Trang

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Nhân kỷ niệm thành lập trường TNVN: QUÁN GIÓ SÁNG NAY...




ST: Sắp đến ngày hội trường Thiếu nhi Việt nam, 30-8, ST xin đăng lại bài thơ kỷ niệm ngày bạn bè lớp 3A gặp nhau năm xưa...


QUÁN GIÓ SÁNG NAY.



Quán gió sáng nay man mát gió

Mưa ngâu. Nắng đổ. Bướm vàng bay

Quế lâm bạn bè về gặp gỡ

Thày cô lặn lội đến nơi này!



Quán gió vì sao đầy ắp gió

Tiếng cười tung nổ, chuyện trò say

Tình trong khoé mắt ngấn ngấn ướt

Tóc bạc lưng cong vẫn vui vầy!



Quán gió sáng nay nồng hương gió

Rươu run tay rót cười ngất ngây

Chúc thầy cô giáo thêm nhiều tuổi

Chúc cho bè bạn tình thêm đầy!



Hạnh phúc nào đâu đong đếm được

 Tuổi già tóc bạc gió lá lay

Thời gian như có ai đảo ngược

Về với tuổi thơ trong sáng này!



Xin cảm ơn!

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

THƠ NGẮN- SONG THU (3): GIẾNG ĐAU


ST: Hà nội đang mưa ngâu...mưa rả rích , lại nắng oi oi...Mạng thì chập chờn, phải đi đọc ké . ST ốm dở, ngồi buồn làm mấy câu thơ ngắn...chắc cũng sẽ buồn đây.
Mời bạn bè chia sẻ cùng ST nhé!





                                         Cỏ sũng mưa, trời sũng nước
   Em sũng nỗi buồn...
kiếp trước..nợ nần ai?

+

Hoa li ti, h
oa nắng
   Se nỗi niềm xa vng
   sợi li ti...

+

Hoa hớp sương đông h
oa rụng
   Ai hớp tình ai
   Thơm lựng cả sương mai ?

+

 Lòng tựa giếng sâu, m
ặt nước phẳng lặng
   Ai nỡ buông gầu mà chẳng...biết
   giếng đau?

+

Cầm dao cho chắc c
hặt tơ hồng
    Mài kiếm cho sắc
    Tơ lòng đứt chăng?








 Thank You!




Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Thư dãn: Thiên thần "trai đẹp"

ST: Tuần trước ST đăng ảnh thiên thần, anh Cala thắc

 mắc: Vì sao toàn là con gái? ST hứa sẽ sưu tầm Thiên

 Thần Trai. Và đây là kết quả. 

Mời bạn phát biểu xem thích " chàng " nào nhất nhé!





1- Ức chết đi được!


2-Thỏa mãn



3- Mơ tới tương lai


4-Em thích thế này cơ!


5-Chữa xe có gì khó?


6-Mình cũng có thể làm như bố!



7- Sao cứ phải che đi nhỉ?


8-Chia sẻ


9- Xem có gì nào?



9- Khéo vỡ đầu tớ  nha!


10- Đằng ấy hay thế!


11-Đừng... nách tớ đấy nhé!


12- Đều là bí ngô cả mà!


13-Cô dâu chú rể...Eo, xấu hổ quá!


14-Giờ thì lên lão rồi đây!


15- Kết thúc có hậu: niềm tự hào của bố!


Song Thu sưu tầm và bình loạn...

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Ấn tượng trong tuần: VĨ ĐẠI TRONG GIẢN DỊ

ST: Tuần này có nhiều câu chuyện đáng ghi nhớ. Về thời thiết là tin về các cơn bão vào miền Bắc làm sụt lở đường xá, gây tắc nghẹn giao thông. Về xã hội là chuyện phật tử mọi miền với ngày lễ Vu Lan. Về chính trị -xã hội nổi bật là phiên tòa Phương Uyên gây nhiều nỗi xúc động xen lẫn  cảm phục người con gái thông minh dũng cảm. Trên thế giới là các cuộc gặp gỡ cấp cao và đặc biệt vấn đề bạo lực ở Ai cập...Bốn phương nghìn chuyện...Nhưng ấn tượng tuần này ST muốn giành cho " Gặp gỡ Việt Nam", một sự kiện đã kết thúc vào cuối tuần trước ở Quy Nhon...  

Nói ấn tượng quả không ngoa.  Đó là ấn tượng về sự vĩ đại trong cái bên ngoài giản dị của các nhà khoa học, những bộ não siêu đẳng. Họ đã đến Việt nam để trao đổi những vấn đề cũng siêu đẳng là nghiên cứu vũ trụ- ngôi nhà, không gian sống của tất cả chúng ta.

