Trang

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Góc sức khỏe- Tìm hiểu y học Trung Hoa: Khám bệnh qua lưỡi

ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo > Sức Khỏe > Đông Y > Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa

Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa

(picsbyst/shutterstock)
(Ảnh: picsbyst/shutterstock)
Nghệ thuật chẩn đoán bệnh qua lưỡi trong Y học Trung Hoa có lẽ là một trong những phương pháp thú vị nhất trong lĩnh vực của tôi. Chẩn đoán bệnh qua lưỡi không phải là phương pháp cổ xưa nhất, danh hiệu đó thuộc về bắt mạch, nhưng chẩn đoán bệnh qua lưỡi dường như nổi tiếng hơn.
Chẩn đoán bệnh qua lưỡi được áp dụng từ khoảng năm 1350, thời kì được xem là cận đại nếu so thời gian mà Y học Trung Hoa đã được ứng dụng.
Tôi nhận thấy chẩn đoán bệnh qua lưỡi đem đến rất nhiều thông tin; tôi biết được rất nhiều điều từ sức khỏe của bệnh nhân khi xem lưỡi của họ. Dĩ nhiên, hàng năm trời kinh nghiệm trong việc khám lưỡi khiến tôi đúc kết nhiều điều, nhưng trên thực tế, bạn có thể nhận biết rất nhiều về cơ thể chính mình bằng cách sử dụng những thông tin cơ bản trong bài viết này.
Rất nhiều thay đổi về tình trạng sức khỏe và sự cân bằng trong cơ thể của bạn có thể xuất hiện trên lưỡi. Ví dụ, hãy thè lưỡi ra, nếu bạn nhận thấy một lớp phủ dày, nhờn, bạn có lẽ đang có một vấn đề về tiêu hóa hoặc chẩn bị mắc một cơn cảm lạnh tồi tệ. Hãy cứ đọc tiếp để có thêm nhiều thông tin chi tiết về lớp phủ lưỡi của bạn và những dấu hiệu biểu thị khác.
Quảng cáo
Lưỡi là một công cụ chẩn đoán bệnh quan trọng trong Y học Trung Hoa bởi vì lưỡi là bộ phận duy nhất của cơ thể mà vừa là phần nội lẫn ngoại. Bời thế, lưỡi cung cấp một cánh cửa sổ ở bên ngoài để nhận biết những điều bên trong cơ thể.
Khám lưỡi thường bao gồm quan sát màu sắc, hình dạng, kích thước, và lớp phủ. Nói chung, lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng, không quá khô hoặc ướt, không quá mỏng hoặc sưng, và không có dấu răng hay đổi màu, và lớp phủ thì mỏng, trong, hoặc trắng nhạt.
Ý tưởng nhận biết về bên trong cơ thể bằng cách quan sát những dấu hiệu bên ngoài là một chủ đề phổ biến trong Y học Trung Hoa, điều này cũng có lý khi chúng ta nhớ rằng Y học cổ đại bắt đầu xuất hiện từ hàng ngàn năm về trước; khi mà máy chụp X-ray và MRI thậm chí còn chưa được tưởng tượng tới. Vậy nên, Y học Cổ truyền Trung Hoa đã phát triển rất nhiều kỹ thuật nhận biết bên trong cơ thể bằng cách quan sát và điều tra phần bên ngoài.
Dưới đây, tôi có thông tin chi tiết hơn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng khi bác sĩ khám lưỡi cho bạn, thì ông ấy hay bà ấy sẽ kết hợp tất cả những thông tin trên với nhau chứ không phải chỉ tập trung vào một khía cạnh của cơ thể.

