ST chụp trước đền Hạ, nơi treo hai câu đối của ông nội mình là - Hàn Lâm Viên Biên Tu Tống Sơn
Cháu chắt còn , tông tổ vẫn còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi
Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018
Loa kèn tháng tư
Ý nghĩa
Khi nhắc đến hoa loa kèn, người ta thường sẽ hình dung được đó là loài hoa tượng trưng cho sự hòa hợp, đoàn tụ. Hoa loa kèn xuất hiện như mang đến niềm vui bởi nó là kết tinh của sự hạnh phúc, của lời hứa mãi mãi hòa hợp. Là thời khắc của sự đoàn tụ. Và do vậy, khi bạn dành tặng hoa loa kèn cho một ai đó, có nghĩa là bạn đang gửi gắm thông điệp và sự toàn tâm trong cả tình cảm và ý nguyện mặc kẹ sự xoay quầng của thời gian.
Bên cạnh là thông điệp của sự đoàn tụ thì hoa loa ken còn được biết đến là loài hoa tượng trưng cho những lời chúc tốt lành, cho tấm lòng mong ước “vạn sự như ý” của người tặng đến người được tặng. Đó là lời chúc về những gặt hái trong học tập, thành công trong lập nghiệp và may mắn trong tình yêu, hạnh phúc gia đình viên mãn.
Không chỉ thế, bạn có biết rằng, với lịch sử tồn tại và phát triển, hoa loa kèn được biết đến là loài hoa có sự xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loài hoa. Từ lâu, trên cán lâu đài cổ của người Hy Lạp, hình tượng của hoa loa kèn đã xuất hiện. Và theo truyền thuyết của người Hy Lạp, thì hoa loa kèn chính là tượng trưng cho nàng Hera – nữ thần của thế giới phụ nữ và hôn nhân. Nàng là vợ của thần Zenus.
Chính vì vậy, trên thế giới, khi nhắc đến hoa loa kèn người ta dường như nhắc đến tầng lớp thần tiên, tầng lớp vương giả và những người có quyền lực.
Trải qua thời gian hàng nghìn thế kỷ, cho đến hôm nay, hoa loa kèn đã xuất hiện ở nhiều quốc gia. Chúng có thể ở bất cứ nơi đâu: là cao nguyên giá băng hay là vùng biển lộng gió, vùng đồng bằng phì nhiêu… Dù ở đâu, khi có cơ hội đặt chân vào khu vườn loa kèn nở rộ, chúng tôi tin rằng, bạn sẽ thấy được cảm giác hạnh phúc và lâng lâng đến cháy lòng. Vẻ đẹp kiêu sa và mùi thơm của hoa như quyến rũ bao du khách.
Ý nghĩa về màu sắc
Mặc dù mang những thông điệp chung là như trên nhưng cũng giống như hoa hồng, với mỗi màu sắc khác nhau, loa kèn lại mang thêm trên mình ý nghĩa tượng trưng khác nhau:
+ Hoa đỏ: Đây là loài hoa tượng trưng cho niềm tự hào, vẻ đẹp kiêu hãnh.
+ Hoa cam: Khác với hoa loa kèn đó, ở loa kèn cam thể hiện một sự dỗi hờn, phẫn nộ.
+ Hoa vàng: Nhắc đến hoa loa kèn vàng chính là nhắc đến lời gửi gắm về một sự sai lầm đã mắc phải.
+ Hoa trắng: Loài hoa mang đến những thông điệp cho tình yêu thuần khiết, trinh nguyên, tinh khôi và trong trắng.
+ Hoa sư tử (có màu đỏ tía hoặc đốm đen): Đây là loài hoa loa kèn quý hiếm, chúng mang đến biểu trưng về sự giàu có và kiêu căng.
Những hình ảnh đẹp của loài hoa tháng 4 âm vang đất trời này
5 anh hùng Việt Nam tuổi Tuất: ‘Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước’
Tuất là con giáp thứ 11 trong 12 con giáp, nhưng lại là một con giáp rất được yêu mến vì bản tính của Chó là trung thành, thân thiện và là người bạn tốt nhất của con người. Những người cầm tinh con Chó lại cũng là những đối tác đáng tin cậy, có tấm lòng nhiệt tình cao độ và lòng bao dung kiên nhẫn to lớn.
Chính vì những phẩm chất đó, những danh nhân tuổi Tuất luôn được biết bao thế hệ người Việt Nam yêu mến, để lại những giá trị to lớn vĩnh hằng cho dân tộc.
