Trang

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Nhân ngày 1-10: tuổi già vẫn yêu


 ngaycaotuoi1








Chúc mừng các cụ làng ta và bạn bè cùng trang lứa nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 1-10








Là tình yêu vừa yêu vừa "ghét"
Là tình già vừa ghét vừa yêu
Yêu yêu ghét ghét bao nhiêu
Lại thương lại quý mọi điều trao nhau!
















                                                           



Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Xem trọc phú lắm tiền...Tập cận Bình...nói và làm


TQ dùng tiền bịt miệng dư luận lên án bành trướng Biển Đông?

(GDVN) - Tập Cận Bình sẽ trở nên hiếu chiến, thúc đẩy yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông với những hành vi ngày càng khó dự đoán hơn sau khi thăm Mỹ.



Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 29/9 bình luận, Tập Cận Bình đã thể hiện "phong cách ngoại giao séc", hay ngoại giao tiền bạc kiểu Trung Quốc khi cam kết 3 tỉ USD cho gìn giữ hòa bình, phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu và ngay lập tức nhận được những tràng vỗ tay hoan nghênh từ các khán giả trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc.
Tập Cận Bình tại LH Q
Dùng tiền bịt miệng dư luận về hành vi Trung Quốc bành trướng Biển Đông
Tuy nhiên cách tiếp cận của Tập Cận Bình tham vọng hơn. Ông sử dụng sức mạnh của đồng tiền để đánh bóng hình ảnh Trung Quốc thành cường quốc "có trách nhiệm, có đóng góp" đối với hòa bình và ổn định quốc tế, nhằm pha loãng những chỉ trích, lên án của cộng đồng quốc tế đối với (các hành vi bành trướng của) Bắc Kinh.
Cách tiếp cận bằng cam kết tiền bạc này có vẻ là một thành công khá tốt, giúp Tập Cận Bình át được những chỉ trích của phương Tây về nhân quyền hay hành động leo thang theo đuổi cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông bằng việc bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) với 3 đường băng quân sự 3000 mét.
Cái cách Tập Cận Bình sử dụng đồng tiền cũng làm tăng giá trị hình ảnh của Trung Quốc so với Nhật Bản và Hoa Kỳ, hai nước từ lâu đã duy trì các chương trình viện trợ nước ngoài lớn nhất. Nhưng không giống Trung Quốc (ít nhất là phương diện công khai), các khoản viện trợ của Hoa Kỳ và Nhật Bản thường đi kèm các điều kiện về chính trị hay kinh tế.
Cùng chung quan điểm này, The Diplomat ngày 29/9 bình luận, Tập Cận Bình muốn dùng 3 tỉ USD và 8 ngàn quân cam kết hỗ trợ Liên Hợp Quốc gìn giữ hòa bình, viện trợ phát triển là thủ đoạn nhằm cố gắng đối phó với những lời chỉ trích, lên án từ dư luận quốc tế.
Tập Cận Bình thông báo trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng sẽ tặng 1 tỉ USD trong 10 năm tới dành cho quỹ hòa bình và phát triển của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình dự phong 8000 quân, cam kết viện trợ quân sự 100 triệu USD cho liên minh châu Phi để gìn giữ hòa bình trong 5 năm tiếp theo.
Trước đó khi thăm Hoa Kỳ ông Tập Cận Bình đã hứa dành 2 tỉ USD cho quỹ đâu tư giúp các nước kém phát triển nhất thế giới.
Những lời hứa này của Tập Cận Bình không chỉ là thông điệp Bắc Kinh muốn khẳng định vai trò cường quốc chính "có trách nhiệm" trên vũ đài chính trị quốc tế, mà Tập Cận Bình còn muốn chống lại các lập luận lên án Trung Quốc tìm cách phá bỏ trật tự thế giới hiện nay. 
Trọc phú lắm tiền không thể thành cường quốc trách nhiệm khi vẫn còn chà đạp luật pháp quốc tế, bành trướng Biển Đông
Tuy nhiên những mâu thuẫn, nghịch lý trái khoáy giữa phát biểu của Tập Cận Bình ở Mỹ và Liên Hợp Quốc với những hành động của Trung Quốc trên thực tế đã được The Wall Street Journal chỉ ra ngày 29/9.
Tập Cận Bình lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nữ quyền ở diễn đàn Liên Hợp Quốc thì bị cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chỉ ra ngay, chính quyền của ông bắt giữ những người phụ nữ kêu gọi chống quấy rối tình dục trên phương tiện giao thông công cộng.
Đường băng và các công trình quân sự bất hợp pháp Trung Quốc đang gấp rút hoàn thành trên đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam ngay trước khi Tập Cận Bình đi Mỹ, bất chấp tuyên bố "đã dừng" từ tháng 6. Ảnh: CSIS.
Trên Biển Đông, Tập Cận Bình hứa sẽ "không quân sự hóa" các đảo nhân tạo bồi lấp (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), thì chỉ vài ngày trước đó Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ CSIS đã công bố hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Bắc Kinh vẫn đang gấp rút hoàn thành sân bay quân sự (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập đủ dài để cất hạ cánh máy bay quân sự lớn nhất Trung Quốc.
Mặc dù Tập Cận Bình tuyên bố loại trừ khả năng quân sự hóa (bất hợp pháp) Trường Sa, nhưng dư luận vẫn không khỏi lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục lắp đặt vũ khí, tên lửa hoặc bắt đầu tuần tra không quân (bất hợp pháp) ở khu vực này, theo nhiều nhà phân tích quân sự.
Ít ai tin "vận may" của Trung Quốc đã tới để Tập Cận Bình có thể tiếp cận khiêm tốn hơn, hợp tác hơn Vẫn có những quan điểm tin rằng Tập Cận Bình sẽ trở nên hiếu chiến, thúc đẩy yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông với những hành vi ngày càng khó dự đoán hơn sau khi thăm Mỹ, đặc biệt là thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần vào năm tới.
Trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc đang vướng vào rắc rối. Ông Bình tin rằng Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm nay, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng họ Tập đang "lừa gạt".
Andrew Tilton, chuyên gia phân tích tăng trưởng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương từ Goldman Sachs tin rằng, tăng trưởng của Trung Quốc thực tế đã giảm xuống dưới 6% và sẽ còn duy trì xu hướng suy giảm, bấp bênh trong nhiều năm tới.
Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản thì đánh giá, Trung Quốc chỉ có khả năng tăng trưởng 5% trong quý 4 năm nay, thay vì 7% như số liệu công bố chính thức.
Năm tới tình hình sẽ còn khó khăn hơn với nền kinh tế Trung Quốc. Khối doanh nghiệp tư nhân và các quan chức cấp cao Trung Quốc đang nói đến việc đóng cửa các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ sẽ gây ra mất việc làm.
Niềm tin của các nhà đầu tư Trung Quốc đang rất mong manh, thất nghiệp tăng cao không chỉ làm giảm khả năng tiêu thụ mà còn có thể gây ra những biến động xã hội.
Hồng Thủ