3 phương pháp quan sát lưỡi cơ bản


(Jesse Kunerth/Shutterstock)
(Ảnh: Jesse Kunerth/Shutterstock)

1) Màu sắc của thân lưỡi

Màu sắc thân lưỡi có khác biệt rất lớn giữa người với người, nhưng nó cung cấp một bức tranh bao quát về tổng thể tình trạng sức khỏe của một người. Khi nào mà thân lưỡi chuyển từ màu hồng khỏe mạnh sang màu khác, điều này biểu thị rằng có một sự mất cân bằng đang tồn tại bên trong thân thể. Sau đây là những ví dụ phổ biến.
*Lưỡi đỏ biểu thị rằng có quá nhiều nhiệt trong cơ thể; lưỡi càng đỏ, thì bệnh càng có nhiều nhiệt nóng. Một số triệu chứng phổ biến của việc có nhiều nhiệt bao gồm: viêm sưng, đau nửa đầu, đổ mồ hôi đêm, và có xu hướng dễ nóng giận hoặc khó chịu, nhiễm trùng, đỏ mắt và da phát ban.
*Lưỡi nhợt nhạt biểu thị sự thiếu hụt khí và huyết hoặc có sự xuất hiện của hàn; lưỡi càng nhợt nhạt, thì sự thiếu hụt và hàn xuất hiện trong cơ thể càng trầm trọng. Những triệu chứng liên quan đến lưỡi nhợt nhạt là: suy nhược, thiếu máu (đặc biệt nếu đi kèm với khuôn mặt và môi nhợt nhạt), uể oải, và mệt mỏi.
*Lưỡi tím tượng trưng cho sự ứ tắc đâu đó trong cơ thể hoặc có thể là ứ tắc nhiều nơi. Hãy nghĩ đến sự ứ tắc như những vật cản trong cơ thể. Ví dụ, nếu một người có một cơn đau đầu gối tồi tệ, thì chất dịch, bao gồm máu, đang không chảy đúng cách trong khu vực đó làm cho đầu gối bị cả đau và sưng.
Sự ứ tắc không chỉ liên quan đến các cơn đau khớp. Chúng có thể liên quan đến những vấn đề về tuần hoàn máu, đau xúc cảm hoặc những sự khó chịu thể xác khác như đau ngực hoặc PMS. Nếu nó là một vấn đề phụ khoa, thì người phụ nữ thường xuyên có kinh nghiệt sẫm màu và máu vón cục trong chu kỳ hàng tháng của cô.

2) Hình dáng và kích thước của thân lưỡi

Hình dáng và kích thước sưng húp hoặc mỏng, có dấu răng? Đây là những dấu hiệu quan trọng để quan sát khi nhìn vào lưỡi. Hình dáng và kích thước của lưỡi cho thấy sự trao đổi chất dịch trong cơ thể.
*Lưỡi sưng biểu thị rằng sự thay đổi của các chất dịch trong thân thể đang không được diễn ra suôn sẻ. Bạn có thể thấy điều này ở người có vấn đề tiêu hóa; nếu lưỡi sưng và có màu tím, thì vấn đề thường ở tuần hoàn máu.
Lưỡi sưng thường kèm theo các dấu răng ở bên lưỡi. Điều này biểu thị một xu hướng mất ngủ và hoặc thậm chí là dòng chảy các chất dịch cơ thể đang gặp rất nhiều trở ngại.
*Lưỡi rất mỏng, ngắn có thể biểu thị sự khô và thiếu các chất dịch trong cơ thể. Thường khi một người phụ nữ đang trải qua chu kỳ mãn kinh thì lưỡi của họ thường trở nên khô cũng như đỏ hơn. Điều này xảy ra bởi vì trong thời gian đó máu ngưng chảy (máu cũng là một chất dịch), họ đang “nóng lên” – họ đang có một sự xung nhiệt đột ngột.

