Trang

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

CHÚC MỪNG NĂM MỚI



Tranh lê trí Dũng



Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường!
 Chúc anh chị, bạn bè thật nhiều niềm vui!




Mã đáo thành công !




Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

MỘT KHÚC XUÂN, Thơ Song Thu


                                      




                                                    

                                                 
                                                                                
             


                                                                          
Gốc đào xưa
Trổ hoa mới
Mùa xuân tới mênh mang

                 











Mai óng vàng
Nụ xanh biếc
Gió xuân lay nhẹ nhàng








 Trắng cánh mây
 Nhụy vàng thay
Nàng Tiên Nước thơ ngây



                                                                                       

















Tóc em bay
Mắt đắm say
Nắng Xuân đong thêm đầy...



bo4-536878-1372544763_500x0.jpg





Râu bạc phơ
Thả hồn thơ
Ngày Xuân thắp ước mơ
 


 














Phúc dài lâu
Mãi bên nhau
Tình xuân thủa ban đầu...*

***


* Ảnh : “Tứ trụ thư pháp gia” của Việt Nam, Tiến sỹ Hán Nôm duy nhất -cụ Cung Khắc Lược.




 Xin cám ơn!



Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Thử xem Tranh Ngựa Việt

  •  

    NGỰA TRONG TRANH CỦA CÁC HỌA SĨ VIỆT NAM

     


    NGUYỄN TƯ NGHIÊM - Thánh Gióng. 1990. Sơn mài. 190x120cm


    Mùa xuân mới về là lúc mọi người cùng nhau hưởng những giờ phút thư thái, vui xuân và thưởng thức nghệ thuật. Trong không khí xuân năm Ngọ, chúng ta cùng ngắm tranh vẽ ngựa của một số họa sỹ Việt Nam.

    Ngựa là loài vật rất được yêu thích và ngựa cũng là nguồn cảm hứng của nhiều họa sỹ Việt Nam. Mỗi người họa sỹ lại có những cách tạo hình khác nhau với hình tượng ngựa để thể hiện trong các tác phẩm của mình.

    Đầu tiên ta phải kể đến tạo hình ngựa của hoạ sỹ Nguyễn Tư Nghiêm. Với kiến thức uyên bác về vốn cổ dân tộc, sự kết hợp tài tình nét truyền thống dân dã của điêu khắc đình làng pha trộn khuynh hướng lập thể tổng hợp của châu Âu; các tác phẩm của ông tưởng đơn giản nhưng lại rất tinh tế, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Đặc biệt là qua những tác phẩm có đề tài Gióng, ta thấy hàm chứa trong đó cả một bản sắc văn hoá của Việt Nam.

    Ông Gióng là đề tài Nguyễn Tư Nghiêm chú trọng hàng đầu trong sự nghiệp lao động nghệ thuật của mình. Ông đã dành nhiều thời gian và tâm trí sáng tạo với hơn 30 bức bột màu, sơn dầu, sơn mài trong hơn 20 năm ròng rã. Khi nói đến hội họa Nguyễn Tư Nghiêm là phải nói đến "Ông Gióng" và hình tượng ngựa Gióng in đậm vào trong lòng người yêu nghệ thuật như một hình tượng đẹp, điển hình của nghệ thuật Nguyễn Tư Nghiêm.

    Bằng bút pháp diễn tả độc đáo, nét khắc họa khái quát, ngôn ngữ cách điệu ước lệ, tinh tế công phu; giản dị mà chắt lọc; táo bạo mà lại rất phóng khoáng, hình tượng ngựa Gióng của ông khiến người xem kinh ngạc, lý thú bởi sự hư ảo, ẩn hiện như hai hay một, có lúc rõ 4 chân, có khi 8 chân, 12 chân hay nhiều hơn nữa chúng rất lung linh, huyền ảo trong hoà sắc đỏ đen truyền thống sơn mài.
    Vào đầu tháng 11 năm 2013, bức tranh sơn mài “Gióng” của họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lựa chọn sang Vương Quốc Anh triển lãm để giới thiệu với công chúng quốc tế về nền Mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam. Điều này chứng tỏ tác phẩm “Gióng” của ông có giá trị thẩm mỹ và văn hóa cao rất được thế giới trân trọng.




