Hành động hòa bình\
Hành động ngay lập tức còn mang lại cho chính phủ nhiều điều lợi
hơn, là khẳng định của phó giáo sư tiến sĩ kiêm luật sư Hoàng Ngọc Giao,
viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật Và Phát Triển (VUSTA) ở
Hà Nội, trong bài trả lời phỏng vấn do PV thực hiện. Trước hết Ông cho
biết:
LS Hoàng Ngọc Giao: Trước hiện trạng Trung Quốc càng
ngày càng thô bạo và dùng vũ lực trên hiện trường thực địa, càng ngày
càng trắng trợn vu khống vu cáo trên trường quốc tế kể cả ra Liên Hiệp
Quốc mà phía mình hiện chưa có hành động gì thì đúng là ở địa vị người
dân cảm thấy rất bế tắc, không biết rồi lãnh đạo sẽ quyết như thế nào.
Tất nhiên hành động ở đây là hành động hòa bình và bằng những biện
pháp chính trị, ngoại giao hoặc pháp lý, những hành động cụ thể chứ
không chỉ dừng lại ở các tuyên bố.
PV: Trong tư cách một chuyên gia về Công Pháp
Quốc Tế, thưa luật sư Hoàng Ngọc Giao, những việc cần làm ngay tức khắc
trong thời điểm này là gì?
LS Hoàng Ngọc Giao: Thứ nhất, về mặt chính trị ngoại
giao, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên
Hiệp Quốc xem xét vấn đề này, phải ra nghị quyết về hành vi dùng vũ lực
của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là trái với qui
định của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Với tư cách là thành viên Việt Nam
có quyền đệ đơn để Hội Đồng Bảo An xem xét việc Trung Quốc đang có hành
vi đe dọa an ninh và hòa bình ở khu vực Đông Nam Á.
PV: Thưa ông, trường hợp này sẽ bị phủ quyết bởi
Trung Quốc, một trong năm quốc gia thành viên thường trực của Hội Đồng
Bảo An Liên Hiệp Quốc?
LS Hoàng Ngọc Giao: Tất nhiên chúng ta biết Trung
Quốc có thể veto, phủ quyết, nhưng việc mà Việt Nam đưa ra yêu cầu như
vậy và nó được đưa vào chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An cũng là
một thắng lợi lớn của Việt Nam. Tại Hội Đồng Bảo An còn 14 quốc gia
khác, nếu tính rằng Trung Quốc có thể veto, nếu tính rằng Nga không dám
lên tiếng vì còn đang có lợi ích với Trung Quốc, thì còn Anh – Mỹ – Pháp
là những thành viên thường trực và các nước thành viên không thường
trực khác. Người ta sẽ nhìn nhận cái công lý ở đây như thế nào, cái này
là hành động mà Việt Nam cần phải làm ngay.
Nếu chưa khởi kiện được ngay thì Việt Nam cũng có thể đề nghị Hội
Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xem xét vấn đề về các yêu sách chủ quyền ở
biển Đông của Việt Nam cũng như của các nước liên quan, đề nghị Hội Đồng
Bảo An trưng cầu ý kiến, tư vấn cái gọi là legal opinion (quan điểm
pháp lý) của Tòa Án Công Lý Quốc Tế. Hội Đồng Bảo An hoàn toàn có thẩm
quyền làm việc này mà không cần phải câu chuyện giải quyết tranh chấp.
Và nếu Hội Đồng Bảo An làm được việc là yêu cầu Tòa Công Lý Quốc Tế ra
một cái legal opinion (quan điểm pháp lý) về vấn đề chủ quyền ở biển
Đông thì theo tôi việc này cũng rất thuận lợi cho Việt Nam.
PV: Thưa câu hỏi tiếp là nếu Trung Quốc vẫn phủ quyết chuyện vừa nói thì sao?