 Vậy nhưng tất cả về họ, từ trang phục, diện mạo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, gian phòng hội nghị...đều toát lên vẻ giản dị , ấm áp tình cảm của những con người mà sự nghiệp gắn liền với khoa học và giáo dục...

Mời xem: 

   GS Trần Thanh Vân tiếp các nhà khoa học  nước ngoài tới tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9


  GS.Gheldonlashow cùng nữ đồng nghiệp vui vẻ sau khi xuống sân bay Phù Cát

 

Tại " Gặp gỡ VN" lần này, các nhà khoa học đã cùng nhau bàn thảo, nhìn lại những kết quả mới nhất về Vật lý hạt, Vật lý Thiên văn và Vũ trụ học. Họ cũng chia sẻ những phát kiến mới nhất về Vật lý Nano, nhìn lại 1 năm sau khi tìm ra hạt Boson Higgs…
Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp, người có công đưa khoa học Vật lý đến với Việt Nam cho biết: “Hội nghị rất thành công vì có sự góp mặt của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. ( CÓ 5 NHÀ KH ĐÃ ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG NOBEL VÀ GS. NGÔ BÁO CHÂU- cùng 200 nhà KH khác- ST ).Chúng tôi đã vinh danh nhiều học sinh Việt Nam giành Huy chương Vàng, Huy chương Bạc Olympic quốc tế, trước sự hiện diện của các giáo sư đoạt giải Nobel và các nhà khoa học lớn. Đây là dịp chúng tôi khẳng định học sinh Việt Nam rất giỏi, các em làm cho hình ảnh của Việt Nam rạng danh với thế giới”.
Đặc biệt, hội thảo “Cửa sổ nhìn ra Vũ trụ” đã được các giáo sư, nhà khoa học lớn của thế giới mang đến cho các nhà khoa học Việt Nam “kho tàng” kiến thức khoa học rộng lớn và bổ ích. Ngược lại, các nhà khoa học này cũng đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi chứng kiến một Việt Nam non trẻ, lại có nhiều học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, chinh phục được nhiều thành công qua các cuộc thi quốc tế như vậy.




Khai mạc Hội nghị vật lý quốc tế “Cửa sổ nhìn ra vũ trụ”
(BĐ)- Ngay sau lễ khánh thành Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), sáng nay (12.8), Hội gặp gỡ Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học-Công nghệ và UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị khoa học quốc tế với chủ đề “Cửa sổ nhìn ra vũ trụ”. Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ; Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Tỉnh ủy; đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học quốc tế, trong nước.
Quang cảnh Hội nghị.
Khai mạc hội nghị, GS Sheldon Lee Glashow (đoạt giải Nobel Vật lý năm 1979) đã thuyết trình với chủ đề “Quay lưng với khoa học cơ bản là sai lầm”, nhấn mạnh vai trò của khoa học cơ bản, đặc biệt là ở lĩnh vực vật lý trong việc cải thiện chất lượng sống của con người.
Trong chiều nay và các ngày tới, các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực vật lý sẽ lần lượt trình bày báo cáo nhìn lại các thành tựu khoa học cơ bản của vật lý học hiện đại từ trước đến nay, đồng thời, thảo luận các vấn đề còn vướng mắc trong các công trình nghiên cứu đang thực hiện…
Đây là Hội nghị lớn nhất trong 4 hội nghị được tổ chức thuộc Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần IX. Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 17.8.
Quang cảnh hội nghị.


GS Sheldon Lee Glashow thuyết trình đề tài về khoa học cơ bản.


Các GS đoạt giải Nobel chủ trì hội nghị.




MAI HỒNG

Xin cám ơn !

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

CÓ MỘT ĐÊM NHỚ MÃI





ST: Trong đời làm bà đến nay, ST nhớ nhất là thời khắc lần đầu đón cháu ruột trên tay ... Một sinh linh đỏ hỏn, một con người bé bỏng mà hoàn chỉnh do tạo hóa kiến tạo,  lại là ruột thịt máu mủ của mình!  Tuyệt vời đến ngỡ ngàng ...ST cứ  nhớ mãi...



Đêm 09 rạng 10 tháng 6....


Bống à Bống ơi
Con sinh ra ở trên đời
Đêm hè lộng gió, mây trời vắng sao
Chị Hằng mải miết nơi nao
Con ong cái kiến chìm vào giấc mơ

Bố ngóng trông, bà đợi chờ
Mẹ con trở dạ bơ phờ tóc mai
Cầu cho con khóc chào đời
Vào ngày giờ đẹp ông trời ban cho...