    LÊ BÁ ĐẢNG - Ngựa. 1988. Sơn dầu


    Còn với Lê Bá Đảng, một trong số ít hoạ sỹ Việt Nam có tên tuổi ở nước ngoài, hiện đang sống ở Pháp. Tác phẩm của ông mang đậm sắc thái dân tộc. “Giấc mơ về Việt Nam” của ông là những nấc thang dẫn đến quan điểm triết lý và khái niệm triết học của ông về nghệ thuật. Đề tài ông vẽ lấy chủ đề nhân loại và vũ trụ, không gian, con người và trời đất, cõi thiền, cõi mơ… đến cây đa, hạt gạo giản dị và gần gũi. Tạo hình trong tranh Lê Bá Đảng rất cô đọng, hầu như không có hình. Ông sử dụng gam màu của ánh sáng và đêm tối, có lúc rực rỡ, có khi trầm ấm, chắc khỏe, có độ sâu, độ rung, độ ngân đầy cảm xúc và sức sống. 


    Nghệ thuật của ông luôn trở nên tối giản trong tạo hình bởi chúng nằm trong tinh thần, trong hồn cốt nhưng bao hàm trong đó là điều gì rất lớn, tượng trưng cả vũ trụ, mây gió và tạo hoá trong quan niệm phương Đông. Vì vậy, tạo hình ngựa qua nét bút của ông thật khác lạ. Nếu nhìn thoáng qua thì không thấy rõ là ông vẽ ngựa. Màu sắc được chọn lọc với gam màu xanh đa sắc. Nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy nhiều sắc màu làm nên giá trị tinh tế hòa quyện cùng phong cách điêu luyện nhưng có sự của cảm xúc rung cảm. Đây là một kỹ năng hội họa đặc biệt hiếm có của một nghệ sỹ tài năng có tên tuổi thế giới.




    LÊ TRÍ DŨNG - Ngựa 13 - 1989, Mực Tàu trên giấy xuyến chỉ



    Ở Việt Nam, Lê Trí Dũng là họa sỹ vẽ ngựa đầy cảm hứng. Ngựa của ông đến với biết bao gia đình qua những bức vẽ, tấm lịch khổ lớn. Ông là hoạ sỹ vẽ rất nhiều ngựa và rất thành công với đề tài này.

    Với hoạ sỹ Lê Trí Dũng, mặc dầu ban đầu ảnh hưởng từ những con ngựa dồn vó trong tranh của ông là những con ngựa của danh họa Hàn Cán (đời Đường-Trung Quốc). Tiếp đến là những con ngựa trong đình làng Việt, những bạch mã, ô mã, rồi những ngựa Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm… hàng trăm, hàng nghìn con ngựa như vậy cứ phóng qua tranh của ông nhưng cho đến bây giờ thì bóng dáng những chú ngựa tiền thân cũng chỉ lưu lại đôi chút dấu vết trong tranh ngựa Lê Trí Dũng. Ông đã tìm được lối tạo hình ngựa cho riêng mình. Tạo hình ngựa của Lê Trí Dũng bay bổng, hào hoa, hào khí ở những nét phóng bút, nhả bút. Đó là dấu ấn cá nhân đặc biệt của riêng ông.

    Chỉ với bút lông, mực tàu, kết hợp một số màu và sự thuộc làu tạo hình ngựa, ông nhấn lướt thật nhanh vẽ hình đuôi và bờm ngựa; rồi ông vê những ngọn bút to nhỏ khác nhau trên thành bát mực để tạo nét, tạo mảng. Thế là một hình con ngựa đang nghiêng mình phi trong gió xuất hiện. Lại thêm những chiếc chuông, chiếc lục lạc và những nét miên man như vô thức khiến con độc mã như đang trong cõi mơ hồ, hư ảo. Đó là thế giới ngựa “riêng” rất thật cũng rất hư ảo của Lê Trí Dũng.

