Trang

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Đón tết Nguyên Tiêu


                                                                                   


 


ST: Hôm nay đã là 12 tháng giêng âm lịch. Còn mấy ngày nữa là đến ngày rằm đầu tiên của năm, còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. ST xin ghi lại vài nét về nguồn gốc ngày tết này từ  CHINA. ABC để bạn bè quan tâm cùng tìm hiểu

Tết Nguyên Tiêu

    Ngày rằm tháng giêng âm lịch của TQ là tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống của TQ, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân.
    Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian TQ từ trước đến nay đều có tập trước treo hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”.
     Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày tết Nguyên Tiêu. Vậy tại sao Tết Nguyên Tiêu lại treo đèn ? nghe nói, năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Têy Hán của TQ được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng giêng. Để  chúc mừng, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm tháng giêng, nhà vùa đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức. Đến năm 104 trước công nguyên, tết Nguyên Tiêu đã chính thức trở thành ngày tết lớn của nhà nước. Quyết định này, khiến quy mô của ngày tết Nguyên Tiêu được mở rộng hơn nữa. Theo quy định, ở những nơi công cộng và nhà nào nhà nấy đều phải chăng đèn kết hoa, nhất là những khu phố đông đúc và trung tâm văn hóa phải tổ chức hội Hoa Đăng, triển lảm Hoa Đăng rất long trọng; Già trẻ gái trai đi xem hoa Đăng , đoán câu đối trên Hoa đăng, múa đèn Rồng thâu đêm v,v, về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác. Theo ghi chép, năm 713 trước công nguyên, ở kinh thành Trường An trong đời nhà Đường <tức Tây An ngày nay>đã làm “núi đèn” rất lớncao khoảng 7 mét, với hơn 50 nghìn các loại đèn màu.
     Những đèn màu trong ngày tết Nguyên Tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, Hoa cỏ, chim muông v,v,trong đó đèn   ngực bay là có đặc sắc của TQ nhất. Đèn ngực bay là một trò chơi, nghe nói đã hơn một nghìn năm lịch sử. Trong đèn này có lắp một bánh xe, khi thắp chiếc nến trong trong đèn, thì nhiệt độ lên cao khiến cho bánh xe quay, qua đó đẩy con ngựa giấy trên bánh xe chạy. Bóng ngựa hiện lên chụp đèn, nhìn từ bên ngoài như thấy ngực đang phi nược đại, trông rất sống động.
     Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi cũng là một tập tục lớn. Vào khoảng đời nhà Tống <năm 960 công nguyên cho đến năm 1279 công nguyên>, khi ăn tết này, trong dân gian bắt đầu thịnh hành một loại thức ăn mới lạ. Nhân bằng các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm ngon, ngon miệng. . Về sau, phần lớn các khu vực ở miền Bắc TQ đều gọi loại thức ăn này là “Nguyên Tiêu” còn miền Năm thì gọi là “bánh trôi”.
     Bánh trôi phát triển đến ngày nay đã có đến gần 30 lọai, nhân bánh trôi gồm có sơn tra, thập cẩm, vừng, kem sữa cao cao, xô-cô-la v,v. Phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không giếng nhau, bánh trôi của tỉnh Hồ Nam trắng, trong suốt, thơm, ngon và  ngọt, ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông nhiều nhân, vỏ mỏng, bánh trôi như trứng chim bồ câu của Thượng Hải trông xing xắn, ăn mát, ngon, ngọt, bánh trôi nhân Sơn tra, nhân vừng, nhân kem sữa v,v của Bắc Kinh cũng có hương vị độc đáo
     Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Như đi cà kheo, múa ương ca, múc sư tử v,v,Đặc biệt là múa sư tử , ngoài ở TQ ra, các nơi trên thế giới cá người Hoa cư trú, mỗi khi vào dịp tết đều tổ chức múa sư tử. Múa sư tử của TQ được chia thành hai phái là “phái Nam” và Phái Bắc” . Múa sư tử của phái miền Nam thì chú trọng về thay đổ động tác và kỹ xảo, thường là với hình thức hai người múa là chính, điệu múa linh họat và biến đổi khôn lường; Múa sư tử phái Bắc coi trọng khí thế, thường là mười mấy người, thậm chí là mấy chục người cùng múa. Khi múa có đệm nhạc mang đậm đặc sắc dân gian TQ, bắt kể là người múa hay là người xem đều tích cực tham gia, thể hiện sự náo nhiệt của bầu không khí ngày rằm tháng giêng.  
                                                                                                  

 



                                                                      
                          Đèn Trời tại Hội An      

Xin nói thêm,

Tết này phần lớn tổ chức tại chùa, vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ, có ý nghĩa tâm linh. Vào ngày này, cũng có gia đình Việt Nam tụ tập ở nhà trưởng họ hoặc nhà thờ họ.

Tuy vậy, có tài liệu nói, theo sách Trung Hoa, lễ Nguyên tiêu không phải là một ngày lễ Phật. Trước đây chính là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này, nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Có lẽ cũng vì thế không biết từ bao giờ thi nhân Việt nam lấy ngày này làm ngày HỘI THƠ, thường niên  tổ chức tại Văn miếu- QTG

Về phong tục cúng trong dịp tết này xin mời bạn bè quan tâm đọc tại:

www. nguoiduatin.vn/cach-thuc-cung-tet-nguyen-tieu-ram-thang-gieng-a68012.html
 http://www.amthuc365.vn/t10918c70/van-hoa-am-thuc/2012/02/y-nghi-cua-tet-nguyen-tieu-ram-thang-gieng.html