Mong gì được nấy chẳng lo
Con là viên ngọc sáng to nhất mà!*  
Vuông tròn cha mẹ sinh ra
Duyên tình kết trái đơm hoa nảy chồi...

Kìa!  Bác y tá đây rồi...
Bà cười rạng rỡ ... bồi hồi đón con:
Một đôi môi đỏ như son
Một mái tóc rậm xanh...còn rậm hơn
Khuôn mày khéo vẽ nét trơn
Da hồng mắt sáng tay vờn cánh hoa 

Niềm vui ngỡ đến vỡ òa
Bà ôm ôm cháu bế ra phòng ngoài
Chân trời hé ánh ban mai... 

                                                                      Thu 2010


* Nghĩa đen tên khai sinh của  Bống


Xin Cám ơn! 
Cháu Bống 2013 đây ạ.


Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Mùa Vu Lan: Mẹ khóc- Thơ Nguyễn nguyên Bảy

ST: NNB là một nhà thơ, nhà văn, nhà phong thủy nổi tiếng. Anh có ba bài thơ hay về mẹ. Nhân dịp mùa Vu lan, xin giới thiệu bài mà ST tâm đắc nhất. 

 





MẸ KHÓC
 

Mỗi khi con thấy mẹ ngồi bệt xuống hè
Tay cầm cây quạt nan
Là con biết mẹ đang đè buồn nuốt giận
Khóc ở trong lòng
Khóc trong lòng nước mắt chảy đi đâu?
Cầu cho nước mắt chảy vào gan vào ruột
Để nước mắt trôi ra ngoài
Nhưng nước mắt không chảy vào gan ruột
Mà chảy vào tim rồi hòa vào máu
Chẳng bao giờ con có thể lau
Những lúc ấy con qùy trước mẹ
Hai tay dụi gọi Mẹ ơi!

Trên trời tất nhiên có Giời
Nhưng sao Giời nỡ bất công
Để con càng lớn càng cao mẹ càng già càng thấp
Ôm con mặt mẹ úp ngang vai
Mẹ bảo mẹ khóc mừng khóc phúc
Mừng phúc mẹ khóc như mưa
Phùn xuân rào hạ
Mầu khóc hồng son
Con tắm trong khóc mẹ ngập hồn
Tinh chất khóc ngấm vào da thịt
Con không chùi không lau
Con không trả khóc về mắt mẹ...

Con biết ở cõi trời
Mẹ muốn khóc cũng không thể khóc
Vì thế ở cõi người
Ngày ngày con đem tiếng khóc mẹ ra phơi
Lạy trời đừng phat mẹ tôi
Tội đón nước mắt con bay ngược về mắt mẹ
Để mẹ lại được khóc
Âm dương cũng đạo làm người 


Sài Gòn, 5.2011





Xin cảm ơn!




Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Thư dãn: Ảnh vui mùa Vu lan

Cha nào con nấy

 

Ai bảo là "cha nào con nấy"?
Chu mỏ như ai

Người máy bố và người máy con 

Hổ báo quá cơ

Cũng  là dân nghiện game

Ba thế hệ hẳn hoi nhé!


Lác cùng lác

...rồi thì cùng nhíu mày

"Thơm" ghê!
Bố - ghế  còn  con - bố

 Nam Khánh
( ST biên tập lại lời bình) 




     Giống ai nhỉ?

 

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

ẤN TƯỢNG TRONG TUẦN: NGƯỜI CHA CỦA THỦ KHOA

ST: Mục ấn tượng trong tuần kỳ này dành lưu lại vài suy nghĩ, hình ảnh về người cha của một em thủ khoa, vô tình đúng mùa Vu lan!

Kết quả thi ĐH năm nay có vài sự kiện thú vị: Hai cặp song sinh trai, ba chị em gái sinh ba đều đỗ vào các trường ĐH " khủng"- của TP HCM và HN; Chuyện hai bố con cùng thi và cùng đỗ vào ĐH. Rồi tin có tới hơn 100 ( theo ST thì 150) thí sinh 27 điểm mà vẫn trượt ĐH Y...  Xem ra ngành Giáo dục năm nay "được mùa" lớn...Nhưng ST lại đặc biệt ấn tượng với trường hợp thủ khoa Nguyễn hữu Tiến. Nhà em nghèo, bố lên Hà nội bơm vá xe, mẹ ở nhà làm mướn ( nhặt lông gà lông vịt thuê) nuôi 4 chị em ăn học...Hai chị đầu đã học ĐH và cao đẳng.  Hai em song sinh Tiền- Tiến năm nay đều đỗ cao. Tiền vào ĐH BK HN, Tiến vào ĐH Y HN. 