    Từ lâu, nhiều người đã biết Đỗ Đức là họa sỹ chuyên vẽ về miền núi và dân tộc. Nhưng chỉ riêng về ngựa, ông đã là một “chuyên gia”. Gần suốt cuộc đời sáng tác của Đỗ Đức gắn bó với cuộc sống, con người, cảnh vật miền núi. Chất núi rừng đã thấm nhuần vào ông một cách tự nhiên như máu chảy trong huyết quản. Trong tình yêu miền núi ông luôn dành cho con ngựa một tình cảm đặc biệt. Con ngựa là một phần cuộc sống của đồng bào dân tộc. Hình ảnh con ngựa bé nhỏ giữa thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng bao la gợi cho Đỗ Đức một nỗi niềm thương cảm cho thân phận đơn côi, lam lũ chẳng khác nào những người chủ của chúng. Vì vậy ông đưa ngựa vào trong tranh với một tình cảm thương mến.





    ĐỖ ĐỨC - Nắng chiều. Sơn dầu



    Quan sát nhiều, ghi chép rất cụ thể nhưng khi vẽ Đỗ Đức không cần dùng mẫu. Ông thuộc lòng con ngựa đến mức chỉ hình dung trong đầu là tự khắc con ngựa hiện ra nét bút theo ý tưởng của ông. Đỗ Đức mê vẽ ngựa đến mức vẽ cái gì ông cũng đưa hình ảnh con ngựa vào.

    Đỗ Đức tạo hình ngựa theo lối tả thực, thiên về hình, đường nét đơn giản và dung dị. Con ngựa của ông gầy gò bé nhỏ, vừa hiền lành vừa thâm trầm nhưng ẩn chứa bên trong sức sống bền bỉ và dẻo dai chịu đựng.

    Tình cảm Đỗ Đức dành cho con ngựa - con vật có thân phận gần gũi gắn bó với đồng bào dân tộc vùng cao luôn bằng cái nhìn sâu sắc, giàu chất nhân văn của một người nghệ sỹ nặng lòng yêu miền núi.

    Nhiều hoạ sỹ luôn trăn trở đi tìm những hình thái mới lạ, nhưng hoạ sỹ Đỗ Đức lại khiêm nhường, thậm chí ung dung thư thái vẽ như chơi, không cầu kỳ, lắt léo, không tham vọng cao siêu. Ông thành công bởi biết chọn định hướng trong sự bình dị, với hiện thực sống động của chất núi rừng huyền ảo đã thấm vào tâm hồn ông.

    4 họa sỹ với 4 phong cách tạo hình khác biệt cùng những dấu ấn cá nhân để lại đậm nét trong từng đường nét, hình thể, màu sắc của tác phẩm tạo nên sự sáng tạo nhiều sắc diện, điển hình. Điều này được tạo nên từ tài năng, sự hiểu biết, cùng với vốn sống dầy dặn của mỗi cá nhân họa sỹ.

    Hình tượng ngựa trong tác phẩm hội họa của các họa sỹ đem đến cho người xem một món ăn tinh thần nhiều gia vị với các cung bậc cảm xúc khác nhau trong mỗi tác phẩm chứa đựng yếu tố con người cảnh vật cùng hòa quyện qua bàn tay, khối óc của người họa sỹ.

    Cảm xúc của mỗi người luôn thiêng liêng biết bao khi chúng ta bồi hồi đứng trước giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Khi ấy lòng người cùng trời đất hòa làm một đón chào xuân mới sang, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp sẽ đến. Riêng năm Ngọ bao giờ cũng được đặt nhiều hy vọng về tương lai bởi ngựa là biểu tượng về tốc độ phi mã cho tất cả những ước mong.

