Trang

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

SƠN LA, ĐIỆN BIÊN...Về thăm lại chiến trường xưa...




                                        















Dịp nghỉ lễ 30-4, và đón ngày kỷ niệm chiến thắng ĐBP, 7-5, ST theo đoàn cựu chiến binh của MK về thăm lại chiến trường Tây Bắc năm xưa. Đoàn có hơn 40 cụ, trong đó có một trung tướng, một thiếu tướng, bốn lính Điện Biên xưa, có cụ đã gầm 90 tuổi...Vượt quãng đường dài gần 1000 km đường núi  vòng vèo cua tay áo....4 đêm, 5 ngày...cả đoàn đi đến nơi về đến chốn bình yên và thu nhận nhiều điều bổ ích!
Xin chia sẻ một vài hình ảnh với bạn bè nhé...

Đi qua Mộc Châu, lên thẳng Sơn La, nắng đã đỉnh đầu nhưng thiếu tưởng trưởng đoàn vẫn quyết định đến thăm Nhà tù Sơn La rồi mới về khách sạn nghỉ ngơi...


   Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau cả, một khu đất cao trung tâm thị xã Sơn La, nơi án ngữ các ngả đường đi Hà Nội - Lai Châu - Tạ Bú. Từ đỉnh đồi Khau cả có thể nhìn bao quát toàn cảnh Thị xã Sơn La, và đặc biệt khu đồi này nằm độc lập và gần như tách biệt với vùng dân cư bên ngoài, vì vậy nó rất thuận lợi cho âm mưu của thực dân pháp xây dựng trung tâm giam cầm những người yêu nước Việt Nam tại đây.


 Ban đầu chỉ là một nhà tù nhỏ, sau năm 1930, lợi dụng vị trí, địa thế của Sơn La thực dân Pháp tiến hành mở rộng Nhà tù Sơn La nên gấp 3 lần so với ban đầu (Từ 500mlên 1700m2 )
Chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945, quân Pháp đã giam cầm, đầy ải 1.007 lượt chiến sĩ cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác.
Nhà tù này là nơi giam giữ những người cộng sản mà sau này đã trở thành các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như: Lê DuẩnTrường ChinhVăn Tiến DũngSong HàoXuân ThuỷTrần Huy LiệuNguyễn Cơ ThạchMai Chí ThọTrần Quốc HoànHoàng TùngHoàng Thế ThiệnTô Hiệu, Đỗ Nhuận …


Đây là một chứng tích về âm mưu thâm độc và tàn ác dã man của Thực Dân Pháp, đối với những người Cộng sản và những người yêu nước Việt Nam. Nó đã trở thành một trung tâm giam cầm và đày ải, tiêu hao dần lực lượng cách mạng Việt Nam trước năm 1945.  Nhưng vượt lên trên gông cùm, những cộng sản Việt Nam ở đây đã biến Nhà tù Đế Quốc thành trường học cách mạng, biến những bức tường đá lạnh lẽo của Nhà tù thành những viên gạch nồng ấm tình đồng chí, thành những tia sáng cách mạng tỏa ra khắp vùng núi rừng Tây Bắc. Chính vì vậy Nhà tù Sơn La đã trở thành chiếc nôi của cách mạng Việt Nam, đã đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ các chiến sỹ trung kiên cho Đảng, cho dân tộc.
          

Khi rút khỏi Sơn La thực dân Pháp đã phá hủy nhiều di tich trong nhà tù . Sau đó khi máy bay Mỹ ném bom thị xã thì di tích nhà tù lần nữa bị phá hoại...Đến nay chỉ còn một số di tích ngầm là nguyên vẹn và đang được tôn tạo lại.

Không thể kể hết sự độc ác dã man của thực dân Pháp tại đây...ST chỉ giới thiệu vài nét cơ bản của di tích


Tòan cảnh di tích nhà tù






Vài góc nhỏ




Không cần thuyết minh...





Nhà tù Sơn La gắn liền với tên tuổi đồng chí Tô Hiệu. Ông là bí thư chi bộ nhà tù duy nhất đã hy sinh tại đây...