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Em mơ- thơ Song Thu





                 
           



Em mơ

Trải nilong làm chiếu
Đường nhựa bỏng làm giường
Trung thu...trăng và sương
Ngắm thiên nga bẹp rúm...

Và em mơ
Cùng cha cùng mẹ
Cùng bạn bè chia sẻ
Cỗ trung thu...

Một ước mơ nhỏ thế
Em đợi đến bao giờ?

Lòng tôi mơ
Cho em quy luật bù trừ
Cho em những bàn tay nâng đỡ...

Người ơi
Cánh chim bơ vơ
 Sao nỡ ...
Đi qua!



Trung thu 2012



                                             

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Lời Ru Khuya- Lục bát Song Thu





                                           Ảnh cưới ngọt ngào của đôi vợ chồng U80. 5





Lời Ru Khuya

Ngủ ngon đi,
Ngủ đi anh
Lặng nghe em cất ngọn ngành lời ru
Ngủ ngon đi,
Ngủ đừng mơ
Say câu gió hát ầu ơ chao mành
Xòe tay em gỡ tóc anh
Sương khuya trắng phủ một nhành hoa rơi...

Tịnh yên tận hưởng hương đời
Giông tan nắng đẹp thảnh thơi trong lòng
Được -Thua
Sai - Đúng
Có -Không
Thoảng như lá rụng mùa đông vườn nhà...

Ơi tình,  yêu đến xót xa
Một đời tận tụy, bôn ba một đời
Ngại gì mưa gió tuyết rơi*
Nào ngờ núi lở sông rời... đớn đau


Ôm con tóc trắng hoa lau**
 Mà nghe chim cuốc gọi nhau lộng trời ***
Thế thời thế thế thời thôi
Nghĩ nguồn trong sạch sông đời còn xanh...


Ngủ ngon đi,
Ngủ nha anh
Để em gọi gió mát lành...ru khuya.