    Phạm Thu Hương

Share:         LinkHay.com

Mời xem một số bức tranh Ngựa khác của h.s. Lê trí Dũng, người đã vẽ 3000 bức tranh Ngựa và vừa có triển lãm tại Hà Nội




































  



Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Đón Tết Giáp Ngọ, nên biết

  

Tục-Lễ ngày tết/ Tuổi xông đất, xông nhà/ 

Ngày và hướng xuất hành/ Cầu xuất thế Giáp Ngọ/

Nhà phong thủy: Nguyễn Nguyên Bảy


TỤC/ LỄ NGÀY TẾT

1. Dọn bát nhang, bỏ chân nhang cũ, thay tro nhang mới, nên làm ngày 23 Tháng Chạp trước lễ cúng đưa ông Táo về trời.

2. Cúng đưa ông Táo về trời. Lễ vật tùy tâm. Tập tục truyền thống, gồm: Mâm mặn ( một con gà hoặc một miếng thịt heo (vai) luộc, mâm ngũ quả ( một loại 5 quả hoặc 5 loại mỗi loại một quả, tùy tục lễ vùng miền, miền Bắc chuộng cam, chuối, miền Nam chuộng dừa, đủ, xoài, sung...), hoa 5 hoặc 9 bông nhiều mầu. Vàng mã không câu nệ. Cúng lúc 12 giờ trưa, ngày 23 Tháng Chạp.

3. Cúng Tất niên và Gia tiên; Truyền thống cúng trưa 30 tết, hai mâm, một mâm cúng Thổ Thần Đất Đai, trước cửa nhà trong khuôn viên nhà, một mâm cúng mời Gia Tiên về ăn tết, trước bàn thờ Gia Tiên. Lễ vật tùy tâm, miễn lòng thành kính, mâm mặn hay mâm hoa trái đều được, mỗi mâm hai chén nước, hai ngọn đèn, nến.
4. Cúng Giao thừa, mâm lễ bầy trước giao thừa, đến thời khắc giao thừa mới nhang hương cầu nguyện. Lễ vật tùy tâm mặn nhạt, nhưng nên có: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, một ly rượu trắng, 1 bát nước, 1 ngọn đèn dầu. Lời khấn cầu tự tâm, không câu nệ bài khấn. Sau lễ, trộn gạo, muối và rượu rắc trước cửa nhà.
5. Cúng Gia Tiên; Cơm cúng, bữa sáng vào các ngày mồng 1 và mồng 2 Tết.

6. Cúng hết Tết (hóa vàng) cúng ngày 3 hoặc 4 hoặc mồng 7. Cúng mặn, hoa trái.



CHỌN TUỔI XÔNG ĐẤT NGÀY TẾT 
 


1. Tự tin thì mình xông đất cho chính căn nhà cư ngụ của mình là đơn giản nhất, tốt nhất.
2. Trường hợp chọn tuổi xông đất : Nguyên tắc chỉ dụng tuổi người chủ trạch / Chọn thế nhị hợp hoặc tam hợp tuổi nhờ xông đất. Cụ thể như sau:



+ Người tuổi Tí, nên chon người Sửu, Thìn, Thân.
+ Người tuổi Sửu nên chọn người Tí, Tỵ, Dậu
+ Người tuổi Dần nên chọn người Hợi, Ngọ, Tuất
+ Người tuổi Mão nên chọn người Tuất, Hợi, Mùi.
+ Người tuổi Thìn nên chọn người Dậu, Thân, Tí
+ Người tuổi Tỵ nên cọn người Thân, Dậu, Sửu
+ Người tuổi Ngọ nên chọn người Mùi, Dần, Tuất
+ Người tuổi Thân nên chọn người Tỵ, Thìn, Tí
+ Người tuổi Dậu nên chọn người Thìn, Tỵ, Sửu
+ Người tuổi Tuất nên chọn người Mão, Dần, Ngọ
+ Người tuổi Hợi nên chọn người Dần, Mão, Mùi.



CHỌN NGÀY & HƯỚNG XUẤT HÀNH



Theo Ma Trận Hậu Thiên năm Giáp Ngọ:
+ Ngày Mùng Một ứng với việc cầu Sự nghiệp, cầu Quan Lộc, hướng xuất hành chính Bắc
+ Ngày Mùng Hai ứng việc cầu Hôn nhân, Cưới gả, Tình yêu, hướng xuất hành Tây Nam
+ Ngày Mùng Ba ứng việc cầu Gia Trạch khang vượng, hướng xuất hành chính Đông
+ Ngày Mùng Bốn ứng việc cầu Tài lộc, tiền bạc, hướng xuất hành Đông Nam
+ Ngày Mùng Năm ứng việc đi chùa, nhà thờ thanh thản hỷ xả, cầu nguyện đưc tự tin, mọi hướng đều cát lợi
+ Ngày Mùng Sáu ứng việc kiến quý, cầu phúc, cầu may mắn, hướng xuất hành Tây Bắc
+ Ngày Mùng Bảy ứng việc cầu an lành cho con cháu, xán lạn cho tương lai, hướng xuất hành chính Tây
+ Ngày Mùng Tám ứng việc cầu thi cử, thăng tiến, học hành và công việc ước nguyện hoàn thành, hướng xuất hành Đông Bắc
+ Ngày Mùng Chín ứng với việc cầu Danh vọng cho sự nghiệp, tiền bạc ấm thân, sang giầu, hướng xuất hành chính Nam.
Chỉ nên chọn một nguyện cầu để chọn ngày và hướng xuất hành, nhằm dốc sức, bền chí kích hoạt cho nguyện cầu thành tựu.
Năm nay (Giáp Ngọ) cư phương Bính/Ngọ/Đinh, hướng Chinh Nam,180*, nên Tài Thần cư chính Nam và Hỷ Thần cư chính Tây. Trong tháng Giêng Âm lịch, xuất hành cầu Hỷ nên phương chính Tây, hoặc Tây Bắc, cầu tài thần phương chính Nam, hoặc Đông Nam đều cát vượng, thành tựu.




CẤU XUẤT THẾ VỚI GIÁP NGỌ


Năm nay, Giáp thuộc Mộc, Ngọ thuộc Hỏa, Giáp Ngọ hành Sa Trung Kim. Cầu dịch hai hành Thổ và Thủy để đủ ngũ hành tương thích, tương giao mà sinh dưỡng cát vượng. Có thể tham khảo mục cầu xuất thế, dười đây:
 
Phóng sinh cá cầu thủy vượng, chưng một chậu hoa, bình hoa cầu mộc thổ tương giao, hoặc thỉnh một lọ/ bình đất nung, tráng men, mầu đỏ hoặc xanh lá, xanh thủy.
Cá phóng sinh sau Giao thừa hoặc các sáng 1-3 tết tại ao, hổ hoặc khúc sông thủy êm ả, trong lành. Tránh làm cho có, tùy tiện, vô ích.
Chậu, bình hoa chưng nơi phòng khách hoặc chổ trang trọng trong nhà. Chưng tới sau khi hóa vàng có thể bỏ.
Bình/lọ đất nung chưng nơi phòng ngủ chủ nhân là tốt nhất, chưng chỗ trang trọng khác trong nhà cũng được.
Ba việc này chỉ cần chọn một thực hiện, là đủ. Không nhất thiết phải thực hiện cà ba. Tâm thành chớ rườm rà.

 
Mừng chúc Năm Mới an lành, sum họp.
 
Xin coi Mách giúp này như một tham khảo.
NGUYỆN 


 







Song Thu: Mấy hôm nay ST bận việc gia đình không vào mạng cập nhật và trả lời bạn đọc được. Xin cám ơn mọi người đã đến thăm và thay mặt (mạn phép) tác giả BNN chúc bạn đọc tết Giáp Ngọ 
MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG!