Chuyện về trẻ em nghèo vượt khó thì nhiều nhưng có lẽ chúng ta ít khi hình dung được cuộc sống của gia đình các em đó nghèo đến mức độ nào. Cha mẹ các em hy sinh ra sao cho tương lai con em mình... ST  thật sự cảm động khi chứng kiến những hình ảnh  của bác Nguyễn hữu Định, cha của chàng thủ khoa Nguyễn hữu Tiến

 

MỜI CÙNG XEM 

 

 

Nghẹn lòng trước cảnh sống "nghèo khó tột cùng" của bố thủ khoa ĐH Y


(Soha.vn) - Khó ai ngờ rằng, cuộc sống mưu sinh của người bố cậu học trò Nguyễn Hữu Tiến - thủ khoa 29,5 điểm ĐH Y Hà Nội lại vất vả, lam lũ đến vậy.

Những hình ảnh về cuộc sống lam lũ, khắc khổ đến tột cùng của người đàn ông có 4 người con đỗ đại học được chúng tôi ghi lại trong một ngày mưa bão tháng 8. Nhìn những hình ảnh này, khó ai có thể nghĩ rằng, tại sao người đàn ông ấy có thể sống như vậy trong suốt 10 năm mưu sinh ở thành phố chỉ với một mong ước: “Cho con được học đại học!”

Nơi
Nơi "hành nghề" sửa xe của bác Nguyễn Hữu Định nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài.

Với dụng cụ là những chiếc cờ lê, mỏ lết…đã cũ kỹ, hoăn rỉ cùng chiếc bơm nhỏ, bác Nguyễn Hữu Định (52 tuổi) ở xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa lên thành phố mưu sinh, tiết kiệm từng đồng từ việc sửa xe, bơm vá để có tiền nuôi con ăn học.
Với dụng cụ là những chiếc cờ lê, mỏ lết… đã cũ kỹ, hoen rỉ cùng chiếc bơm nhỏ, bác Nguyễn Hữu Định (52 tuổi) ở xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa lên thành phố mưu sinh, tiết kiệm từng đồng từ việc sửa xe, bơm vá để có tiền nuôi con ăn học.

"Cần câu cơm" của bác Nguyễn Hữu Định.

Khuôn mặt bác trông khắc khổ, đen xạm. Kể về cuộc sống mưu sinh trên thành phố, các thật thà kể rằng: Ở quê chẳng có việc làm, cuộc sống khổ, vất vả quá nên bác mới ra thành phố hơn 10 năm nay để bươn trải. Không có tiền thuê nhà, bác sống tạm bợ, ngủ ở vỉa hè, lều lán cho qua ngày.
Khuôn mặt bác trông khắc khổ, đen xạm. Kể về cuộc sống mưu sinh trên thành phố, bác thật thà kể rằng: Ở quê chẳng có việc làm, cuộc sống khổ, vất vả quá nên bác mới ra thành phố hơn 10 năm nay để bươn trải. Không có tiền thuê nhà, bác sống tạm bợ, ngủ ở vỉa hè, lều lán cho qua ngày.

Mặc dù 52 tuổi nhưng mái tóc đã gần như ngả sang màu trắng.
Công việc bấp bênh, không ổn định, nhẩm tính thu nhập của mình, sau một hồi bác Định thở dài nói: "Ngày nào tươm thì được hơn trăm nghìn, có những hôm chẳng có khách như hôm nay mưa bão làm gì có ai sửa xe. Hôm nào may thì được người ta gọi thuê bốc vác kiếm thêm vài chục nghìn".

 Thậm chí, hiện tại chỗ ở của bác chính là chiếc cống của công trường xây dựng bị bỏ hoang ở sát vỉa hè. Bác tự  “thiết kế” bằng cách ghép tạm những tấm phiên mục, gỗ nhặt từ công trường để che mưa che nắng.
Thậm chí, hiện tại chỗ ở của bác chính là chiếc cống của công trường xây dựng bị bỏ hoang ở sát vỉa hè. Bác tự “thiết kế” bằng cách ghép tạm những tấm phiên mục, gỗ nhặt từ công trường để che mưa che nắng.

 Những ngày mưa bão như thế này, “nhà” của bác bị dột, mưa hắt ướt đến nửa chiếc chiếu mà bác đã trải.
Những ngày mưa bão như thế này, “nhà” của bác bị dột, mưa hắt ướt đến nửa chiếc chiếu ngủ. Không có chỗ ngủ, bác đành phải sang xin nhờ ngủ tạm lán công nhân đối diện bên đường.

 Dụng cụ bác mang theo ngoài đồ dùng sửa xe chỉ là mấy bộ quần áo cũ, vài chiếc bát con, chậu nhỏ, mấy cân gạo để sinh hoạt. Bác Định cho biết, mình chưa mất tiền điện, tiền nước cũng như chưa biết đến quạt điện suốt 10 năm sống trên thành phố.
Dụng cụ bác mang theo ngoài đồ dùng sửa xe chỉ là mấy bộ quần áo cũ, vài chiếc bát con, chậu nhỏ, mấy cân gạo để sinh hoạt. Bác Định cho biết, mình chưa mất tiền điện, tiền nước cũng như chưa biết đến quạt điện suốt 10 năm sống trên thành phố.

Bác Đặng Văn Giao (Ứng Hòa) là “hàng xóm” của bác Định hơn 4 năm nay chia sẻ: “Ông Định ngày xưa có cái lán, giờ họ phá đi rồi nên ông phải ngủ trong cống 7 tháng nay. Cảnh nghèo nuôi con ăn học gặp nhau thì thương nhau, góp gạo nấu chung, mưa thì ăn mì tôm, cơm nguội qua bữa. Cảnh nghèo với nhau, có gì ăn nấy, có lần kho cá ăn dần qua bữa”.
Bác Đặng Văn Giao (trái) người huyện Ứng Hòa là “hàng xóm” của bác Định hơn 4 năm nay chia sẻ: “Ông Định ngày xưa có cái lán, giờ họ phá đi rồi nên ông phải ngủ trong cống 7 tháng nay. Cảnh nghèo nuôi con ăn học gặp nhau thì thương nhau, góp gạo nấu chung, mưa thì ăn mì tôm, cơm nguội qua bữa. Cảnh nghèo với nhau, có gì ăn nấy, có lần kho cá ăn dần qua bữa”.

Bữa ăn đạm bạc cho qua buổi trưa ngày mưa bão. Bác Định nói:
Bữa ăn đạm bạc cho qua buổi trưa ngày mưa bão. Bác Định nói: "Sáng tôi làm bát cơm nguội rồi, giờ ăn bát mì tôm lót dạ, bếp ướt hết rồi nên không nấu nướng được gì".

 Nhưng đằng sau niềm tự hào về hai cậu con trai sinh đôi đỗ đại học Y Hà Nội và ĐH Bách khoa là nỗi lo, băn khoăn, trằn trọc của người cha nghèo mưu sinh trên thành phố.
Nhưng đằng sau niềm tự hào về hai cậu con trai sinh đôi đỗ thủ khoa đại học Y Hà Nội và ĐH Bách khoa là nỗi lo, băn khoăn, trằn trọc của người cha nghèo mưu sinh trên thành phố.

“Tôi mừng lắm chứ nhưng đêm nằm không sao ngủ được. Làm sao có tiền cho hai đứa đi học bây giờ. Đi làm chỉ biết động viên con cố gắng học, thoát cảnh nghèo đói. Tôi không mong chúng là ông nọ bà kia nhưng chỉ cần có được tấm bằng, ra trường có công ăn việc làm ổn định không phải bấp bênh, khổ như bố mẹ nó”, bác Định tâm sự.
“Tôi mừng lắm chứ nhưng đêm nằm không sao ngủ được. Làm sao có tiền cho hai đứa đi học bây giờ. Đi làm chỉ biết động viên con cố gắng học, thoát cảnh nghèo đói. Tôi không mong chúng là ông nọ bà kia nhưng chỉ cần có được tấm bằng, ra trường có công ăn việc làm ổn định không phải bấp bênh, khổ như bố mẹ nó”, bác Định tâm sự.

Chưa kể việc năm nay hai người con trai sinh đôi Tiến và Tiền sẽ cùng nhập học đại học vào tháng 9 này. Như vậy, gánh nặng 4 con học đại học trên thành phố sẽ đè nặng lên đôi vai của người bố nghèo Nguyễn Hữu Định.
Chưa kể việc năm nay hai người con trai sinh đôi Tiến và Tiền sẽ cùng nhập học đại học vào tháng 9 này. Như vậy, gánh nặng 4 con học đại học trên thành phố sẽ đè nặng lên đôi vai của người cha nghèo.

   
    

    ST:  Được biết nhiều tấm lòng, nhiều doanh nghiệp, ca sỹ, và cả những người VN ở nước ngoài, những người dân thường may mắn gặp và biết về hoàn cảnh của cha con bác Tiến đã gửi tiền, quà tặng... giúp đỡ. 

Cuộc sống tuy nhộn nhạo nhưng tình người vẫn đầy ắp biết bao!