9/2012-9/2015

* Lời trong bài hát "Thời thanh niên sôi nổi", nhạc Nga, ** Hình ảnh trong Cỏ Lau ( Nguyễn minh Châu )- nói về nỗi ám ảnh chiến tranh***, Mùa chim cuốc gọi bạn tình









                                           

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Tin buồn



Gia đình bà Vũ Thanh Mai và các con kính báo : 
Chồng và cha chúng tôi, ông : 
Mai Quốc Anh
Sinh ngày 20/5/1937
Đã mất vào hồi 17h15 ngày 19/9/2015 (7/8 Âm lịch)
Lễ viếng từ 13 h - 15h ngày thứ năm 24/9/2015 tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch Mai Hà Nội . An táng tại đài HOÁ THÂN HOÀN VŨ .
Gia đình kính báo.                           
                              Bà Quả phụ  : Vũ Thanh Mai
                              Trưởng nữ.  : Mai Anh Sa
                              Thứ nam.    : Mai Anh Vũ

----------ooOoo----------


ST xin đăng lại tin này từ blog LS-QL để bạn bè trong blogspot.com cùng biết. 
Xin cám ơn!

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Vui chút xíu nào: Không phải dạng phải vừa đâu- Song Thu gửi Fio



                              



ST: Năm nay cụ Fio- trưởng lão làng ta tuy cao niên nhưng thật bất ngờ, cụ đã thực hiện khá nhiều chuyến du ngoan thiên hạ kỳ thú...Vừa rồi, sau khi vào Sài Thành trong chương trình "3 trong 1", không hiểu các cụ bà trong đó làm thế nào mà trưởng lão làng ta như "lột xác"! Cụ cho đăng một bài bài khá "sốc". ST đã viết lời còm thế này:... Chẳng phải dạng vừa đâu nha! hi hi... Nay xin " sáng tác" hẳn một bài, nhái  bài hát hit, cũng gây sốc của Sơn Tùng- MTP, những mong mô tả được " thần thái" của cụ! 
Mời cụ Fio và các cụ hát theo Sơn Tùng theo địa chỉ ghi dưới bài ...nha! 
( Lời viết trong dấu ngoặc kép là của Sơn Tùng)



Ô ồ ố ô...

Ở sau chuyến đi "là những sầu lo"
Hình như bay theo là những ước mơ
"Vô tư đi cứ bám vào anh này"  ( Em M.Hòa )
Đã email cho em cả tháng ngày  (Em Cala, T. Hòan... )

Anh là ai mà ai là anh???..." Mặc kệ cứ bay vào
Anh vì ai và ai vì anh???... Cuộc vui sẽ dâng trào
"Đừng ngồi đó nhìn ngó"
 Hãy" ngân nga câu hát":


"Không phải dạng vừa đâu, vừa vừa vừa vừa vừa đâu...
ANH ( Tôi-nguyên tác ) không phải dạng vừa đâu, vừa vừa vừa vừa đâu...
Không phải dạng vừa đâu, vừa vừa vừa vừa vừa đâu...
CỤ ( Tôi ) không phải dạng vừa đâu, vừa vừa vừa vừa đâu..."!


( Quay lai: Ở sau chuyến đi...   Hìiii)

https://www.youtube.com/watch?v=1DIWWSIu8bg

                                                         
Sơn Tùng -MTP, thần tượng ca nhạc của giới trẻ hôm nay

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Những bức tranh Việt làm “say lòng” thế giới

Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.



Mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20 chứa đựng vẻ đẹp nghệ thuật ấn tượng và vẻ đẹp văn hóa đậm đà. Sự kết hợp ý vị đã khiến tranh của các họa sĩ Việt ở đầu thế kỷ 20 luôn thu hút người mua trên khắp thế giới mỗi khi xuất hiện trở lại tại các cuộc đấu giá:

Bức “Bức màn tím” của

Bức “Bức màn tím” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1942-1945. Tháng 4/2012, tại Hồng Kông, bức “Bức màn tím” đã được bán đấu giá với mức giá 2,9 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỉ đồng). Tại thời điểm này, đây được coi là mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm mỹ thuật của một họa sĩ Việt Nam.

Bức “Bức màn tím” của

Bức “Nhìn từ đỉnh đồi” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện năm 1937. Bức họa đã đạt mức giá bán 840.000 đô la Mỹ (18,2 tỉ đồng) hồi tháng 11/2014 khi được rao bán đấu giá tại Hồng Kông. Hiện đây là bức tranh đắt giá nhất của một họa sĩ Việt Nam từng xuất hiện tại một cuộc đấu giá.

Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) là họa sĩ bậc thầy của Việt Nam theo trường phái hậu ấn tượng. Sự nghiệp hội họa của ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm đắt giá. Lê Phổ còn được mệnh danh là “cây đại thụ” trong làng mỹ thuật Việt Nam. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư ở Paris.