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

KHÓI LAM CHIỀU, thơ Song Thu



                                                                                  











Khói lam chiều
Phiêu diêu theo làn gió
Ai đó đốt lửa hồng
Bập bùng trong sương đục
Mùi hương cây cỏ mục
Náo nức chiều mùa đông
 Giá buốt đến nao lòng
   Mênh mang Hà Nội gió...

Có ai ở nơi đó
Gửi chút nắng cho em
Sưởi ấm bờ vai mềm
Cho miên man nhung nhớ

Có ai vào trong đó
Gửi làn gió mang theo
Một chút khói lam chiều
Liêu xiêu Người Hà Nội...




 


Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Tác giả của những bức chân dung bất tử

YOUSUF KARSH 

[​IMG]




  1. Là bậc thầy trong sử dụng ánh sáng, có khả năng thấu hiểu lòng người cùng tâm hồn hướng thiện, Yousuf Karsh đã mang đến sự bất tử cho mọi chân dung mà ông ghi lại.

    Yousuf Karsh (1908 - 2002) sinh ra tại thành phố Mardin nằm ở phía Đông của lãnh thổ Đế quốc Ottoman xưa (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Karsh lớn lên trong giai đoạn thảm sát kinh hoàng người Armenian với 1.5 triệu người chết. Năm 1924, Karsh được gửi đến sống cùng người chú George Nakash ở Canada, một nhiếp ảnh gia. Nakash là người nhìn ra tố chất nhiếp ảnh tiềm ẩn dồi dào trong Karsh, ông gửi Karsh đến học nghề với nhiếp ảnh gia chân dung John Garo ở Boston (Mỹ). 4 năm sau, Karsh trở về Canada để bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh của riêng ông. Thủ tướng Canada Mackenzie King đã khám phá ra Karsh và cho phép Karsh chụp chân dung của các nhân vật quyền lực. Tên tuổi của Karsh bắt đầu được ghi vào lịch sử trong một lần Hạ nghị viện Canada đón tiếp một nhân vật lớn từ nước Anh, Thủ tướng Winston Churchill.

    Yousuf Karsh và bức chân dung nổi tiếng nhất

    Chân dung Churchill được Karsh chụp vào 30/12/1941, sau khi Churchill diễn thuyết tại Hạ nghị viện của Canada ở thủ đô Ottawa, được dùng làm ảnh trang bìa tạp chí LIFE số ra ngay khi Thế chiến II kết thúc. Đây là một trong những ảnh chân dung nổi tiếng nhất mọi thời đại, cũng là hình ảnh được sao chép nhiều nhất trong lịch sử. Trong dịp kỷ niệm lần thứ 60 của buổi diễn thuyết, Canada cho phát hành tem tưởng niệm Karsh và Churchill trong đó có hình của hai vị này. Vị thủ tướng đã rất tức giận khi ông không được biết trước về vụ chụp ảnh, "Anh chỉ có hai phút. Chỉ thế thôi, hai phút", Churchill búng tay nói với Karsh. Khi ấy, Churchill đang hút cigar và liên tục nhả khói. Sau khi yêu cầu Churchill bỏ điếu cigar không thành công, Karsh rất mạnh dạn bứt nó ra khỏi miệng nhà chính trị uy quyền. Bức ảnh nổi tiếng này chính là nắm bắt được cái khoảnh khắc ấy: Churchill nhìn Karsh như muốn khiêu chiến, hay như muốn ăn tươi nuốt sống Karsh. Điều kỳ diệu xảy ra, sau đó Churchill mỉm cười, bắt tay Karsh và nói, "Anh thậm chí có thể khiến một con sư tử đang gầm bất động để chụp ảnh". Một lời khen ngợi, và đi liền với bức ảnh mang sắc thái thách thức là một bức chân dung vị thủ tướng đang mỉm cười - bức chân dung mà Karsh yêu thích hơn. Về sau Karsh còn có hai dịp khác được chụp chân dung của Churchill.