LS Hoàng Ngọc Giao: Theo hiến chương Liên Hiệp Quốc
thì chúng ta biết chỉ những vấn đề đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế
thì mới biểu quyết và có sự đồng thuận của năm ủy viên thường trực của
Hội Đồng Bảo An, có nghĩa là lúc đó Trung Quốc được dùng quyền phủ
quyết. Còn trong trường hợp này, đây không phải là vấn đề liên quan đến
an ninh hòa bình mà là vấn đề lấy ý kiến tư vấn của Tòa Án Công Lý Quốc
Tế. Với nội dung đó thì không nhất thiết phải có sự đồng thuận của cả
năm ủy viên thường trực mà chỉ cần đa số là có thể thông qua được quyết
định đưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế để lấy ý kiến về tư vấn pháp lý thì
cũng đã là một thắng lợi rất tốt rồi.
Thời điểm rất thuận lợi
PV: Đó là phương cách đấu tranh về chính trị,
ngoại giao và pháp lý mà ông cho rằng nếu thực hiện được ngay thì chính
phủ Việt Nam sẽ có lợi?
LS Hoàng Ngọc Giao: Nếu chính phủ Việt Nam cần tỏ rõ
bản lĩnh chính trị thì cần quyết định ngay bởi vì đây là thời điểm rất
thuận lợi cho Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Cái thứ nhất là sự ủng hộ của quốc tế về chính nghĩa đối với Việt Nam có thể nói rất rõ ràng. Cái thứ hai,
lòng dân trong nước mong muốn khởi kiện ngay. Có hành động pháp lý là
có lợi cho chính phủ và nhà nước để khẳng định niềm tin của nhân dân
trong việc chính phủ và nhà nước kiên quyết bảo vệ chủ quyền tổ quốc.
Tăng thêm niềm tin của dân đối với nhà nước thì cái này có lợi cho chính
phủ.
Cái thứ ba nữa, việc khởi kiện ngay còn một ý nghĩa rất quan
trọng, đó là khẳng định cho thế giới và quốc tế biết trong các tuyên bố
của chính phủ Việt Nam rằng Việt Nam đầy đủ căn cứ về lịch sử và pháp
lý thì bây giờ chúng ta thực hiện bằng hành động khởi kiện để khẳng định
rằng chúng ta đầy đủ căn cứ cho nên chúng ta thách thức Trung Quốc và
các cơ quan tài phán quốc tế. Trung Quốc từ chối thì thế giới người ta
sẽ nghi ngờ tất cả các yêu sách của Trung Quốc.
Cái thứ hai là Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển cũng là một địa chỉ mà
chúng ta khởi kiện. Cái thứ ba, như Philippines đang làm, là Tòa Án
Trọng Tài Thường Trực La Hague. Công cụ pháp lý là chúng ta có, cho nên
chính phủ Việt Nam phải quyết định khẩn trương và đúng thời điểm hiện
nay.
PV: Còn nếu chần chờ và để chậm đi cơ hội thì điều bất lợi gì sẽ xảy ra thưa ông?
LS Hoàng Ngọc Giao: Nếu để chậm đi thì ở đây câu
chuyện nguy hiểm là thế này: Trung Quốc theo ý đồ họ tuyên bố có thể
tháng Tám này họ rút. Họ rút theo kế hoạch và họ sẽ tuyên truyền là biển
của tôi thì tôi vào, tôi làm. Họ rút được như thế thì lần sau họ lại
vào nữa. Nếu chúng ta khởi kiện từ bây giờ thì nó còn thêm một ý nghĩa
nữa là hành động pháp lý của chúng ta sẽ làm cho Trung Quốc, ở những
bước xâm lấn tiếp theo, phải chùn tay trước công luận quốc tế. Còn nếu
chúng ta không làm gì thì rất dễ dàng đối với họ vào rồi ra. Thậm chí
vào một lần xong sau đó lại đẩy sâu xuống phía Nam, đồng thời với nó là
câu chuyện ở Gạc Ma họ còn phát triển mạnh hơn nữa.
