở thành 1 họa sĩ chuyên nghiệp.



Bộ ảnh nude tuyệt vời - đỉnh cao nghệ thuật tranh nude phong cách phục hưng
Bộ ảnh nude tuyệt vời - đỉnh cao nghệ thuật tranh nude phong cách phục hưng


Bộ tranh nude đẹp về những người  phụ nữ với phong cách phục hưng của nghệ sĩ Marshennikov

Là một trong những sinh viên tốt nghiệp tài năng nhất của học viện Mỹ thuật The Academy Repin tại St Petersburg–Nga, ông được nhận ở lại trường sau đại học và tổ chức triển lãm solo trong thư viện "Sangat" của quê hương ông Ufa trong năm 1995. Chương trình là một thành công và Serge đã được mời tham dự triển lãm tại phòng trưng bày Liên minh của các nghệ sĩ, giúp cho sự nghiệp của ông ngày càng phát triển và được thế giới công nhận. Những bức tranh của ôngđược tổ chức trong các Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (El Paso), Các Bảo tàng Grace (Abilene), và trong nhiều bộ sưu tập quan trọng tư nhân ở Nga, Anh, Đan Mạch, Pháp và Nhật Bản.




Bộ tranh những thiếu nữ gợi cảm


Phong cách tranh nude phong cách thời phục hưng


Tranh nude - nghệ thuật đẹp


Phụ nữ - khỏa thân tuyệt đẹp


Biểu cảm trong tranh nude của nghệ sĩ Marshennikov





Bộ ảnh nude của Marshennikov họa sĩ nổi tiếng người Nga - Bộ tranh mang phong cách phục hưng vẽ những người phụ nữ xinh đẹp với nhiều diễn tả và biểu cảm khác nhau.



Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Một bài thơ tình của TOlXTOI











TOLXTOI 


Mùa thu đến*



Mùa thu đến, lá trong vườn đã rụng,

Lá vàng bay, bay theo gió. Ngoài đồng

Phía xa xa, ngay sát rìa thung lũng,

Đang khoe mình, đỏ rực cả hàng phong.

Anh khẽ nắm bàn tay em - một lúc

Buồn và vui lẫn lộn. Giữa trời chiều

Anh nhìn em, khóc lên vì hạnh phúc,

Vì vụng về không biết nói anh yêu...
















Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Thơ tình Du tử Lê

       




                             alt








Nổi tiếng với lĩnh vực thơ tình ở miền Nam từ trước giải phóng, Du Tử Lê còn được xem là một trong những tác giả có thơ được phổ nhạc nhiều nhất. Ơn em, Trên ngọn tình sầu (Từ Công Phụng), Khúc Thụy Du (Anh Bằng), Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau, Tình sầu Du Tử Lê (Phạm Duy)... đã đi vào lòng người yêu nhạc nhiều thế hệ

Xin giới thiệu hai bài thơ trong số đó



Ngày ấy, Du Tử Lê yêu tha thiết cô giáo Huyền Châu, cháu ruột của giáo sư Lê Ngọc Trụ (Đại học Văn Khoa Sài Gòn). Thế nhưng, tình yêu của họ không đi đến hôn nhân vì sự ngăn cách của gia đình. Sau biến cố 1975, Du Tử Lê định cư ở California  để lại một mối tình đầu ban sơ và lưu luyến. Hai mươi sáu năm sau, năm 1991, ông quay trở về thăm lại người yêu cũ và có ý định đem Huyền Châu qua Mỹ. Cô đã từ chối với lý do cha mẹ già yếu.
            Hiện cô vẫn còn độc thân và cư ngụ tại một căn nhà cũ ở Bến Chương Dương – TP HCM.