    [​IMG]
    Bức chân dung hoàn hảo lột tả được vẻ thách thức và tinh thần không thể bị đánh bại của Thủ tướng Anh Winston Churchill. Theo lời khen ngợi của Churchill, Karsh đặt tên cho bức ảnh là "Roaring Lion" - Sư tử đang gầm.



    Yousuf Karsh và món quà thấu hiểu lòng người

    Không chỉ là bậc thầy ở kỹ năng chụp ảnh và sử dụng ánh sáng trong studio, Karsh còn được ban cho một món quà vô cùng quý giá, đó là khả năng nhìn ra bản chất của nhân vật ngay trong chốc lát. "Bên trong mỗi người đàn ông và đàn bà đều có một bí mật được giấu kín, với tư cách là một nhiếp ảnh gia, tôi có nhiệm vụ khơi nó ra nếu có thể. Sự bộc lộ, nếu cuối cùng có thể xảy ra, sẽ chỉ diễn ra trong một tích tắc của một hành động vô thức, một tia sáng yếu ớt từ ánh mắt, một khoảnh khắc ngắn ngủi khi nhấc cái mặt nạ mà tất cả con người đều mang để giấu diếm thâm tâm mình". Karsh tin rằng có một thời khắc ngắn ngủi, khi mà tất cả tâm trí, linh hồn và tinh thần của một con người phản ánh qua đôi mắt, đôi bàn tay, qua thái độ. Đó là khoảnh khắc phải ghi lại. Đó là "khoảnh khắc của sự thật" khó nắm bắt.


    [​IMG]

    [​IMG]
    Chân dung nhiếp ảnh gia Yousuf Karsh khi còn trẻ và lúc về già


    Yousuf Karsh và chân dung những anh hùng

    Karsh luôn thừa nhận là một người sùng bái anh hùng; sự nhiệt huyết với các cá nhân anh hùng thể hiện rất rõ trong phong cách và lối hành xử, từ đó ảnh hưởng đến nhiếp ảnh trong ông. Với ký ức kinh hoàng về cuộc thảm sát người Armenia, Karsh không dùng nó để mà cay đắng với cuộc đời mà theo hướng tích cực hơn, ông coi đó là nguồn nhiên liệu cho mối quan tâm lâu dài đến các cá nhân vĩ đại, những người sử dụng quyền lực không phải để phá hủy mà là cho những điều tốt đẹp. Trong suốt sự nghiệp của mình, Karsh đóng vai trò là một cá nhân trong xã hội tin tưởng vào một thế giới tốt đẹp hơn sẽ đến. Đằng sau mỗi bức ảnh của ông, người ta nhìn thấy theo một nghĩa nào đó, là triết lý và mầm mống của một đức tin vào chân giá trị, lòng tốt và tài năng của con người.
    Để chuyển tải chân giá trị ấy, Karsh dùng ngôn ngữ của trí tưởng tượng. Động tác của bàn tay, cử động trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và hướng của cái nhìn chằm chằm, tất cả đều truyền đạt một lời nhắn chỉ ra cái người đang được khắc họa ấy thuộc loại anh hùng nào. Bằng ánh sáng và hiệu ứng của nó, Karsh nhấn mạnh câu chuyện đang được kể, đạo cụ sân khấu phụ trợ và góp phần đưa hình ảnh chân dung trở nên dễ hiểu hơn. Do đó, ảnh của Karsh rất dễ đọc ra dù khán giả thuộc bất kỳ nền văn hóa nào.
    Hầu hết trước hình ảnh những tên tuổi lớn chúng ta đều ngước mắt lên nhìn. Thế nhưng, người anh dũng đến mấy cũng ẩn giấu nỗi sợ nào đó có thể khiến họ phạm phải sai lầm. Karsh thấu hiểu điều đó, sự thấu hiểu khiến con người tin tưởng vào nhau hơn, và những bức chân dung mang dáng vẻ đáng tin cậy hơn.