Theo tôi, liên quan đến câu chuyện ở Gạc Ma thì chính phủ Việt Nam
phải ra tuyên bố ngay bây giờ. Việt Nam luôn khẳng định Gạc Ma nằm trong
quần đảo Trường Sa mà Việt Nam yêu cầu về chủ quyền. Bây giờ ở Gạc Ma,
Trung Quốc đã tổ chức san lấp cát để xây dựng các căn cứ. Điều này trái
với cả DOC và tuyên bố chung với ASEAN về hành vi ứng xử là không thể
nào mở rộng tất cả những cái đó để làm xấu đi tình hình. Trung Quốc đang
làm việc đó cho nên ngay bây giờ chính phủ Việt Nam cần phải có một
tuyên bố rõ rệt để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Gạc Ma. Cái chính
là phải làm sao buộc họ chấp nhận theo đúng luật quốc tế rút giàn khoan
đi.
PV: Còn về Công hàm Ngoại giao của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà Trung Quốc luôn cho rằng đây là “bằng chứng” thì sao thưa ông?
LS Hoàng Ngọc Giao: Về giá trị pháp lý của công hàm
hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký hồi năm 1958 thì Bộ Ngoại Giao Việt
Nam đã ra một số tuyên bố giải thích. Theo tôi hành động cần làm ngay
bây giờ là Quốc Hội phải ra một nghị quyết để vô giá trị cái công hàm
của thủ tướng Phạm Văn Đồng đi. Thẩm quyền của quốc hội là hoàn toàn có
thể bãi bỏ những văn bản nào không phù hợp. Ngay bây giờ Quốc Hội Việt
Nam cần phải có một văn bản một nghị quyết để vô giá trị công hàn năm
1958 và có căn cứ đầy đủ trong đó. Việc đó cũng cần phải làm ngay.
PV: Xin cảm ơn thời giờ của chuyên gia luật quốc tế, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao.
Nguyễn Thành An (Tổng Hợp)
Theo nguyentandung.org
tục ngữ có câu "nước đến chân mới nhảy" còn hiện trạng ở biển đông "NƯỚC ĐẾN HÁNG VẪN CHƯA NHẢY"thật buồn quá!
Trả lờiXóaý kiến của luât sư GIAO thật đúng dắn ,chẳng biết lãnh đạo có nhìn ra ko? hoạc có nhìn ra nhưng ko muốn làm để nhân dân lúc vào cũng ở tâm trạng"HÃY ĐỢI ĐẤY"!
Tối qua em chờ xem thời sự có nói về biển đông ko mà ko thấy, chắc ko có gì nổi cộm nên thời sự mới ko nói đến chị gái nhỉ ? Chắc chúng ta chỉ kiện TQ ở tòa án quốc tế thôi chứ đánh nhau với chúng thì chắc chắn ko đc rồi
Trả lờiXóaChúc chị gái vui khỏe an lành (~_~)
Chắc các ông ấy còn tiếc "16 chữ vàng "
Trả lờiXóaAi cũng thấy ,chì lãnh đạo Đảng không muốn ,còn đợi xem bên BẠN có chỉ dụ gì qua buổi họp 2 bộ ngoai giao ..Chưa thời nào VN có những người lãnh đạo như thời nay !
Trả lờiXóaMỗi một ngày trôi qua, Cảnh sát biển VN, ngư dân Vn, Kiểm ngư VN...đối mặt với nguy hiểm, xót ruột mà không biết làm sao!
Trả lờiXóaTiền huy động ,dân sẵn sàng, nhưng mình cứ đem trứng mà chọi với đá thế thật vô vọng.
Sao mình cứ hay "sẽ" mà không "bắt đầu", "đã" chị nhỉ
Những điều phải làm ngay mà ông luật sư nói ai cũng hiểu, nhất là các ông lãnh đạo còn hiểu hơn chúng ta, nhưng cho đến nay các ông ấy vẫn im lặng, chỉ lên án, nhờ vả vào sự giúp đỡ của thế giới, còn bản thân thì chẳng hành động gì nên hồn. Có thể các vị lãnh đạo nước ta là người Tàu hay được Tàu nuôi nên chẳng giám làm gì???. Thất vọng, chỉ thương cho con cháu chúng ta đang ngày đêm bảo vệ hải đảo.
Trả lờiXóađây là việc cần làm ngay với những người yêu quê hương đất nước, và là việc phải trì hưỡn với những người bán nước.
Trả lờiXóa