3) Lớp phủ lưỡi

Độ dày và màu sắc của lớp phủ lưỡi rất quan trọng cần chú ý.
*Lớp phủ lưỡi dày thường biểu thị một căn bệnh xâm nhập vào cơ thể từ môi trường bên ngoài, như là cúm, vi rút hoặc cảm lạnh. Nếu lớp phủ cực dày ở phần hướng về phía cuống lưỡi, thì đây thường là một vấn đề lâu dài.
*Lớp phủ lưỡi mỏng thường là do khô. Phụ nữ trong chu kỳ mãn kinh có thể có một lớp mỏng hoặc không có lớp phủ kèm theo thân lưỡi mỏng, đỏ bởi sự thay đổi hormone và sự cạn kiệt các chất lỏng.
Màu sắc của lớp phủ trên lưỡi còn cảnh báo bạn nhiều rối loạn khác.
*Lớp phủ dày màu trắng biểu thị các căn bệnh mang tính hàn. Ví dụ bao gồm mệt mỏi, phân lỏng hoặc đầy hơi, bệnh cảm với ớn lạnh và có đờm.
*Lớp phủ màu vàng biểu thị nhiệt. Vậy nếu một người mắc cơn cảm lạnh tồi tệ cộng với đau họng, ra mồ hôi, đờm vàng và sốt, bệnh của họ thường liên quan đến nhiệt.
*Lớp phủ màu xám, đen hiếm khi xuất hiện và biểu thị cho một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng; hãy gọi ngay cho bác sĩ y khoa của bạn.
Lớp phủ lưỡi thay đổi nhanh chóng hơn nhiều so với thân lưỡi. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng thức ăn và nước uống của bạn sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của lớp phủ lưỡi tạm thời, và rất dễ dàng nhận biết được những ai hút thuốc bởi lớp phủ màu vàng trên lưỡi họ.

Bạn có thể tham khảo bảng sau để biết được các vùng trên lưỡi có liên quan đến bộ phận nào.

(Antonio Guillem/shutterstock; jens almroth/epoch times/photo illustration)
(Ảnh: Antonio Guillem/shutterstock; jens almroth/epoch times/photo illustration)
Hãy sắp xếp các mảnh ghép này lại. Trên phần trước, chúng tôi đã giải thích về màu sắc của lưỡi. Nếu đầu lưỡi rất đỏ, thì đó là dấu hiệu của cảm xúc khó chịu.
Kết nối những thông tin này với các cơ quan trong cơ thể, chúng ta nhận thấy rằng màu đỏ càng đậm, thì những biến động xúc cảm càng mạnh. Bởi vì đầu lưỡi liên quan đến tim và trong trường hợp này (Theo Y học Trung Hoa), trái tim tượng trưng cho tình trạng hạnh phúc, khỏe mạnh của bạn.
Sau đây là một ví dụ khác: một cái lưỡi nhợt nhạt với một đường nứt nẻ ở thân lưỡi. Bởi vì thân lưỡi có liên quan đến dạ dày nên điều này biểu thị rằng đang có một sự rối loạn ở hệ tiêu hóa. Vết lõm càng sâu càng nghiêm trọng bao nhiêu thì tình trạng càng tồi tệ và mãn tính bấy nhiêu.
Điều này chỉ mới bắt đầu tiếp xúc với sự phức tạp của chẩn đoán bệnh qua lưỡi. Khi bạn kết hợp bản đồ của các cơ quan, màu sắc, hình dáng, kích thước và lớp phủ lưỡi chung với nhau thì có đến hàng trăm hoán vị.
Tôi hy vọng rằng bạn hiện giờ đã ấn tượng hơn với chiếc lưỡi của mình; nó thật sự rất tuyệt diệu! Lưỡi cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin khá lớn khi mà ta học được cách làm thế nào để quan sát những sự thay đổi trên lưỡi.


Jennifer Dubowsky, LAc, là một nhà châm cứu có chứng chỉ hành nghề tại vùng trung tâm Chicago, Illinois, kể từ năm 2002. Dubowsky lấy bằng cử nhân Khoa học tự nhiên lĩnh vực Khoa học đa ngành của Đại Học Illinois ở Chicago và bằng Thạc sĩ Khoa học tự nhiên lĩnh vực Y học dân tộc ở Đại học Châm cứu Tây Nam vùng Boulder, Colorado. Trong suốt quá trình học, Dubowsky cũng hoàn thành chương trình thực tập tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Cô đã nghiên cứu và có nhiều bài viết về Y học Trung Hoa và tổ chức những cuộc đàm luận về chủ đề này. Cô điều hành một trang blog rất nổi tiếng về sức khỏe và y học Trung Hoa trên trang blog Châm cứu Chicago. “Adventures in Chinese Medicine” là cuốn sách đầu tay của cô. Bạn có thể tìm đọc các bài viết của Dubowsky tại www.tcm007.com.