Trang

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Gió bấc đầu mùa- thơ Song Thu





Bạn bè nhắc nhở sao dạo này ST ít vào blog...Vội đăng lại bài thơ cũ- từ năm 2011, mời mọi người chịu khó đọc nha...




Không gọi mà gió đã về
Se se lòng đường Hà Nội
Em khóac vội 
Chiếc áo mỏng mùa thu
Chiều mờ tan những mảng sương mù
Ẩm ướt kênh đào
Có lẽ nào đã vào thu muộn?


Anh ở đâu nơi cách xa ngàn trượng
Gửi cho em một khúc tâm tình
Rằng ở đâu, ở đâu có bóng hình
Nơi đó có Vườn Yêu


Vườn Yêu anh lạ biết bao nhiêu
Một góc nhỏ hay một chiều cà phê đắng
Nhớ ai trong tĩnh lặng
Nhớ ai trong trống vắng
Hay nhớ ai trong quãng lặng của bản tình ca?


Da diết 
Thiết tha,
Vỡ òa,
Lặng im?


Em vơ vẩn đi tìm
Cái hiện hữu lúc chìm lúc nổi
Người đến với người qua bao nút mối
Thít chặt rồi có gỡ nổi cho ra
Vườn Yêu anh đâu chỉ có hoa
cho ong đến la đà hút mật?


Em lặng lẽ vun lá vàng đã mất
Những cánh hoa rơi phảng phất quanh mình
Để nhóm lên ngọn lửa lung linh
Nói với chính mình
Có một vườn yêu như thế...


Gió đầu mùa lật tung khe khẽ
Nỗi nhớ đã lãng quên
Rồi thổi bùng lên... bùng lên
Thành nỗi nhớ ...như lần đầu tiên
biết nhớ...




Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Lu bu chuyện 20-11-2017. Ảnh và bài Song Thu




Chúc mừng ngày lễ của các thày cô và các bạn đồng nghiệp yêu quý!




Tốp ca- múa của Sinh viên mừng các thày cô giáo...




Năm nay trường ĐHKTQD của ST làm lễ kỷ niệm ngày nhà giáo ...hơi bị long trong!!! Số là trường vừa khai trương cụm những công trình chính của TRUNG TÂM ĐÀO TẠO sau...15 năm mong đợi!
Đây được coi là trung tâm đào tạo hiện đại và đồng bộ nhất của VN...và trong tương lai với những công việc còn hòan chỉnh tiếp, sẽ là ngang tầm quốc tế!



Các cán bộ, nhà giáo đã nghỉ hưu được mời đến tham quan và và dự lễ khánh thành đầu tiên. Đây là tổ hợp liên hòan 3 tòa nhà 19,5 và 10 tầng, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Một công ty quân đội xây dựng...còn vốn, do nhà nước cấp + đóng góp của trường! 





Chị em xúng xính diện áo quần đẹp, đi dự lễ. Song Thu cũng không ngoại lệ...Hì!



Trong buổi lễ, sau những lời chúc mừng, một số cựu giáo viên, cán bộ được vinh danh là đã có đóng góp ...vân vân và vân vân ...... Song Thu cũng được nhận hoa! ... (May quá hôm đó diện áo dài, chứ không thì lên sân khấu xấu hổ chết...! Hì!)

Nán lại chụp hình kỷ niệm cùng cô bạn ...





Rồi mọi người được mời đi thăm quan khu giảng đường mới, hiện đại...Khu thư viện đẹp đẽ, sang trọng...mang tên người hiệu trưởng danh dự đầu tiên của trường , sắp được khánh thành...










Vào ngày 19-11, lễ kỷ niệm chính thức được tiến hành, cùng với kỷ niệm 40 năm đào tạo sau Đại học của trường, khai trương thư viên Phạm văn Đồng...








Buổi lễ kéo dài và kết thúc bằng một bữa tiệc thịnh soạn, vui vẻ...(Ảnh ST cùng bạn bè trong phòng tiệc)


( Mời xem tiếp kỳ sau...)





Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Góc sức khỏe: PHÒNG TRÁNH CẢM LẠNH TRONG MÙA RÉT


Nguyễn lân Dũng
Cảm lạnh là bệnh xảy ra ở đường hô hấp trên khi trời trở lạnh. Biểu hiện chủ yếu là ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt. Các triệu chứng và cách điều trị cảm lạnh đã được miêu tả trên giấy cói (Papyrus Ebers) của người Ai Cập cổ đại. Đó là văn bản y tế lâu đời nhất hiện có và được viết vào khoảng thế kỉ 16 Trước Công nguyên. Tên gọi common cold (cảm lạnh) xuất hiện vào khoảng thế kỷ 16. Và ở Anh các đơn vị nghiên cứu đã được thành lập vào năm 1946 nhằm nghiên cứu sâu sắc hơn về căn bệnh này.
Nguyên nhân thường là do virut, nhất là nhóm Rhinovirus gây nên. Cảm lạnh có thể dẫn đến viêm họng, viêm xoang do cơ thể phản ứng lại với virut. Trung bình người lớn thường bị cảm lạnh 2-4 lần/năm; trẻ em thì thường bị tới 6-8 lần/năm. Ở trẻ nhỏ cảm lạnh ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản, gây nên triệu chứng viêm thanh quản, do kích thước đường hô hấp ở trẻ là khá nhỏ.

Triệu chứng ban đầu thường là ho, xổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, đôi khi đau cơ. Mệt mỏi, đau đầu, ăn không ngon miệng. Ho do cảm lạnh nhẹ hơn so với cúm. Trẻ em bị cảm lạnh thì khó ngủ, hay ói sữa, biếng ăn, táo bón (hai ba ngày mới đi một lần, phân hôi), tiêu chảy, hay khóc, quấy, da tái mét, khi khóc thì tím ngắt mặt mũi chân tay và khó dỗ được.
Có tới 30-80% trường hợp cảm lạnh là do virut thuộc nhóm Rhinovirus, khoảng 10-15% do virut thuộc nhóm Coronavirus. Ngoài ra còn có nguyên nhân do các nhóm virut khác. Các virut này lây lan qua đường không khí, qua tay khi tiếp xúc với vật bẩn rồi đưa lên mắt, lên mũi. Bệnh lây lan nhanh sang những người cùng sống trong nhà hay học cùng một lớp. Cảm lạnh thường xảy ra nhiều trong những ngày mưa và lạnh. Khi đó hệ thống hô hấp nhạy cảm hơn và do không khí khô nên virut dễ khuếch tán xa hơn, tồn tại lâu hơn. Khi thiếu ngủ hoặc suy dinh dưỡng sẽ dễ mắc chứng cảm lạnh , vì lúc đó hệ thống miễn dịch của con người bị suy yếu đi khá nhiều.
Để phòng tránh cảm lạnh trước hết cần mặc đủ ấm, nhất là với con trẻ. Ra đường nên đeo khẩu trang và đeo kính râm. Tay cần rửa sach sẽ và tránh tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh. Học sinh bị cảm lạnh cần xin phép nhà trường cho nghỉ học để điều trị và tránh lây lan cho bè bạn.
Vì bệnh do virut gây nên cho nên dùng thuốc kháng sinh thường không có tác dụng. Thường sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như Ibuprofen, Acetaminophen/Paracetamol. Thuốc Rhumenol Flu 500 có chứa 500mg Acetaminophen, 5mg Loratadin và 15mg Dexthomethorphan, uống mỗi ngày 3 viên. . Tiffy là thuốc chủ yếu dùng trị cảm – sổ mũi, cụ thể dùng trị sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang do cảm cúm hoặc dị ứng với thời tiết.Thuốc cũng được dùng để giảm đau đầu, đau lưng, đau răng, đau mỏi xương khớp. Thuốc Pseudoephedrin có hiệu quả trong việc khắc phục chứng nghẹt mũi. Có thể ngậm viên Dorithricin, mỗi viên có chứa 0,5mg Tyrothricin, 1mg Benzalkonium chloride và 1,5 mg Benzocaine. Chú ý không dùng viên này cho trẻ nhỏ. Các thuốc này đều có bán không cần đơn tại các hiệu thuốc.

