Trang

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Những bức tranh Việt làm “say lòng” thế giới

Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.



Mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20 chứa đựng vẻ đẹp nghệ thuật ấn tượng và vẻ đẹp văn hóa đậm đà. Sự kết hợp ý vị đã khiến tranh của các họa sĩ Việt ở đầu thế kỷ 20 luôn thu hút người mua trên khắp thế giới mỗi khi xuất hiện trở lại tại các cuộc đấu giá:

Bức “Bức màn tím” của

Bức “Bức màn tím” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1942-1945. Tháng 4/2012, tại Hồng Kông, bức “Bức màn tím” đã được bán đấu giá với mức giá 2,9 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỉ đồng). Tại thời điểm này, đây được coi là mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm mỹ thuật của một họa sĩ Việt Nam.

Bức “Bức màn tím” của

Bức “Nhìn từ đỉnh đồi” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện năm 1937. Bức họa đã đạt mức giá bán 840.000 đô la Mỹ (18,2 tỉ đồng) hồi tháng 11/2014 khi được rao bán đấu giá tại Hồng Kông. Hiện đây là bức tranh đắt giá nhất của một họa sĩ Việt Nam từng xuất hiện tại một cuộc đấu giá.

Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) là họa sĩ bậc thầy của Việt Nam theo trường phái hậu ấn tượng. Sự nghiệp hội họa của ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm đắt giá. Lê Phổ còn được mệnh danh là “cây đại thụ” trong làng mỹ thuật Việt Nam. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư ở Paris.

Hình ảnh người phụ nữ Việt xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Lê Phổ. Ở giai đoạn đầu (1934-1945), người phụ nữ trong tranh ông thường mỏng manh, e ấp, toát lên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng. Giai đoạn tiếp theo (từ những năm 1950), tranh sơn dầu Lê Phổ vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những nét tự do, phóng khoáng.

Phần lớn cuộc đời mình, dù định cư tại Pháp, nhưng họa sĩ Lê Phổ vẫn luôn nhắc nhớ về quê hương, đất nước với những tình cảm sâu đậm. Trong tranh ông, những nét đặc trưng về Việt Nam luôn được thể hiện đậm đà, qua hình ảnh người phụ nữ, trẻ thơ và thiên nhiên.


Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Hái cây thuốc” của họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Hai chị em gái” được thực hiện năm 1940. Tác phẩm từng được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 250.000 đô la Hồng Kông (hơn 700 triệu đồng).

Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Gia đình nhỏ” được thực hiện năm 1940. Tác phẩm từng đạt mức giá 740.000 đô la Hồng Kông (2 tỉ đồng).


Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Chân dung thiếu phụ và hoa sen” của Lê Phổ, thực hiện năm 1939, từng đạt mức giá 1.240.000 đô la Hồng Kông (gần 3,5 tỉ đồng).

Bức “Mẹ và con” từng đạt
mức giá 1.160.000 đô la Hồng Kông (hơn 3,2 tỉ đồng).

Bức “Mẹ và con” từng đạt mức giá 1.160.000 đô la Hồng Kông (hơn 3,2 tỉ đồng).

Bức “Chân dung một cậu
bé Việt Nam” từng đạt mức giá 225.000 đô la Hồng Kông (631 triệu đồng).

Bức “Chân dung một cậu bé Việt Nam” từng đạt mức giá 225.000 đô la Hồng Kông (631 triệu đồng).

Bức “Đi tắm” được thực
hiện năm 1937-1938, có giá 562.500 đô la Hồng Kông (gần 1,6 tỉ đồng).

Bức “Đi tắm” được thực hiện năm 1937-1938, có giá 562.500 đô la Hồng Kông (gần 1,6 tỉ đồng).

Loạt tranh về hoa của họa
sĩ Lê Phổ.

Loạt tranh về hoa của họa sĩ Lê Phổ.

Bức “Hoa loa kèn” của họa
sĩ Lê Phổ có giá 187.500 đô la Hồng Kông (526 triệu đồng).

Bức “Hoa loa kèn” của họa sĩ Lê Phổ có giá 187.500 đô la Hồng Kông (526 triệu đồng).

Bức “Hai thiếu nữ” của

Bức “Hai thiếu nữ” của họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ năm 1942.

Bức “Giai điệu” của họa
sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Giai điệu” của họa sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Giai điệu” của họa
sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Người phụ nữ nhìn qua ban công” của họa sĩ Mai Trung Thứ, vẽ năm 1940, từng được bán đấu giá tại Hồng Kông với mức giá 600.000 đô la Hồng Kông (gần 1,7 tỉ đồng).

Bức “Giai điệu” của họa
sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Năm cô gái trẻ” của họa sĩ Mai Trung Thứ từng được bán đấu giá với mức giá 625.000 đô la Hồng Kông (hơn
1,7 tỉ đồng).

Mai Trung Thứ (1906-1980) là một hoạ sĩ nổi tiếng khác của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930).

Phần lớn cuộc đời ông sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp. Tên tuổi ông trong lĩnh vực hội họa gắn liền với những tác phẩm tranh lụa về phụ nữ, trẻ em, và cuộc sống thường nhật với những góc nhìn mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông.

Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về màu sắc trong tranh lụa Việt Nam


Bức “Cô hàng xén” của

Bức “Cô hàng xén” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Hầu đồng” vẽ năm
1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Hầu đồng” vẽ năm 1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Hầu đồng” vẽ năm
1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Người bán gạo” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ năm 1932. Tháng 5/2013, tác phẩm mỹ thuật này đã được bán với mức giá 390.000 đô la Mỹ (gần 8,5 tỉ đồng) tại Hồng Kông. Khi đó, tác phẩm đã lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Việt Nam.

Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa năm 1931 tổ chức tại Paris, Pháp, những tác phẩm mỹ thuật của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương.

Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh từng được mời tham gia giảng dạy mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có trường Bưởi và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Ông là họa sĩ đang nắm giữ kỷ lục về số tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.


Bức “Thiếu nữ uống trà”
của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bức “Thiếu nữ uống trà” của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bức “Thiếu nữ uống trà”
của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Các loại triều phục của triều đình nhà Nguyễn do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân thực hiện. Bộ tranh gồm 54 bức màu nước đã đạt mức giá bán 680.000 đô la Hồng Kông (gần 2 tỉ đồng).

Bức “Thiếu nữ uống trà”
của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bộ tranh gồm 51 bức màu nước vẽ năm 1889 khắc họa quang cảnh miền Bắc Việt Nam được thực hiện bởi họa sĩ Lam Thu Hau (tên viết không dấu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Sotheby). Bộ tranh được bán với giá 524.000 đô la Hồng Kông (gần 1,5 tỉ đồng).

Bức “Thiếu nữ uống trà”
của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bức “Đứa em nhỏ” của họa sĩ Trần Bình Lộc (1914-1941) vẽ năm 1936, có giá 427.500 đô la Hồng Kông (1,2 tỉ đồng).

Bức “Đường lên Chùa Thầy”
của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).

Bức “Đường lên Chùa Thầy” của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).

Bức “Đường lên Chùa Thầy”
của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).


Bức “Hai người phụ nữ trẻ” của họa sĩ Tran Van Tho (1917-?, tên viết không dấu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Sotheby) được bán với giá 52.500 đô la Hồng Kông (147 triệu đồng).

Bích Ngọc/ Tổng hợp

(Từ VĐ NNB)