Tuổi Giáp Tuất
Giáp là một tuổi rất lớn, vì Giáp thuộc Mộc, đứng đầu trong 10 Thiên Can. Giáp Mộc tượng trưng cho cây lớn trong rừng, ý nói là trụ cột, vì vậy thường thấy ở những người lãnh đạo cao cấp, vua chúa. Tuất tuy vậy lại đứng gần cuối trong 12 Địa Chi, nhưng không vì thế mà trở nên kém quan trọng.
Tuất trong Tứ Khố (Thìn Tuất Sửu Mùi) thuộc hành Thổ, vì thế người thuộc tuổi Tứ Khố này có lượng bao dung vô cùng rộng lớn. Giáp kết hợp Tuất chỉ một người lãnh đạo nhân từ, bao dung vĩ đại và sinh ra để làm lợi cho chúng sinh (Tuất là hành Thổ nhưng lại là kho chứa lửa (Hỏa Khố), mà lửa ngày xưa rất quan trọng với con người cũng như nước, là nguồn của sự sống, tiêu biểu cho trí tuệ và văn minh).
Những danh nhân tuổi Giáp Tuất chính là những nhà lãnh đạo vĩ đại bẩm sinh, sinh ra là vì dân vì nước, một đời luôn cống hiến hết mình cho đại nghiệp và lý tưởng.
Lý Thái Tổ: “Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng”
Vua khai quốc nhà Lý (chữ Hán: 李太祖; 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028), tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.
Vua lên ngôi, dời đô ra Thăng Long lập nền đại thống lâu dài cho nước Việt, cải cách quân đội, đánh bại ngoại xâm, nêu cao đời sống đạo đức, làm cho toàn dân hướng Phật, sống một cuộc đời đạo đức cao cả. Đất nước dưới thời vua Lý Thái Tổ bắt đầu một thời kỳ độc lập, giàu mạnh và tự chủ.
Ông còn là một trong những vị vua ít ỏi luôn xá thuế cho dân chúng, cai trị bằng lòng nhân nhưng vẫn giữ vững bờ cõi với võ công cái thế. Thuở nhỏ, một lần ông bị sư phụ phạt ngủ trước hiên chánh điện vì ham chơi, bèn làm một bài thơ tinh nghịch nhưng thể hiện phong thái đế vương:
Tức cảnh
Thiên vi khâm chẩm, địa vi chiên,
Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên.
Dạ thâm bất cảm trường thân túc,
Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên”
Tạm dịch:
Trời làm màn gối, đất làm chiên Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng
Luôn tu dưỡng bản thân, sống đạo đức nhân hậu cả đời vì dân vì nước, lúc nào cũng “sợ sơn hà xã tắc nghiêng” nên ông mới kiến tạo được vương triều Lý vĩ đại đến thế.
Tượng đài Lý Thái Tổ ngày nay. (Ảnh: Quora)
Bạch Thái Bưởi – ông vua đường sông Bắc Kỳ: “Nước này có Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”
Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874, mất năm 1932 là một doanh nhân người Việt nổi tiếng. Ông là người có gan làm giàu, từ tay trắng làm nên nghiệp lớn. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi). Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của Bạch Thái Bưởi là hàng hải, khai thác than và in ấn.
Ông là một trong những nhà tư bản đầu tiên của Việt Nam, là một doanh nhân nhưng lại giàu lòng nhân ái và luôn đề cao tinh thần độc lập tự cường của người Việt.
Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi. Sách Danh nhân Hà Nội ghi lại màn đối đáp giữa Thống sứ Bắc Kỳ và doanh nhân họ Bạch: “Chỉ vì bênh vực cho người dân bị trị, Thống sứ Bắc Kỳ là René Robin nguyền rủa rằng: Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi. Ông đã khảng khái đáp lại: Nước này có Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”.
Bạch Thái Bưởi sau đó tiếp tục thành công trên thương trường đường thủy và được mệnh danh là “ông vua tàu thủy”, “chúa sông Bắc Kỳ”. Công ty của ông mở rộng hoạt động ra khắp Đông Dương, sang cả Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản…
Xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Ông giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó; các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ.
Bạch Thái Bưởi được nhiều doanh nhân Việt Nam sau này coi là một tấm gương sáng. Ông đã định ra các tôn chỉ kinh doanh của mình như thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa. Các tiêu chí này nếu được tuân theo nghiêm chỉnh thì có thể sửa chữa hầu hết những khiếm khuyết cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam ngày xưa, và vẫn còn giá trị tham khảo cho các công ty Việt thời nay.
