Trang

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

3A_QL CÓ GÌ MỚI?

ST: Đầu xuân qua lớp 3A- QL có hai sự kin "chấn động dư luận". Đó là cuộc thăm viếng ly kỳ sau 56 năm " biệt tích" của bạn Ngô An (TP HCM) với 3A-QL và cuộc "Trạm trán" đầy tình thân giữa 3A hai miền mà đại diện Miền Nam là tỷ phú -người đẹp Viên Phương cùng các  bạn 3A-QL  Hà nội!
Mời anh chị, bạn bè theo dõi nhé*



                                                                               
Đào phai  Nhật Tân và violet Ngọc cùng nghiêng chào đón bạn, đón xuân ( Nhà Song Thu )




Bạn bè đón chàng lãng tử- bí hiểm Ngô An ( kính trắng, tóc nghệ, vét đen)! Gọi là bí hiểm vì 55-56 năm nay mất liên lạc với lớp...không rõ vì lý do gì?
Bạn Hưởng mới đi du lịch châu Âu về, sung ghê! 
Bên cạnh là Hồ Hải- Trưởng ban liên lạc họ Hồ-cháu cụ Hồ Tùng Mậu, cười cũng có hậu... 



Song Thu cạnh cháu ngoại và các bạn gái hồi hộp lắng nghe câu chuyện của Ngô An. Chàng trai đã dong ruổi khắp vùng miền miền Bắc, rồi số phận đưa đẩy vào TP HCM lập nghiệp! Nay công thành danh toại, con cái đề huề, thành đạt, mới yên tâm đi gặp gỡ bạn bè...nhỏ to tâm sự!
Bạn bên trái ST - Lê đăng Kiểm- nguyên là phi công lái máy bay lên thẳng đi làm nhiệm vụ đặc bit. Rồi bị pháo của  TQ  bắn rơi...phải hạ cánh khẩn cấp...thành thương binh ở trạc tuổi 24-25! Kiểm là bạn thân của vợ chồng ST, có nhiều kỷ niệm mà hôm ấy ST mới "công bố", khiến mọi người cười ngất!



Chị Tuấn Nga ( cô gái tóc vàng ) cũng qúy lớp 3A, đang vui vẻ kể chuyện họ Lưu. Bạn Nguyễn văn Đồng-to béo, phúc hu- Nhc sỹ nghiệp dư, người có cả một chương trình mà đài phát thanh VN đã từng lên sóng...




Cạn ly nào! Chúc mừng họp mặt!
Hai bạn trai đeo kính là Nguyễn văn Hưởng và Quang Phác




Một lần nữa! Cụng ly nào các bạn gái!


Chuyện như pháo nổ, thkhông tường thuật hết được .Tạm biệt nhà ST,  đến đón Viên Phương tại nhà Nguyễn minh Tính nhé! 
( Ảnh một góc gác 3 nhà ST  )

Hàng trước:Tỷ phú-Người đẹp-con gái nhà tư sản cũ-cháu ngoan bác Hồ- Viên Phương, bên phải.  Minh Tính- Con gái địa chủ cũ- mẹ của tỷ phú mới-,TSKH, Đồng tác giả công trình khoa học bản đồ Việt nam, công trình được giải thưởng Hồ chí Minh,  cười hể hả. Mạnh Kính-Ông xã của ST, da nâu, thích đ râu, bên cạnh. Nguyễn hữu Đức- Nguyên Tổng Giám đốc liêm khiết, nghèo kiết, nhưng con cái thành đạt  hết....
Hàng sau: Từ phải sang: Thúy Phương, Ngọc Trinh, Quang Thùy...bố mẹ đều có thành phần không cơ bản, theo Đảng để trở thành vô sản!




Thêm Song Thu...lên chức U-...



Có cả  mèo con  và cành đào xuân...




Rượi vào, lời ra...mặn mà!




Rau nhà trồng, nem tự cuốn, cá hấp trong vỉ bếp nhà! Đúng là... Minh Tính!



Nhành phong lan này hé nở vào rạng sáng ngày lễ Tình Nhân-: Mùa xuân- Tình yêu - Tình bạn!


* Ngày tháng trong ảnh thì đúng nhưng... năm là 2013 (MK đặt nhầm 2012!)
Thiếu ánh sáng và non tay nghề nên ảnh hơi mờ, xin lỗi bạn đọc nha!



Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

THƠ

ST: Rằm tháng giêng năm nay lại đúng ngày chủ nhật, ST về quê chồng làm Giỗ Tổ. Thế là lại không đến Văn Miếu xem HỘI THƠ  được.  ST đành post lên một vài bài đã viết có chữ THƠ, như là một chút cho Nguyên Tiêu của mình vậy. Xin mời bạn đọc cùng chia sẻ nhé! . 





Em và thơ



Một đời chả thích đọc thơ

Chê chàng thi sỹ ngẩn ngơ... tang tình

Chợt hôm thơ rụng sân đình

Lượm về nếm thử thấy mình... tình tang

Nay thơ như trái sấu vàng
Còn em như gái nhỡ nhàng thèm chua...


 





Nợ thơ


Gặp nhau không một câu thề
Không lời hẹn ước không về với nhau
Nợ  THƠ  một mối tình đầu
Một đôi mắt ướt một bầu sưã thương...
Cái nhện vấn vít tơ vương
Con ong say mật tìm đường kiếm hoa
Nhạc thơ vấn vít lòng ta
Mật thơ khéo ép say sa vườn đào
Tình thơ trộn với trăng sao
Vì yêu THƠ...
thơ mới vận vào
thành thơ. 





Trốn vào thơ


Trốn đời chẳng biết đi đâu
Ra sông li ng sông sâu không đò
Ra đồng ngỡ bão dông to
Du xuân ngờ đã hết trò vui xuân
Tìm anh anh đứng tần ngần
Trốn vào thơ lắp mấy vần cho quên

Thơ đầy, tình nổi lên trên
Đời lặn xuống dưới, bén duyên thơ tình
Câu lục đẹp, câu bát xinh
Trốn vào thơ bỗng thấy mình...tan ra








                    

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Đón tết Nguyên Tiêu


                                                                                   


 


ST: Hôm nay đã là 12 tháng giêng âm lịch. Còn mấy ngày nữa là đến ngày rằm đầu tiên của năm, còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. ST xin ghi lại vài nét về nguồn gốc ngày tết này từ  CHINA. ABC để bạn bè quan tâm cùng tìm hiểu

Tết Nguyên Tiêu

    Ngày rằm tháng giêng âm lịch của TQ là tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống của TQ, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân.
    Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian TQ từ trước đến nay đều có tập trước treo hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”.
     Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày tết Nguyên Tiêu. Vậy tại sao Tết Nguyên Tiêu lại treo đèn ? nghe nói, năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Têy Hán của TQ được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng giêng. Để  chúc mừng, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm tháng giêng, nhà vùa đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức. Đến năm 104 trước công nguyên, tết Nguyên Tiêu đã chính thức trở thành ngày tết lớn của nhà nước. Quyết định này, khiến quy mô của ngày tết Nguyên Tiêu được mở rộng hơn nữa. Theo quy định, ở những nơi công cộng và nhà nào nhà nấy đều phải chăng đèn kết hoa, nhất là những khu phố đông đúc và trung tâm văn hóa phải tổ chức hội Hoa Đăng, triển lảm Hoa Đăng rất long trọng; Già trẻ gái trai đi xem hoa Đăng , đoán câu đối trên Hoa đăng, múa đèn Rồng thâu đêm v,v, về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác. Theo ghi chép, năm 713 trước công nguyên, ở kinh thành Trường An trong đời nhà Đường <tức Tây An ngày nay>đã làm “núi đèn” rất lớncao khoảng 7 mét, với hơn 50 nghìn các loại đèn màu.
     Những đèn màu trong ngày tết Nguyên Tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, Hoa cỏ, chim muông v,v,trong đó đèn   ngực bay là có đặc sắc của TQ nhất. Đèn ngực bay là một trò chơi, nghe nói đã hơn một nghìn năm lịch sử. Trong đèn này có lắp một bánh xe, khi thắp chiếc nến trong trong đèn, thì nhiệt độ lên cao khiến cho bánh xe quay, qua đó đẩy con ngựa giấy trên bánh xe chạy. Bóng ngựa hiện lên chụp đèn, nhìn từ bên ngoài như thấy ngực đang phi nược đại, trông rất sống động.
     Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi cũng là một tập tục lớn. Vào khoảng đời nhà Tống <năm 960 công nguyên cho đến năm 1279 công nguyên>, khi ăn tết này, trong dân gian bắt đầu thịnh hành một loại thức ăn mới lạ. Nhân bằng các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm ngon, ngon miệng. . Về sau, phần lớn các khu vực ở miền Bắc TQ đều gọi loại thức ăn này là “Nguyên Tiêu” còn miền Năm thì gọi là “bánh trôi”.
     Bánh trôi phát triển đến ngày nay đã có đến gần 30 lọai, nhân bánh trôi gồm có sơn tra, thập cẩm, vừng, kem sữa cao cao, xô-cô-la v,v. Phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không giếng nhau, bánh trôi của tỉnh Hồ Nam trắng, trong suốt, thơm, ngon và  ngọt, ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông nhiều nhân, vỏ mỏng, bánh trôi như trứng chim bồ câu của Thượng Hải trông xing xắn, ăn mát, ngon, ngọt, bánh trôi nhân Sơn tra, nhân vừng, nhân kem sữa v,v của Bắc Kinh cũng có hương vị độc đáo
     Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Như đi cà kheo, múa ương ca, múc sư tử v,v,Đặc biệt là múa sư tử , ngoài ở TQ ra, các nơi trên thế giới cá người Hoa cư trú, mỗi khi vào dịp tết đều tổ chức múa sư tử. Múa sư tử của TQ được chia thành hai phái là “phái Nam” và Phái Bắc” . Múa sư tử của phái miền Nam thì chú trọng về thay đổ động tác và kỹ xảo, thường là với hình thức hai người múa là chính, điệu múa linh họat và biến đổi khôn lường; Múa sư tử phái Bắc coi trọng khí thế, thường là mười mấy người, thậm chí là mấy chục người cùng múa. Khi múa có đệm nhạc mang đậm đặc sắc dân gian TQ, bắt kể là người múa hay là người xem đều tích cực tham gia, thể hiện sự náo nhiệt của bầu không khí ngày rằm tháng giêng.  
                                                                                                  