Hình ảnh người phụ nữ Việt xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Lê Phổ. Ở giai đoạn đầu (1934-1945), người phụ nữ trong tranh ông thường mỏng manh, e ấp, toát lên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng. Giai đoạn tiếp theo (từ những năm 1950), tranh sơn dầu Lê Phổ vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những nét tự do, phóng khoáng.

Phần lớn cuộc đời mình, dù định cư tại Pháp, nhưng họa sĩ Lê Phổ vẫn luôn nhắc nhớ về quê hương, đất nước với những tình cảm sâu đậm. Trong tranh ông, những nét đặc trưng về Việt Nam luôn được thể hiện đậm đà, qua hình ảnh người phụ nữ, trẻ thơ và thiên nhiên.


Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Hái cây thuốc” của họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Hai chị em gái” được thực hiện năm 1940. Tác phẩm từng được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 250.000 đô la Hồng Kông (hơn 700 triệu đồng).

Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Gia đình nhỏ” được thực hiện năm 1940. Tác phẩm từng đạt mức giá 740.000 đô la Hồng Kông (2 tỉ đồng).


Bức “Hái cây thuốc” của
họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Chân dung thiếu phụ và hoa sen” của Lê Phổ, thực hiện năm 1939, từng đạt mức giá 1.240.000 đô la Hồng Kông (gần 3,5 tỉ đồng).

Bức “Mẹ và con” từng đạt
mức giá 1.160.000 đô la Hồng Kông (hơn 3,2 tỉ đồng).

Bức “Mẹ và con” từng đạt mức giá 1.160.000 đô la Hồng Kông (hơn 3,2 tỉ đồng).

Bức “Chân dung một cậu
bé Việt Nam” từng đạt mức giá 225.000 đô la Hồng Kông (631 triệu đồng).

Bức “Chân dung một cậu bé Việt Nam” từng đạt mức giá 225.000 đô la Hồng Kông (631 triệu đồng).

Bức “Đi tắm” được thực
hiện năm 1937-1938, có giá 562.500 đô la Hồng Kông (gần 1,6 tỉ đồng).

Bức “Đi tắm” được thực hiện năm 1937-1938, có giá 562.500 đô la Hồng Kông (gần 1,6 tỉ đồng).

Loạt tranh về hoa của họa
sĩ Lê Phổ.

Loạt tranh về hoa của họa sĩ Lê Phổ.

Bức “Hoa loa kèn” của họa
sĩ Lê Phổ có giá 187.500 đô la Hồng Kông (526 triệu đồng).

Bức “Hoa loa kèn” của họa sĩ Lê Phổ có giá 187.500 đô la Hồng Kông (526 triệu đồng).

Bức “Hai thiếu nữ” của

Bức “Hai thiếu nữ” của họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ năm 1942.

Bức “Giai điệu” của họa
sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Giai điệu” của họa sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Giai điệu” của họa
sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Người phụ nữ nhìn qua ban công” của họa sĩ Mai Trung Thứ, vẽ năm 1940, từng được bán đấu giá tại Hồng Kông với mức giá 600.000 đô la Hồng Kông (gần 1,7 tỉ đồng).

Bức “Giai điệu” của họa
sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Năm cô gái trẻ” của họa sĩ Mai Trung Thứ từng được bán đấu giá với mức giá 625.000 đô la Hồng Kông (hơn
1,7 tỉ đồng).

Mai Trung Thứ (1906-1980) là một hoạ sĩ nổi tiếng khác của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930).

Phần lớn cuộc đời ông sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp. Tên tuổi ông trong lĩnh vực hội họa gắn liền với những tác phẩm tranh lụa về phụ nữ, trẻ em, và cuộc sống thường nhật với những góc nhìn mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông.

Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về màu sắc trong tranh lụa Việt Nam


Bức “Cô hàng xén” của

Bức “Cô hàng xén” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Hầu đồng” vẽ năm
1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Hầu đồng” vẽ năm 1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Hầu đồng” vẽ năm
1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Người bán gạo” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ năm 1932. Tháng 5/2013, tác phẩm mỹ thuật này đã được bán với mức giá 390.000 đô la Mỹ (gần 8,5 tỉ đồng) tại Hồng Kông. Khi đó, tác phẩm đã lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Việt Nam.

Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa năm 1931 tổ chức tại Paris, Pháp, những tác phẩm mỹ thuật của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương.

Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh từng được mời tham gia giảng dạy mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có trường Bưởi và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Ông là họa sĩ đang nắm giữ kỷ lục về số tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.