Một số lưu ý khi dung thuốc: Phòng tránh hại gan: Không sốt cao (trên 38oC), không đau nhức thì không nên dùng paracetamol (acetaminophen). Khi dùng thuốc có chứa paracetamol không dùng một lúc nhiều dạng thuốc (đã tiêm không uống, đã uống không đặt thuốc hậu môn) để tránh quá liều.

Để tránh đột quỵ: Người có bệnh tăng huyết áp, tim mạch nặng, cường giáp, đái tháo đường… không dùng các biệt dược chứa phenylpropanolamin ( đã bị cấm ở Việt Nam nhưng đề phòng trường hợp mang thuốc từ nước ngoài về), pseudoephedrin.

Không dùng chlorpheniramin maleat và các biệt dược có chứa chất này cho bệnh nhân: Không dùng khi đang lên cơn hen, tắc cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, thiên đầu thống (glaucom góc hẹp), tắc môn vị, tá tràng, loét dạ dày, trẻ sơ sinh, người mang thai 3 tháng cuối, người đang nuôi con bú.

Trường hợp nhẹ như: hắt hơi, chảy nước mũi trong… chỉ cần uống thuốc kháng histamin H1 như: chlorpheniramin maleat hoặc loratadin hoặc cetirizin… là khỏi.
Có thể dùng thực phẩm để chữa trị cảm lạnh. Ví dụ dùng nước hầm gà, nước ép cà rốt (có thêm một chút gừng, mật ong), uống 3 lần trong ngày và uống trong vài ngày.
Trung Quốc có loại thuốc Ganmao Zhike đóng trong các túi 5g có chứa bột Kim ngân hoa, Sắn dây, Sài hồ, Liên kiều, Hoàng cầm, Cát canh, Bạc hà. Uống mỗi ngày 3 lần pha trong nước sôi. Hiệu quả khá rõ nhưng lưu ý không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Kinh nghiệm dân gian ta chữa cảm lạnh bằng cháo nấu nhuyễn, thêm tía tô, hành răm, gừng và 1 lòng đỏ trứng gà. Ăn xong chùm kín chăn trong 10-15 phút để toát mồ hôi và thay áo. Còn có cách đánh gió giải cảm. Lấy một nhánh gừng tươi, giã nhỏ với tóc rối, trộn với rượu, bọc vào miếng vải thưa rồi đánh gió từ trên xuống lưng nhằm đưa khí nóng vào cơ thể bằng cách cho thấm qua da. Cũng có thể dùng đồng xu tròn bằng bạc hay thìa kim loại cạnh tròn. Bôi dầu lên da rồi rồi đánh mạnh dọc theo hai bên sống lưng và cổ, vai. Quan niệm phải sát thật mạnh cho bầm tím lên là không đúng, vì đó là cách gây xuất huyết dưới da.
Còn dung cách xông hơi bằng nồi đun các lá chanh, lá sả, các lá tía tô, kinh giới, bạc hà, mít, nhãn, gừng, nghệ, tre, cây cứt lợn… Chùm kín chăn và xông hơi trong 15-20 phút sao cho toát hết mồ hôi và ngâm hơi thuốc vào người. Có thể xông hai lần trong một lần cảm.
Nếu ho nhiều có thể dùng các loại thuốc ho có bán tại hiệu thuốc, thường dùng sirô Prospan chưa cao khô của lá Thường xuân. Cũng có thể dùng sirô chanh đào tự chế tạo như sau: Cắt 1 kg chanh đào thành miếng mỏng, ngâm với 1 lít mật ong, thêm 3 thìa muối và 1 củ gừng. sau 3 tháng có thể bắt đầu sử dụng như với các loại sirô ho khác.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

TT Trump nói gì tại APEC CEO Summit , 2017?