 



                                                                      
                          Đèn Trời tại Hội An      

Xin nói thêm,

Tết này phần lớn tổ chức tại chùa, vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ, có ý nghĩa tâm linh. Vào ngày này, cũng có gia đình Việt Nam tụ tập ở nhà trưởng họ hoặc nhà thờ họ.

Tuy vậy, có tài liệu nói, theo sách Trung Hoa, lễ Nguyên tiêu không phải là một ngày lễ Phật. Trước đây chính là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này, nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Có lẽ cũng vì thế không biết từ bao giờ thi nhân Việt nam lấy ngày này làm ngày HỘI THƠ, thường niên  tổ chức tại Văn miếu- QTG

Về phong tục cúng trong dịp tết này xin mời bạn bè quan tâm đọc tại:

www. nguoiduatin.vn/cach-thuc-cung-tet-nguyen-tieu-ram-thang-gieng-a68012.html
 http://www.amthuc365.vn/t10918c70/van-hoa-am-thuc/2012/02/y-nghi-cua-tet-nguyen-tieu-ram-thang-gieng.html

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Ấn tượng sắc màu

Ấn tượng sắc màu trong tranh Nghệ sĩ Christian Jequel

Nghệ sĩ Pháp Christian Jequel sử dụng một con dao sơn tạo ra những bức tranh đầy màu sắc tươi sáng, miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên - một khởi hành từ những gì hầu hết chúng ta có thể được sử dụng được nhìn thấy. Mỗi mảng màu rực rỡ trong tranh của mình có đầy đủ các cảnh vật rất thực tế là ghi lại những hình ảnh chúng ta đang sống trên một hành tinh xinh đẹp như vậy.
Thoạt nhìn những bức tranh của Nghệ sĩ Christian Jequel thì không có gì là lạ nhưng khi nhìn thật kỹ trong từng bức tranh của ông, bạn sẽ thấy nghệ thuật chuyển tải màu sắc thật hài hòa từ sắc độ màu cho đến cường độ sáng tối, độ tương phản ánh sáng rất chuẩn xác và những họa tiết thật tinh tế trong từng chi tiết. "Tôi được sinh ra với một món quà", Jequel nói. "Tôi đã trở thành một người tự học (tự học) khi tôi nhận ra không ai có thể dạy cho tôi vì tôi có phong cách của riêng tôi Điều buồn cười là, tôi bây giờ yêu cầu để cung cấp cho các bài học trong bức tranh thìa sinh viên nghệ thuật". Ông nói rằng ông là một "nhân chứng" thời gian của mình và hình ảnh của mình một ngày nào đó sẽ là một kỷ lục của cuộc sống đã được sống trong nhiều các thị trấn và các làng ven biển ở miền Nam nước Pháp. Lan Phương mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một vài bức tranh tuyệt đẹp của ông dưới đây: