Trang

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Ý Kiến của chuyên gia người Nga







 - Tiếp tục thông tin về tình hình Biển Đông, phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga đã có cuộc trò chuyện với ông Anton Svetov, chuyên viên điều phối các chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của Hội đồng đối ngoại Nga và ông Alexay Fenenko, phó giáo sư Học viện ngoại giao Nga, chuyên viên Viện Nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga xung quanh vấn đề Biển Đông
Trung Quốc đang đơn độc

Theo ông Anton Svetov, giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang ở trong tình thế rất khó khăn. Một mặt Bắc Kinh cần phải giữ thể diện của một cường quốc có khả năng gây ảnh hưởng đối với các quốc gia láng giềng, song mặt khác, rất khó có thể hình dung một quốc gia nào đó trên thế giới lại ủng hộ hành động này của Trung Quốc. Nghĩa là thuyết “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc sớm hay muộn cũng sẽ bị phương hại và khi đó Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phải đón nhận các hậu quả tiêu cực.

Các nước trong diện tranh chấp hoàn toàn có thể lợi dụng yếu điểm này của Trung Quốc để đưa ra đề nghị “nếu để yên thì sẽ im lặng,” và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên có cơ hội giải quyết xung đột bằng phương pháp này.

 Ông Anton Svetov - Chuyên viên Hội đồng đối ngoại Nga. (Ảnh: Cao Cường/Vietnam+)
Ông Anton Svetov - Chuyên viên Hội đồng đối ngoại Nga. (Ảnh: Cao Cường/Vietnam+)


Còn theo ông Alexay Fenenko, Trung Quốc không hề có một láng giềng tốt nào đúng nghĩa bởi với nước nào Trung Quốc cũng có xung đột lãnh thổ.
Vòng từ trái qua phải có thể thấy Trung Quốc tranh chấp lần lượt với Ấn Độ, Kyrgyzstan, Kazhakhstan, Nga, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. Rõ ràng khi Trung Quốc có vấn đề với tất cả các quốc gia láng giềng thì Bắc Kinh cần phải xem xét lại chính sách của mình.

Việt Nam được ASEAN ủng hộ
Ông Anton Svetov cho rằng ASEAN đã phối hợp tương đối khăng khít. Hội nghị thượng đỉnh vừa qua đã đưa ra được tuyên bố chung, không giấu giếm lời kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Trong điều kiện một số nước thành viên ASEAN không tham gia vào tranh chấp và mong muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc nhiều hơn là sự đoàn kết với các thành viên còn lại thì việc đưa ra được tuyên bố chung này là một thành công, chưa kể hội nghị thượng đỉnh năm nay lại diễn ra ở Myanmar, một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Tại hội nghị lần trước ASEAN đã không thể thông qua văn kiện tổng kết chỉ vì lập trường không ủng hộ của Campuchia.
Các nước ASEAN đã thể hiện khả năng đàm phán nội bộ. Mặc dù ASEAN còn xa mới có thể đi tới sự đồng thuận hoàn toàn song đây là những bước đi tích cực đầu tiên.
Tùy thuộc vào việc các thành viên của ASEAN sẽ thỏa thuận với nhau như thế nào và các mối quan hệ nội bộ được củng cố đến đâu có thể sẽ xuất hiện tia hy vọng về việc ASEAN sẽ đoàn kết nhau lại để trở nên độc lập hơn về kinh tế trước Trung Quốc.
Các nước ASEAN dù sao cũng mong muốn các mối quan hệ ngang bằng, tuy ở mức thấp song an toàn hơn là ở mức cao với Trung Quốc song bất ổn.


Ông Alexay Fenenko, Phó giáo sư Học viện Ngoại giao Nga. (Ảnh: Cao Cường/Vietnam+)

Ông Alexay Fenenko, Phó giáo sư Học viện Ngoại giao Nga. (Ảnh: Cao Cường/Vietnam+)

.

















Việt Nam có thể sử dụng biện pháp mạnh
Theo quan điểm của ông Alexay Fenenko, trong tương lai, Việt Nam cần xây dựng hạm đội hải quân hùng mạnh, có thể chưa cần phải sở hữu tàu sân bay song nhất thiết phải có lực lượng phòng vệ bờ biển đủ khả năng gây thiệt hại nặng nề cho đối phương nếu lợi ích quốc gia bị xâm hại.
Trong trường hợp Trung Quốc không rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp mạnh để cưỡng chế hành vi trái phép này.
Nếu xảy ra tình huống này, theo ông Fenenko trước hết Mỹ sẽ ủng hộ, Nga, Nhật Bản, Philippines và cộng đồng quốc tế cũng sẽ có tiếng nói đồng thuận.
Ông Fenenko cho rằng vấn đề Biển Đông không phải quá khó để giải quyết mà vướng mắc cơ bản là ở lập trường của Bắc Kinh cho rằng tất cả thuộc về Trung Quốc, các nước xung quanh không có gì. Nếu vẫn giữ lập trường như vậy thì đương nhiên rất khó đối thoại./.

(Theo Vietnam+)

Học giả người Trung Quốc nói gì?

 - Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông bởi họ “thất vọng” vì “không thể giải thích được tuyên bố chủ quyền đường chữ U”, theo giới học giả.