ST: trong bài phát biểu được đánh giá có thể là diễn văn tuyệt vời nhất từ trước đến nay của mình,  TT Trum đã có những câu nói đầy lay động , nhất là khi nhắc tới Việt nam. Mời đọc:


Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017


Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017

Trong bài phát biểu tại APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng những lối ví von, nhắc tới những người anh hùng dân tộc Việt Nam.

Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017 - Ảnh 1.
Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017 - Ảnh 2.
Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017 - Ảnh 3.
Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017 - Ảnh 4.
Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017 - Ảnh 5.
Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017 - Ảnh 6.
Những câu nói đầy lay động của Tổng thống Trump trong bài phát biểu tại APEC 2017 - Ảnh 7.

( Theo Soha.vn  và Trí Thức Trẻ)

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Tôi lỡ tương tư...









Tôi lỡ tương tư


 Có màu xanh thật là xanh
 Cứ ám ảnh, cứ chòng chành...trong tôi
 Có nụ cười tươi rõ tươi
Cứ lửng lơ, cứ rạng ngời...đẩu đâu
Giăng giăng núi ẵm hồ sâu
Còn tôi, tôi đã bắt  đầu...tương tư

 Xanh xanh gợi mở ước mơ
Tươi tươi lẩy những vần thơ...bồng bềnh
Cao cao chạm tới mông mênh
Sâu sâu thuyền mãi bập bềnh về đâu?


Cả đời rong ruổi tìm nhau
Về đây về với xanh màu thiên nhiên...
Và tôi chợt nhận ra mình
Lỡ tương tư 
Chót say đắm
Nét nguyên trinh quê nghèo...



Kỷ niệm chuyến thăm Na Hang
10-17






Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Đổ vỡ- Thơ Song Thu




Khi còn  công tác ở Matskova, ST được biết bây giờ ở Nga, người ta không kỷ niệm ngày 7-11, ngày Cách Mạng Tháng 10 nữa. Và bùi ngùi hơn là tượng Lenin cũng bị giật đổ khắp nơi...Song Thu có bài thơ sau. Mời bạn bè đọc để cùng...buồn vui...nha!






Người biểu tình kéo xập bức tượng của Lenin tại một đài tưởng niệm trong một cuộc biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở Kiev ngày 08 Tháng mười hai 2013.
Quảng trường Độc lập ở Kiev ngày 08 Tháng mười hai 2013.



Tôi đã thấy
những pho tượng khổng lồ
tạc những con người đã từng là vĩ đại
chồng chất lên nhau
Giữa bãi cỏ khô, hoang hoải...
Thời gian trắng
Tuyết rơi, mưa nắng
Cánh rừng thông vắng lặng
Nghĩa địa tượng- vô hồn
Lay lắt  không đầu, gãy cánh 
tượng,  không thể chôn...*


Đổ vỡ!
Những pho tượng đổ vỡ
Hay đức tin đổ vỡ?
Một triết lý đổ vỡ?
Khi thực hư sáng tỏ
Tình yêu thất vọng đã ra đi? 
Sự thật trần trụi  
tạo nên sức mạnh thần kỳ
Đổi thay một xã hội... 



Tôi đứng trước ngã ba
Bên công - Bên tội
Nào Đúng- nào Sai
Đâu Quá Khứ- đâu Tương Lai?
Lịch sử phải chăng vẫn  miệt mài đong đếm...


Tôi đã đi và đến
Tình yêu người quyện với ước mơ 
Đất nước này, làn điệu dân ca lai láng hồn thơ
Trong vắt thế
có thể nào cạn kiệt?

Tôi nghe tiếng lòng tha thiết
Đổ vỡ rồi
Đời lại sinh sôi

Sông Đông vẫn mãi thế Êm Đềm trôi** 
Mùa Thu Vàng bạch dương đồi tràn nắng ...***







*  Một nơi người ta đưa những bức tượng bị giật đổ về đây, gần Làng Lênin. Đây là nơi Lênin cùng vợ ở và chữa bệnh cuối đời, nay là bảo tàng về Lênin
** Tác phẩm Sông Đông Êm Đềm nổi tiếng cỉa Solokhop
***Bức tranh Mùa Thu Vàng của Levitan, họa sĩ nổi tiếng người Nga