***
Tuổi Nhâm Tuất
Nhâm cũng là một trong những Thiên Can lớn tuy được xếp gần cuối bảng. Nhâm là Nhâm Thủy, là nước lớn chảy mạnh của sông biển mang tính phá hoại mạnh mẽ nếu không có sự kiềm chế của Thổ (đất lớn) làm nó phải trở nên hiền hòa và có ích cho con người. Tuất Thổ cũng là đất lớn khô nóng nên khi gặp Nhâm Thủy sẽ phản ứng rất mãnh liệt, vì thế mà cuộc đời của người tuổi Nhâm Tuất sẽ rất bôn ba vất vả, có khi quá nửa đời vẫn chưa tìm thấy ích lợi của bản thân dù rằng bản sự đầy đủ và trí tuệ to lớn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp Mệnh tốt, Tuất phối hợp Nhâm tạo thành một thành tựu kỳ vĩ ví như hệ thống đê điều ở Hà Lan, đất nước xinh đẹp và trù phú nhất nằm dưới mực nước biển.
Chính vì lẽ đó, mặc dù cũng có nhiều danh nhân tuổi Nhâm Tuất, nhưng trong lịch sử hầu như không có ông vua nào tuổi Nhâm Tuất. Nhưng cái gì hiếm lẽ dĩ nhiên sẽ rất quý. Nên nếu người Nhâm Tuất làm nên nghiệp lớn (làm vua) thì sẽ kinh thiên động địa. Ví như Lê Thánh Tông, vị thánh quân bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874, mất năm 1932 là một doanh nhân người Việt nổi tiếng. (Ảnh: Wikipedia)
Lê Thánh Tông: “Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”
Ông sinh năm 1442, mất năm 1497, là hoàng đế thứ năm của vương triều Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ và cũng là một trong những vị vua cai trị trong thời kỳ hòa bình lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ của ông là thời kỳ nước Đại Việt toàn thịnh cả về văn trị lẫn võ công, đạt đến đỉnh cao của thời Lý Trần đã lâu không thấy.
Trong 38 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, giáo dục, luật pháp, kinh tế, xã hội, làm nước Đại Việt rất phồn thịnh và văn minh. Ông còn xây dựng quân đội hùng hậu, mở rộng lãnh thổ về phía Nam và phía Tây sau các cuộc chinh phục Chiêm Thành năm 1471, Lào và Bồn Man năm 1478. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài. Thơ của ông thuộc vào loại thơ khẩu khí, chỉ dùng những hình ảnh thông thường nhất cũng nói lên khí độ đế vương.
***
Tuổi Bính Tuất
Bính là thiên can thuộc Dương, xếp hàng thứ 3 trong Thập can. Nó tượng trưng cho ánh nắng mặt trời. Cộng thêm Tuất thổ là Hỏa khố (kho lửa) trên mặt đất nên sẽ thành một tượng quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân trong Kinh Dịch, trên là Trời và dưới là lửa. Quẻ này ý nói đạo đức của người quân tử như ánh mặt trời chiếu rọi trên cánh đồng lớn cộng thêm lửa trên đồng mà rực sáng cả một phương, khắp nơi xa gần đều thấy. Cũng ý nói đạo đức lớn của người quân tử cũng ảnh hưởng sâu rộng như thế. Nên người mang tuổi Bính Tuất thường để lại cho hậu thế tấm gương cao đẹp về đạo đức cũng như sự nghiệp chói ngời không tỳ vết.
Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
Ông sinh năm 1226, mất năm 1300, còn được gọi là Hưng Đạo đại vương (興道大王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Chiến công vĩ đại nhất của ông là chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285 và năm 1288.
Tương truyền ông chính là Thanh Văn đồng tử vâng lệnh Thượng Đế xuống trần để dẹp quân Mông Cổ bảo hộ cho Đại Việt, vì nước Đại Việt là Phật Quốc nơi mà sẽ xuất hiện Điều Ngự Giác Hoàng (vua thành Phật – Trần Nhân Tông) nên không cho phép yêu tà càn quấy.