Phòng giam đ/c Tô Hiệu vẻn vẹn vài mét vuông...


Khi ông lâm bệnh nặng, tù nhân đấu tranh để ông được giam ở nơi này. Tại đây ông trút hơi thở cuối cùng...





Cây đào Tô Hiệu ( thế hệ thứ hai) đến nay vẫn xanh tươi...







CÁC ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ CHI BỘ NHÀ TÙ SƠN LA
(1939-1945)

                                 
                     
     l Đồng chí: Nguyễn Lương Bằng
                  (Bí thư lâm thời Chi bộ Nhà tù
                                Sơn La (12/1939 - 2/1940)                   
l Đồng chí: Trần Huy Liệu
(Bí thư Chi bộ Nhà tù
Sơn La (2/1940 - 5/1940) 
    


                                               
                       
l Đồng chí: Tô Hiệu
(Bí thư Chi bộ Nhà tù
Sơn La (5/1940 - 10/1940) 
l Đồng chí: Lê Thanh Nghị
(Bí thư Chi bộ Nhà tù
Sơn La (10/1941 - 6/1943) 
l Đồng chí: Trần Quốc Hoàn
(Bí thư Chi bộ Nhà tù
Sơn La (7/1943 - 3/1945) 


Bác Xuân Thủy ( Cụ thân sinh của chị Ánh Tuyết- QL) bị giam ở nhà tù Sơn La hai lần. Ông là " chủ bút " tờ báo Suối Mơ, tờ báo của chi bộ nhà tù. Dưới đây là bài thơ Bác Xuân Thủy viết năm 1941, khi đến SL lần thứ hai, treo ở nhà trưng bày ( bảo tàng) ngục Sơn La


alt



Hàng năm, di tích nhà tù được nhiều thế hệ sau-  nhất là các cháu học sinh- đến  thăm viếng, tưởng nhớ các chiến sỹ CM đã hy sinh vì dân tộc....


Tạm biệt di tích nhà tù về nghỉ ngơi , sáng hôm sau đòan đi thăm nhà máy thủy điện Sơn La, cách thành phố 30 km.



                                    Image result for THỦY ĐIỆN SƠN LA


                 
Một vài thông tin về nhà máy: 

Là nhà máy thủy điện công suất lớn nhất Đông Nam Á
Nằm ở bậc thang thứ 2 trong hệ thống bậc thang thủy điện trên thượng lưu sông Đà, Sơn La là công trình thủy điện có công suất lớn nhất với công suất lắp đặt 2.400MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW). Điện lượng trung bình năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh).

Khối lượng công việc thi công nhiều nhất
Thủy điện Sơn La có khối lượng công việc thi công lớn nhất trong khu vực: Diện tích lưu vực: 43.760 km2; Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3; Mực nước dâng bình thường: 215m; Mực nước gia cường: 217,83 m; Mực nước chết: 175m.

Tiến độ thi công “cán đích” nhanh nhất
Về tiến độ xây dựng, theo Nghị quyết của Quốc hội, nhà máy thủy điện Sơn La sẽ phát điện tổ máy 1 vào năm 2012, hoàn thành toàn bộ Nhà máy vào năm 2015. Thế nhưng, quá trình xây dựng Thủy điện Sơn La đã cán đích trước thời hạn 3 năm, tức 2012.

Công trình có dự án di dân đông nhất
Để phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, hàng vạn hộ dân thuộc ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã phải di dời lên chỗ ở mới để nhường đất cho dự án.

Hồ chứa nước rộng nhất
Hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.


Một số hình ảnh:

Hoa nở cạnh lối vào




Toàn cảnh 



Cận cảnh



Hồ nước lưng núi





Thật nhiều ánh nắng...


Và sương mai...



Hôm ấy, nhà máy đóng cửa sửa chữa, toàn đoàn đành đứng ngoài chụp một kiểu kỷ niệm. Rồi lên đường lên Điện Biên...

( Còn tiếp kỳ sau: Điên Biên)