    Yousuf Karsh và sự bất tử

    "Khi những người nổi tiếng muốn trở nên bất tử, họ tìm đến Karsh của Ottawa."
    "Karsh - ông đã khiến tôi trở nên bất tử."

    Bất cứ ai đứng trước ống kính của Karsh đều biết họ đang trên đường đến với sự bất tử. Những bức chân dung chụp bởi Karsh là mối dây liên kết đưa những người có địa vị trong xã hội đến với khán giả rộng lớn hơn. Karsh đã chụp hàng ngàn đàn ông và phụ nữ đến từ những lĩnh vực khác nhau trong suốt sự nghiệp trải dài hơn sáu thập kỷ. Những bức chân dung ông chụp đều có chỗ đứng riêng trong lịch sử. Toàn bộ những chân dung ấy được ông miêu tả là một bức ảnh toàn cảnh "sân khấu vĩ đại của thế giới ở thế kỷ hai mươi". Với món quà nhìn thấu tâm can từ Thượng đế và một cái tâm hướng thiện, Karsh tìm ra trong mỗi người những phần tốt đẹp sâu kín và làm chúng bộc lộ ra trước ống kính. Bản chất người được chụp vì thế toát ra, họ cũng nhìn ra bản thân mình trong bức ảnh. Từ đó các bức chân dung trở nên bất tử.

    [​IMG]
    Nhà văn Mỹ Helen Keller (phải) và người giúp việc Polly Thompson, năm 1948. Karsh kể lại: "Tôi hôn bà ấy lên trán và bà ấy thẹn thùng như một đứa trẻ". Rồi bà áp hai bàn tay lên má ông và nói rằng "Tôi đang chụp ông bằng cảm nhận của tôi". Keller bị mù và điếc ngay từ khi chưa đầy hai tuổi.
    [​IMG]
    Pablo Picasso ở biệt thự của ông, năm 1954
    [​IMG]
    Nhà bác học Albert Einstein
    [​IMG]
    George Bernard Shaw tại nhà ông, năm 1943. Nhà soạn kịch 90 tuổi này bước vào phòng chụp một cách đầy hứng khởi và nhiều năng lượng. Bức chân dung ghi lại khoảnh khắc Shaw hướng mắt về phía Karsh để hỏi xem Karsh có hứng thú với câu bông đùa ông nói trước đó hay không.


    [​IMG]
    Mẹ Teresa ở Ottawa, năm 1988. Mẹ Teresa (1910-1997) là người thành lập giáo đoàn truyền bá lòng nhân từ Missionaries of Charity vào năm 1950 và nhận được giải Nobel Hòa bình vào năm 1979.


    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ John F. Kennedy


    [​IMG]
    Tổng thống Cuba Fidel Castro


    [​IMG]
    Thủ tướng Jawaharlal Nehru tại Tòa Quốc hội ở Ottawa, năm 1956. Jawaharlal Nehru (1889-1964) là Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ.


    [​IMG]
    Nhà văn Ernest Hemingway


    [​IMG]
    Nhà soạn nhạc Jean Sibelius, năm 1949


    [​IMG]
    Chỉ huy dàn nhạc, cellist Pablo Casals, năm 1954


    [​IMG]
    Nhà làm phim, đạo diễn Alfred Hitchcock


    [​IMG]
    Diễn viên Audrey Hepburn, năm 1956


    [​IMG]
    Diễn viên Humphrey Bogart, năm 1946


    [​IMG]
    Nhà thần học, triết gia, nhạc sĩ Albert Schweitzer


    [​IMG]
    Tiểu thuyết gia Vladimir Nabokov


    [​IMG]
    Họa sĩ Man Ray


    [​IMG]
    Diễn viên kịch câm Marcel Marceau


    By Red, the Tri Thuc Tre