Bức “Thiếu nữ uống trà”
của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bức “Thiếu nữ uống trà” của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bức “Thiếu nữ uống trà”
của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Các loại triều phục của triều đình nhà Nguyễn do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân thực hiện. Bộ tranh gồm 54 bức màu nước đã đạt mức giá bán 680.000 đô la Hồng Kông (gần 2 tỉ đồng).

Bức “Thiếu nữ uống trà”
của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bộ tranh gồm 51 bức màu nước vẽ năm 1889 khắc họa quang cảnh miền Bắc Việt Nam được thực hiện bởi họa sĩ Lam Thu Hau (tên viết không dấu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Sotheby). Bộ tranh được bán với giá 524.000 đô la Hồng Kông (gần 1,5 tỉ đồng).

Bức “Thiếu nữ uống trà”
của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bức “Đứa em nhỏ” của họa sĩ Trần Bình Lộc (1914-1941) vẽ năm 1936, có giá 427.500 đô la Hồng Kông (1,2 tỉ đồng).

Bức “Đường lên Chùa Thầy”
của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).

Bức “Đường lên Chùa Thầy” của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).

Bức “Đường lên Chùa Thầy”
của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).


Bức “Hai người phụ nữ trẻ” của họa sĩ Tran Van Tho (1917-?, tên viết không dấu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Sotheby) được bán với giá 52.500 đô la Hồng Kông (147 triệu đồng).

Bích Ngọc/ Tổng hợp

(Từ VĐ NNB)

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Thả buồn đáy giếng. Lục bát Song Thu


                                                                                                            



    Viết tặng T




                                                                                                                                            

                                                                                                                                           Viết tặng T

                                                               
                                                         

Nàng mong nén chặt nỗi buồn
Bôi vôi, thả giếng rồi buông... Cả cười!
 Ai dè gió thổi ngược suôi
Lật tung xác lá tìm thời cũ xưa...



 Biết là cải đã thành dưa
Mà sao vẫn trộn thiếu thừa vào nhau
Biết là đò mỏng bến sâu
Mà sao vẫn đợi qua cầu gió bay...



 Buồn, Nàng vui với giọt cay
 Vui, Anh sao lẫn những ngày buồn tênh?
Vui- buồn lắm nỗi nổi nênh
Sông quên bến nhớ, rồi đành xa nhau ... 



Giao mùa tóc trổ hoa cau
Nhìn chim tha nắng* dạ đau tím chiều
Thả buồn, đáy giếng xiêu xiêu
Vẳng nghe tiếng gọi... lời yêu 
vọng về.




*Định Hải


----------------


Viết nhân dịp ngày Thơ Lục Bát Viện nam, 2015






Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Thư dãn chút xíu: Người Hà Nội có "quê mùa" lắm không?





Thời gian qua, có dịp đi chơi nhiều nơi ...Song Thu thấy chi tiết lạ. Ở Sài Gòn, Đà nẵng, Nha Trang.. người ta thường đặt tại bờ kênh, công viên, bờ biển... những dụng cụ thể thao công cộng các loại. Chẳng phải che chắn, bán vé...Chẳng ai tranh dành với ai, không phải xếp hàng dài dặc...mọi người từ trẻ em đến các cụ hưu trí cứ vui vẻ, vô tư, nhường nhịn nhau mà cùng chơi. Vốn yêu thích thể thao, ST lấy làm thích thú lắm...Rất văn minh đấy chứ!
Vì sao Hà Nội không " bắt chước" như thế nhỉ?  Hàng ngày ở các công viên HN số người đến tập thể dục đông lắm mà. Sao không cho họ cơ hội nhỉ?  Hay các cán bộ sợ người dân HN chen lấn,  xô đẩy? Hay sợ mấy cậu nghiện đào bới lấy trộm? 

So với các thành phố khác, người Hà Nội có "QUÊ" có "CHẬM TIẾN" lắm không? Thắc mắc quá. Mời các cụ giải đáp dùm ạ!

  Một số hình ảnh chụp tại Nha Trang, cũ rùi, cụ nào có thời gian, mời ngó qua chút nhé! 



Buổi sáng tại công viên sát bãi biển phía nam Nha Trang 







Bây giờ đã hơn 7G sáng, người đi làm đã ra về, các cụ về hưu chiếm lĩnh trân địa! 




Các cụ chơi rất sành điệu!






Bà cháu ST cũng cố theo. 
Lắc mình cho dẻo nào!



Lên sà cho cứng tay!


Bây giờ giữ cho thật lâu. Woa!



Bống xem ra có dáng thể thao phết!





Bơi cạn khó đấy!


Gập ghềnh xe đạp !


Hừ! Uớc gì ở HàNội cũng có những buổi sáng thế này !!!