 
Trung Quốc kẹt cứng vì đường lưỡi bò
Học giả Trung Quốc Lý Minh Giang nói nước này không thể giải thích được yêu sách đường 9 đoạn - Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore 

Những hành động ngang ngược mà Trung Quốc đang tiến hành trong vùng biển Việt Nam được cho là nằm trong một kế hoạch nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý của nước này. Đến nay, bản đồ đường lưỡi bò đã bị hầu hết các nước trong khu vực và nhiều quốc gia bên ngoài lên án mạnh mẽ, kể cả những nước không tham gia trực tiếp vào tranh chấp. Mặt khác, Phó giáo sư, tiến sĩ Lý Minh Giang, học giả Trung Quốc đang làm việc tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam của Singapore, thẳng thắn thừa nhận Trung Quốc đang rơi vào thế khó bởi chính cái tuyên bố đường 9 đoạn nuốt trọn biển Đông. Trong cuộc đối thoại mới đây do Quỹ báo chí châu Á tổ chức tại Singapore, ông Lý đã chia sẻ những thông tin mà ông hiểu được “từ vô vàn cuộc đàm thoại với các quan chức ở Bắc Kinh”.

Ông Lý Minh Giang chỉ ra rằng Trung Quốc hiện rất khao khát trở thành một cường quốc biển. “Các lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay rất muốn tạo được chiến công để lưu lại tên tuổi trong lịch sử. Bên cạnh các thành tựu kinh tế, một thắng lợi nào đó về mặt an ninh biển là điều họ rất khát khao khi kết thúc nhiệm kỳ của mình”, ông Lý nói.

Trong khi đó, chiến lược chính trị tổng thể của Trung Quốc, vốn bao gồm chiến lược an ninh biển, lại có quá nhiều lợi ích mâu thuẫn nhau. Bên cạnh mục tiêu kinh tế như phát triển sản xuất để nâng thu nhập đầu người lên gấp đôi vào năm 2020, bảo vệ các nguồn lợi trên biển, tài nguyên thiên nhiên, và chiến lược an ninh biển với mục tiêu bảo vệ tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ một cách cứng rắn… Trung Quốc cũng muốn giữ hình ảnh tốt đẹp trước cộng đồng quốc tế để khẳng định chính sách phát triển hòa bình của mình. Tuy nhiên, theo ông Lý, rõ ràng các mục tiêu đó “mâu thuẫn lẫn nhau” và “Trung Quốc đang lúng túng với chiến lược an ninh biển mà chưa biết ưu tiên ra sao”. “Theo tôi, Trung Quốc vẫn đang tìm hướng ra cho chiến lược an ninh biển”, ông nói.

Sai lầm của lịch sử
“Trong suốt 60 năm qua, hệ thống giáo dục và báo chí của Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng toàn bộ biển Đông là của nước này”, ông Lý nhìn nhận. “Sách lịch sử và địa lý Trung Quốc viết rằng điểm cực nam lãnh hải của nước này là bãi James”, sát với 2 bang của Malaysia trên đảo Borneo. “Nếu bạn nói chuyện với bất kỳ người dân bình thường nào, họ sẽ nói rằng biển Đông là của Trung Quốc vì sách giáo khoa nói vậy”, ông nói. Và, theo ông, đó là sai lầm có tính hệ thống của Trung Quốc bởi “người dân hiểu biết rất ít về biển Đông với tư cách một tổng thể. Điều duy nhất họ tin là tất cả những gì nằm trong đường chữ U là vùng biển của họ”.
“Chúng ta thấy không có bất kỳ một giải thích chính thức nào của Trung Quốc trước thế giới về đường 9 khúc. Vì sao?”, ông đặt vấn đề. “Thật lạ lùng là một quốc gia lớn như Trung Quốc lại không thể giải thích về tuyên bố chủ quyền của mình. Nói một cách ngắn gọn, tôi cho rằng Trung Quốc là bên đơn phương, nhân tố duy nhất trong biển Đông thực sự không biết làm sao để giải thích tuyên bố chủ quyền của mình. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn chỉ ra được rằng Trung Quốc biết nhưng không muốn giải thích về tuyên bố của mình. Đó là kết luận mà tôi rút ra sau khi đàm thoại với vô số quan chức ở Bắc Kinh”, ông Lý nói.

Sẽ thay đổi ?
Vào thời điểm này và trong những năm gần tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách “cứng rắn không đối đầu”, ông Lý nhận định. “Cứng rắn” là để tránh bị công chúng và các nhóm lợi ích khác nhau chỉ trích và cũng để đảm bảo các quyền lợi trên biển nhằm phục vụ kinh tế. Còn “không đối đầu” bởi “không có lãnh đạo nào của Trung Quốc muốn có xung đột quân sự vào lúc này bởi như thế sẽ hủy hoại nền kinh tế và mục tiêu tăng thu nhập đầu người lên gấp đôi vào năm 2020”. Theo ông, “Trung Quốc cũng chưa chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự toàn diện, ở biển Đông hay biển Hoa Đông”.
Tại một hội thảo về tây Thái Bình Dương gần đây, tiến sĩ Lý kể, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã bình luận công khai rằng: “Ở biển Hoa Đông, chúng ta không loại trừ khả năng về các va chạm với Nhật Bản. Nhưng điều quan trọng với Trung Quốc là không để các va chạm này leo thang thành xung đột vũ trang”. Theo ông Lý, đây cũng là giới hạn chung của Trung Quốc và nước này có thể tiếp tục chính sách “cứng rắn có chọn lọc” đối với Đông Nam Á nhưng về lâu dài, không loại trừ khả năng sẽ phải nhượng bộ trong vấn đề biển Đông. “Lịch sử đã cho thấy Trung Quốc từng nhượng bộ trong các vụ tranh chấp biên giới đất liền với Nga và Ấn Độ. Nên trong tranh chấp trên biển, chúng ta chưa thể nói điều gì được”.

(Theo Thanh Niên)