Trang

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Kể chuyện về chuyến du lịch Văn hóa và Tâm linh tại Bạc Liêu- Tin và ảnh Song Thu







Từ miền Đất Mũi trở về, cả đòan lên kế hoạch thăm quan rừng U Minh...Nhưng trời không thương, mưa tầm tã... thế là "đòan trưởng" nhanh chóng chuyển hướng đi thăm Bạc Liêu, miền đất có nhiều địa danh nổi tiếng.
Bắt đầu từ ngôi nhà sang trọng kiểu Pháp của chàng công tử Bạc Liêu. Thật ngỡ ngàng về vẻ đẹp duyên dáng, thanh thoát của ngôi biệt thự màu trắng nằm sát bờ sông tấp nập thuyền bè. Không gian bên ngoài tòa nhà khóang đãng, rộng rãi, mướt cây xanh...
(





Đây là nhà của Ô.Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng cái tên "Quy" không sang trọng nên ông đổi lại thành "Huy". Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như Ba HuyHội đồng Ba, Hắc công tử(do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử). Bạc Liêu có nhiều công tử con nhà giàu nhưng ông nổi tiếng ăn chơi nhất nên đôi khi nói đến Công tử Bạc Liêu là nghĩ đến ông. Công tử Huy là con trai được yêu quý nhất của ông Bá Hộ, vua lúa gạo Nam Kỳ. Công tử có bốn người vợ trong đó có một bà là người Pháp và rất nhiều con. (  con chính thức và con ngoài giá thú )


Một góc hành lang tầng hai 



                    

Trong nhà trưng bày nhiều đồ vật và trang trí quý giá






ST ấn tượng nhất là chiếc xe dùng để đón công tử du học tại Pháp về ( Mặc dầu ông không lấy được học hàm học vị nào! )

 Theo "Văn hóa miền Tây", bên cạnh lối sống phóng túng, phong lưu trong gia đình giàu có, cậu Ba Huy cũng là người nhân hậu, sống có tình, có nghĩa, rất rộng rãi, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khi họ gặp hoạn nạn. Tá điền không thấy ông đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ, ông còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền ít ai oán ghét Ba Huy.
Trong các mối quan hệ xã hội, Ba Huy không sống dè dặt, mưu toan, tính toán thiệt hơn. Trong con mắt giới giang hồ tứ chiếng thời đó, Ba Huy được coi là người “ngon” nhất Nam Bộ, không phải bởi cái vẻ hào hoa, sang trọng bên ngoài mà bởi sự khoáng đạt, phóng túng trong cách sống. Trong con mắt người Pháp, Ba Huy được nể trọng vì lấy được vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình.


Rời nhà công tử Bạc Liêu, cả đòan đến thăm quan Nhà thờ Tắc Sậy, còn gọi là nhà Thờ Cha Diệp.
Theo người dân kể lại, sở dĩ nhà thờ Cha Diệp nổi tiếng là do sự linh thiêng của Cha Diệp: ” ai đến khấn đều gì cũng đều được”. 
Nhà Thờ Cha Diệp gắn liền với một nhân vật nổi tiếng – cha Trương Bửu Diệp, vị linh mục được xem như một vị thánh vì sự linh thiêng, thi ân giáng phúc cho những ai tin tưởng nguyện cầu. Nơi đây không chỉ là điểm hành hương của người miền Tây mà còn của dân Công giáo ở nhiều vùng miền khác, và còn là Trung tâm Truyền giáo Phanxicô của Giáo phận.



Tòan cảnh nhà thờ

         


         
Khung cảnh bên trong



Nơi từng quàn linh cữu của cha Diêp.

ST cùng mọi người đã đến tham quan tầng hai của khu nhà thờ, hôm đó có rất nhiều giáo dân đến sinh họat, chuẩn bị cho ngày lễ. Ấn tượng nhất là không khí vô cùng thanh bình, trật tự và tôn nghiêm...

Điểm du lịch tiếp theo của đòan là ngôi chùa Quán Âm Phật Đài., thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tôn, còn gọi là Mẹ Nam Hải. Đây là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bac Liêu.  

Vào năm 1973, có một người phát tâm bồ đề xây dựng tượng Phật Bà. Tượng cao 11m, đứng sừng sững, trang nghiêm, hướng mắt ra biển Đông, tay cầm chiếc hồ lô rưới nước cam lộ như chúc phước cho các ngư dân ra khơi được trời yên biển lặng. Khi đó, tượng Phật Bà tọa lạc giữa hoang vu rừng mắm, triều lên nước bao vây bốn bề. Càng ngày, mảnh đất nơi đặt tượng Phật Bà ngày một bồi. Năm 2004, với sự hỉ cúng trên 5 tỉ đồng của phật tử, khu Phật Bà Nam Hải được xây dựng lại, mở rộng 25.000m2 (trong diện tích khoảng 6ha) với nhiều hạng mục kiến trúc rất đẹp









Trời đã về chiều, theo nguyện vọng của ST, " đòan trưởng" quyết định đến thăm vườn chim Bạc Liêu, trước khi trở về Sài Gòn.
Vườn chim này rộng 385ha, trong đó có 19ha là rừng nguyên sinh. Nơi đây là điểm cư trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có những loài như giang sen, cốc đế nhỏ… được ghi vào sách đỏ. Ngoài ra, còn có 150 loài động vật với 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, 8 loài bò sát…, tạo thành một quần thể động, thực vật hết sức phong phú về tính sinh học.
Vườn chim luôn tạo ra những bất ngờ thú vị cho du khách khi đến tham quan. Khi mới bước chân vào đây, du khách sẽ nhìn thấy ngay cảnh náo nhiệt của một vườn chim tự nhiên. Nếu đến đây vào mỗi buổi chiều, du khách sẽ có được nhiều trải nghiệm thú vị khi đàn chim bay về tổ sau một ngày đi kiếm ăn. Chúng bay thật trật tự, tách biệt giữa sắc lông và chủng loại. Có đội hình thì như mũi tên lao về phía trước, đội hình khác thì mang hình trái tim, lại có đội hình lưa thưa tản mạn. Vườn chim lúc đó bỗng trở nên ồn ào với đủ loại âm thanh như: tiếng gió rít, tiếng chim mẹ gọi con…


 

vuonchimbaclieuvocanh.jpg




Hòang hôn gọi chim về

Một góc vườn chim chụp từ tháp cao 80 m



Tiếc là đòan đến muộn nên không vào được phía trong vườn, chỉ kịp trèo lên tháp chờ những đàn chim cuối cùng bay về tổ



Dẫu vậy hai em của ST vẫn vô cùng thích thú, được đứng trên tháp cao, ngắm tòan cảnh vườn chim, nơi bảo tồn thiên nhiên hoang dã  này!


Câu chuyện đến đây là hết rồi. Nhân dịp này, ST xin cám ơn "trưởng đòan" đã làm  tất cả cho chuyến du lịch của chúng tôi thành công ngoài mong đợi.
Và cám ơn mọi người đã dành thời gian đọc câu chuyện này!