KHÚC THÊM CHO HUYỀN CHÂU





hạnh phúc tôi từ những ngày nước lớn

trời mưa mau tay vuốt mặt khôn cùng

bầy sẻ cũ hom hem chiều ngói xám

trời xanh xao chân nhỏ cũng không về

cây mộng nở từng ngón tay lá nõn

nôi tương tư cỏ ấm thịt da người

tôi hiu hắt từ mắt em ngắt tạnh

môi thâm khô từ thuở định xin hôn

ngày tháng hạ khi không mà trở rét

em khi không mà trở mặt điêu ngoa

tay trông ngóng hương đưa mùi tóc mạ

ngọn me xa theo ký ức rì rào

chiều qua đó chân ai còn ríu rít

lời ai say cho trời đất lại gần 

kỷ niệm tôi từ những ngày vỡ tiếng

nhẩn nha gom từng cọng thiết tha rơi

con dế nhỏ lớn lên đằm tiếng hát

khi đêm về ru giọng đớn đau hơn

cây niên thiếu cũng thui mầm trong sáng

lá oan khiên lả tả mái hiên người

tôi èo uột từ những người cả gió

con dế buồn tự tử giữa đêm sương

bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ

ngọn me xưa già khọm tiếc thương hờ

em ở đó bờ sông còn ẩm cát

con sóng tình vỗ mãi một âm quên 




1967











Kiếp Sau Xin Giữ Lại Đời Cho Nhau



ơn em thơ dại từ trời

theo ta xuống biển vớt đời ta trôi

ơn em, dáng mỏng mưa vời

theo ta lên núi về đồi yêu thương

ơn em, ngực ngải môi trầm

cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan

ơn em, hơi thoảng chỗ nằm

dấu quanh quẩn dấu nỗi buồn một nơi

ơn em, hồn sớm ngậm ngùi

kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau








Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Viết cho em-Thơ Nguyễn trọng Tạo và lời bình Huệ Hương Hòang







VIẾT CHO EM
(Nguyễn Trọng Tạo. 2012)

Đặt Em vào giữa chiều thu
Trời thành tơ lụa. Mây mù mỏng tang
Đặt Em vào cõi mơ màng
Mắt đen. Môi đỏ. Ngỡ ngàng hiện lên
Đặt Em vào xứ thần tiên
Nụ hôn run rẩy nối liền thịt da
Đặt Em vào giữa bao la
Đường cong mỹ mãn như là vẽ tranh
Đặt em vào vòng tay anh
Vòng tay nảy những chồi xanh. Ai ngờ
Đặt Em dưới ngực. Cuộc cờ
Không vì thắng bại. Đôi bờ cỏ non
Mặt anh tắm nước suối nguồn
Da thơm mùi cỏ. Tóc thơm gió trời
Anh đi. Em sát bên người
Chuyến xe mộng mị. Buồn vui theo cùng
Lòng anh cười khóc. Mông lung
Biệt ly. Ai chẳng đã từng biệt ly
Đặt Em về chốn phẳng lỳ
Đặt Anh về phía chân đi không đành
Nhớ nhau. Vàng đá để dành
Trời xanh. Áo lụa. Lá cành cùng xanh…



Tôi tự thấy mình thật “to gan” khi dám nghĩ tới chuyện viết lời binh cho thơ của Nguyễn Trọng Tạo. Vì, con người anh, và thơ anh, có bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, học giả nổi tiếng đã “phân tích”, “mổ xẻ”. Trong khi tôi chỉ là một anh “nguyên thầy đồ môn toán”, mới thực sự quan tâm đến văn học nghệ thuật những ngày gần đây.
Nhưng rồi tôi lại nghĩ, tôi sẽ chọn một bài của anh mà tôi cho là ít người để ý nhất, và có lẽ không phải ai đọc lên cũng phải rơi nước mắt như tôi. Đó là bài Viết Cho Em, được anh viết vào năm 2012.
Đọc thơ Nguyên Trọng Tạo, tôi luôn hình dung anh là cả một cõi giới bao la, sâu thẳm. Những cảm xúc ào ạt xô bờ như biển, và những khu rừng bí hiểm không biên giới của những ý tưởng.
Trong Viết Cho Em, điều làm cho tôi ấn tượng không phải là một nhân vật Em rất đẹp, rất kiều diễm, “Mắt đen, Môi đỏ” với “đường cong mỹ mãn như là vẽ tranh”, với “da thơm mùi cỏ, tóc thơm gió trời…” Điều làm cho tôi ngạc nhiên, chính là vì cái hành động “Đặt Em”. Có thể người phụ nữ ở đây chỉ bình thường như rất nhiều phụ nữ khác, nhưng với trái tim tràn ngập yêu đương của một thi sĩ, anh đã
“Đặt Em vào giữa chiều thu”
Để
“Trời thành tơ lụa. Mây mù mỏng tang”
Và:
“Đặt Em vào cõi mơ màng
Mắt đen. Môi đỏ. Ngỡ ngàng hiện lên
Đặt Em vào xứ thần tiên
Nụ hôn run rẩy nối liền thịt da
Đặt Em vào giữa bao la
Đường cong mỹ mãn như là vẽ tranh”
Thật hạnh phúc cho người phụ nữ nào có được những khoảnh khắc tình yêu của anh. Và ai nói rằng, tình yêu trai gái không phải là hiện thân của tâm từ? Thật sự, nếu không có một trái tim đầy từ ái, làm sao Nhà thơ có thể đặt người phụ nữ của mình vào trong những cảnh giới đẹp đẽ đến như thể, để họ cũng trở thành đẹp đẽ đến như thế?
Rồi tình yêu thăng hoa:
“Đặt em vào vòng tay anh
Vòng tay nảy những chồi xanh. Ai ngờ
Đặt Em dưới ngực. Cuộc cờ
Không vì thắng bại. Đôi bờ cỏ non”
Chà. Nguyễn Trọng Tạo viết về “chuyện yêu” mà không phải viết về chính nó, là viết về cái thần của nó, cái xúc cảm có được từ nó. Toàn bộ cuộc tình được trần thuật, nhưng lại thật thanh tao. Tôi nghĩ Hồ Xuân Hương nếu đọc những dòng này chắc phải mỉm cười thán phục: Và một tình cảm viên mãn, cũng là sự tri ân đối với người bạn tình:
“Mặt anh tắm nước suối nguồn
Da thơm mùi cỏ. Tóc thơm gió trời”
Rồi chợt tình yêu thần tiên phải đối diện với thực tế cõi đời buồn bã:
“Anh đi. Em sát bên người
Chuyến xe mộng mị. Buồn vui theo cùng”
Và con tim Thi sĩ đa sầu, đa cảm, đã nhìn thấy trước sự chia ly. Dẫu cho trong đời đã từng trải qua bao nhiêu cuộc chia ly, thì cuộc nào cũng sẽ là như nhau tại thời điểm ấy, sầu buồn thăm thẳm:
“Lòng anh cười khóc. Mông lung
Biệt ly. Ai chẳng đã từng biệt ly”
Vi anh biết, Em sẽ về với cuộc đời thường nhật, với những bổn phận mà Em đã tự đặt ra cho mình:
“Đặt em về chốn phẳng lỳ”
Mặc dù vậy, con tim vẫn vương luyến:
“Đặt anh về phía chân đi không đành”
Đến đây, chúng ta không thể không để ý đến cái tài tình tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Trọng Tạo. Anh đã “đặt Em về chốn phẳng lỳ” và tự đặt mình “về phía chân đi không đành”. Tại sao lại là “chốn”? Và tại sao lại là phía? Vì Em đã đành lòng xa anh để quay trở lại với cuộc sống thường nhật, với những bổn phận và sự bình an. Đó là nơi chốn của nàng. Còn với người thi sĩ, thậm chí phía trước còn chưa phải là một con đường, mới chỉ là một hướng đi, mênh mang vô định. Mà phía sau, tình yêu đã khuất xa. Thật bùi ngùi cho bước chân đi không đành ấy.
Và, ai nói Nguyễn Trong Tạo không chung tình trong tình yêu?
“Nhớ nhau. Vàng đá để dành
Trời xanh. Áo lụa. Lá cành cùng xanh…”
Tình yêu còn mãi trong tim, cho dù đó là tình yêu thứ mấy. Tôi tin chắc rằng với Nguyễn Trọng Tạo là như vậy.
Tình yêu của một Người Trời lạc xuống cõi người

Huệ Hương Hoàng ( Từ Du tư Lê blog)
6/10/2014

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Nhớ lại: Mùa ấy đâu rồi







Mùa ấy đâu rồi
 
......

Có một mùa

Tháng Mười Một thêu hoa

Trang sách nói cười nhịp đời gõ cửa

Bụi phấn bạc đầu niềm vui lệ ứa

Mùa của tinh khôi !

( Trích bài thơ cùng tên của Nhà thơ- nhà giáo Lý viễn Giao)




Có một mùa 

Tháng Mười Một say mê
Trang giáo án gối kê đầu thao thức
Nói gì với các em khi trống trường đã giục
Lời tâm thức bồi hồi...

Mùa ấy đâu rồi? 


( Nhà giáo Vũ thu Giang- Song Thu )






Nhớ lại



2011, ĐH KTQD HN




        


2012, ĐHKTQD HN

Áo đỏ, nhỏ nhất là me


2012, Khoa Kỹ sư Kinh tế, ĐH XÂY DỰNG HN

         



2013,  ĐH KTQD HN


      


2013, Khoa Thống Kê, ĐHKTQD HN

      



Năm  nay, 20-11-2014












19-11

20-11



Cô và trò xưa

Xin cám ơn!


Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Dành cho 20-11 năm nay: Điểm 10 môn văn













               

Bài văn điểm 10 khiến giáo viên nể phục


“Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thể hiện cả con người và cách sống đều rất đẹp".


Đó là lời chia sẻ của thầy Phạm Vũ – giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) về bài văn của học sinh Vũ Phương Thảo (lớp 10A1, THPT Định Hóa). Bài văn viết về người thầy Nguyễn Văn Tâm nay đã nghỉ hưu, trước là giáo viên dạy Toán trường THCS Chợ Chu, đã được thầy Phạm Vũ chấm 10 điểm.
Lời nhận xét của thầy như sau: "Tư duy mạch lạc giúp bài văn có cấu tứ. Cảm xúc đẹp, mãnh liệt, chân thành. Dũng cảm, sáng tạo, phá cách trong việc tách câu và tạo từ, xây dựng giọng điệu. Rất có ý thức khi dùng thủ pháp để diễn đạt. Chú ý: Đôi khi hơi cầu kỳ, lên gân”.
Em Vũ Phương Thảo là học sinh lớp chuyên Toán, thuộc ban tự nhiên nhưng học rất tốt Ngữ văn. Em vừa giải A Cây bút tuổi hồng 2013-2014 của báo Thiếu niên Tiền phong.

Thầy Phạm Vũ chia sẻ: “Chúng ta không thể chia lại những quân bài đã chia, và cũng thế, thầy không dám mong một sự thay đổi cho những điều không hay của chuyện dạy và học bây giờ. Nhưng thầy sẵn lòng gạt đi tất cả những điều đó, để dành hết niềm vui vào bài văn của em”.
Trên Facebook, bài văn của Phương Thảo được rất nhiều người viết trẻ, giáo viên, nhà văn khen ngợi. PGS.TS Ngô Văn Giá (trưởng khoa Viết văn – Báo chí, trường ĐH Văn hóa Hà Nội) nhận xét: “Thật xúc động. Bài văn vượt ra khỏi biên giới học đường để đến với tất cả. Có người trò nhân ái và tử tế như thế này, buộc những người thầy cũng phải sống tốt hơn lên”.
Dưới đây là bài văn của Vũ Phương Thảo viết về người thầy em kính yêu nhất:



"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.
Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.
Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.
Kia rồi! Thầy tôi...
Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.
Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.
Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.
Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Thảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.
Hiền như tiên.
Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...
Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.
Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.
Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.
Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.
Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.
Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.
Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.


Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi"


 

Vài nét về nữ sinh có điểm 10 môn văn

  
Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Phương Thảo

Phương Thảo cho biết, viết về thầy Nguyễn Văn Tâm là bài văn thứ hai em đạt điểm 10. Trước đó, trong năm học lớp 8, Thảo từng xuất sắc đạt điểm tuyệt đối khi viết thơ cũng về chủ đề này.
Thầy Nguyễn Văn Tâm là người đã dạy Thảo môn Toán trong suốt 4 năm THCS. Hình ảnh thầy Tâm đi trên chiếc xe đạp cũ kĩ, bóng đổ liêu xiêu, mái tóc bạc - người Thảo kính trọng nhất trên đời luôn khắc sâu trong tâm trí em. Câu nói “Cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn nữa” của thầy luôn khiến Thảo ghi nhớ, là động lực trong mỗi bước đường gặp khó khăn.
Sau khi bài văn viết về người thầy được đăng tải trên báo chí, nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của nhiều người, Thảo vỡ òa trong cảm xúc bất ngờ.
Cô nữ sinh lớp 10 tâm sự: “Em thấy vui và hạnh phúc khi được nhiều người quan tâm đến bài văn của mình, thậm chí là sững sờ. Bài viết này em dự định sẽ dành tặng thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tuy nhiên, do bài văn được chia sẻ rộng rãi nên thầy Tâm đã đọc. Thầy nói rất vui và xúc động. Em coi đó là món quà, thành công lớn nhất đã nhận được”.

Còn mẹ của Thảo, cô Nguyễn Thị Mai Huyên đã rất vui khi đọc được bài viết của con: “Thầy Tâm là người thầy mẫu mực không chỉ trong chuyên môn mà còn ở cuộc sống đời thường, giáo dục đạo đức học sinh. Thầy là người không quan tâm đến danh lợi mà chỉ lo lắng cho tương lai của học trò. Thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Thảo, vì vậy bài văn mới được viết trong cảm xúc chân thành và trong sáng đến vậy”.

Nữ sinh có điểm 10 môn văn



Cô gái bé nhỏ có thành tích đáng nể Vũ Phương Thảo sinh ra trong gia đình có mẹ là giáo viên dạy Văn trường THPT Định Hóa, bố làm trong ngành tài chính.
Ngay từ khi học lớp 4, Thảo đã có tác phẩm đăng trên báo Thiếu niên nhi đồng. Hiện tại, cô nữ sinh lớp 10 đã có trong tay gần 70 truyện ngắn và 3 truyện dài.
Phương Thảo đạt nhiều thành tích đáng nể trong học tập. Năm 2011, nữ sinh xuất sắc vượt qua hàng nghìn cây bút trẻ, dành giải nhì cuộc thi sáng tác Tomi Happy và hành trình vạn dặm dưới biển do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Năm 2012, Thảo đạt giải C Cây Bút tuổi hồng và mới đây nhất cô nữ sinh vinh dự đạt giải A cuộc thi này.
Đạt nhiều giải thưởng về văn học, được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá cao nhưng Thảo lại khá khiêm tốn khi nhắc đến chuyện xuất bản sách.
Thảo bày tỏ: "Em tự nhận thấy những tác phẩm của mình còn thiếu sót, một số chi tiết không hay, cần chỉnh sửa. Em sẽ cố gắng hoàn thiện để mong tác phẩm của mình được NXB để ý tới trong tương lai".
Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Tham gia hội thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014.
Cô học trò giỏi văn lại là học sinh thuộc lớp chọn Toán. Phương Thảo đạt giải nhì cuộc thi Giải toán trên máy tính Casio, giải khuyến khích toán cấp tỉnh trong năm cuối cấp 2.
Điểm tổng kết trung bình cả năm học của Thảo là 9,4 (lớp 8) và 9,3 (lớp 9). Trong, đó, điểm trung bình môn Toán đạt 9,6. Ngoài ra, năm lớp 7, Thảo 3 lần đạt huy chương đồng giải bơi lội các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc.
Hiện tại, cô gái đa tài còn biết chơi đàn organ và guitar. Sau giờ học, Phương Thảo dành thời gian đọc sách.
Nhà văn Thảo yêu mến nhất là chú Nguyễn Nhật Ánh: “Em thích nhất tác phẩm Mắt biếc, đó là lần đầu tiên em đã khóc khi đọc sách vì sự ám ảnh" – Thảo chia sẻ. Cô gái có biệt danh “Thảo bé nhỏ” vừa học giỏi toán nhưng lại đam mê viết văn được giáo dục trong gia đình tôn trọng quyền tự do, sở thích của con cái.
Cô Mai Huyên cho biết, bố mẹ không hề bắt ép con phải chọn lựa khối tự nhiên hay xã hội, luôn để Thảo phát triển tự nhiên.
Phương Thảo bày tỏ: “Tuy mẹ là giáo viên dạy văn nhưng không hề định hướng hay đặt mục tiêu em phải theo môn học này. Mẹ thường xuyên đọc tác phẩm của em và góp ý.
Trong cuộc sống, thay vì cách tạo áp lực, ép buộc con, bố mẹ luôn để em tự do trong suy nghĩ và hành động". Trong tương lai, Thảo đặt mục tiêu vào trường HV Ngoại giao, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ước mơ của em là trở thành một nhà ngoại giao hoặc làm kinh tế giỏi.



( Theo Nguyễn Vũ Song Thu blog )

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Cuối tuần: Cười với Song Thu cái nào!

Cụ bà đi xe yamaha, Honda


Nhớ chàng


Chàng đi vui với bạn bè
Em ngồi bậu cửa cưỡi ( à quên...)trông xe...nhớ người!









Sáng chiều tưới luống rau tươi
Tối về ôm bé "mặt trời",  ngủ yên!







Ô kìa cây cũng giống em
Xác xơ một nỗi... chả thèm đắng cay!






Nhà mình hai chú mèo tây 
Đi chơi cho kỹ!!!...  Mèo này em cưng! 




 Xù này


 Bông này




Cụ bà tạo dáng thẹn thùng hài hước.

Còn em nè...


HI HI!