Lúc nhỏ, cha ông là An Sinh Vương Trần Liễu vì hận mất vợ nên dốc lòng mưu phản, cố công tìm thầy giỏi cả văn lẫn võ dốc lòng dạy dỗ cho ông thành tài để sau này vì cha mà cướp ngôi. Nhưng ông vốn là người mạng sứ mệnh lớn của Trời, nên từ nhỏ đã thể hiện ra chí hướng của mình. Khi còn nhỏ (khoảng 6 tuổi), lúc chơi sắp xếp đá ngoài sân, ông ứng khẩu làm một bài thơ mà sau này người đời mới thấy sự ứng nghiệm của cả cuộc đời và tăng thêm truyền kỳ về nguồn gốc siêu nhiên của ông:
“Tứ thất uẩn hung trung
Bát bát thám dịch tượng
Lục hoa bố trận đồ
Sát Thát cầm Nguyên Tướng”
Tạm dịch:
“Bốn bảy chứa chất trong lòng,
Tám tám dò xét tượng Kinh dịch.
Bày thế trận Lục hoa,
Giết giặc Thát, bắt tướng Nguyên”
Trần Hưng Đạo sinh năm 1226, mất năm 1300. (Ảnh: soha)
Nghĩa là ông tài gồm cả văn lẫn võ chất chứa trong lòng. “Tứ” nghĩa là Tứ Thư của Khổng Giáo, “Thất” chính là Võ Kinh Thất Thư (bảy tác phẩm binh pháp cổ đại nổi tiếng nhất Trung Hoa). Ngoài ra còn biết xem xét quẻ Dịch để biết ý trời, để bày trận Lục Hoa (chính là Bát Quái Trận Đồ của Gia Cát Lượng nhưng đã được Lý Tĩnh thời Đường cải tiến và đặt tên lại là Lục Hoa) để giết quân Thát và bắt tướng nhà Nguyên. Bậc Thần tướng gồm cả văn tài võ lược, trên thông thiên văn dưới tường địa lý lại có chân truyền trận đồ bát quái thì lẽ nào lại thua quân Nguyên Mông được.
Dưới sự lãnh đạo của các vua Trần và Hưng Đạo vương, quân đội Đại Việt quân số ít, trang bị không bằng mà đã hai lần đánh tan hàng trăm nghìn quân Mông Nguyên hùng mạnh, giành thắng lợi mà “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”. Chiến lược của ông đã góp phần rất lớn đưa đến thắng lợi này, vậy nên chiến công vĩ đại này thường gắn liền với tên tuổi của ông, đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự” của thế giới, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần, một bậc thầy về chiến lược quân sự. Chiến thắng của ông và quân dân nước Việt đã góp phần đánh dấu chấm hết cho thời kỳ đỉnh cao của quân Nguyên – Mông trong lịch sử.
Như đã nói ở trên, Bính Tuất còn là một tấm gương ngời sáng về đạo đức lưu giữ cho ngàn đời sau. Trần Hưng Đạo lúc sinh tiền đã luôn cố gắng hòa giải những mâu thuẫn nội bộ hoàng tộc, giữ tình đoàn kết trong gia tộc và quân dân cả nước để có thể chiến thắng kẻ thù hùng mạnh hơn. Những câu chuyện về nhân cách đạo đức của ông ngày nay vẫn là mẫu mực cho hậu thế noi theo. Ông mất đi trở thành Đức Thánh Trần được nhân dân hương khói phụng thờ suốt 800 năm qua. Quả thật là:
“Anh hùng vi đệ nhất.
Sinh vi tướng, tử vi thần.
Vạn thế danh lưu thanh sử,
Nam thiên đại đại tồn chính khí”.
***
Tuổi Mậu Tuất
Mậu xếp hàng thứ 5 trong 10 thiên can, nó thuộc Dương Thổ phối với Tuất kho Hỏa tượng trưng cho một vùng đất rộng lớn và nóng bỏng khô cằn. Vậy nên, người tuổi Mậu Tuất vốn dĩ có tài rất lớn nhưng chỉ dừng lại ở mức tiềm năng, rất khó phát lộ nếu không gặp thời vận. Đa phần ôm hận cả đời hoặc đến khi lớn tuổi mới có cơ hội. Vì chỉ có khi gặp nước lớn (Dương Thủy) thì mới trở nên có ích.
Nước lớn này chỉ có trong hai trường hợp. Một là đến từ Thìn (rồng) vì Thìn xung Tuất là sẽ mở kho Lửa hay mở kho Nước tùy vào thành phần nào nhiều hơn. Thìn (đất ẩm trong ngũ hành và hình tượng con rồng) còn tượng trưng cho vua và ý trời, người lãnh đạo cấp cao, nên người Mậu Tuất chỉ khi nào gặp được đấng minh quân và thiên thời thì mới chuyển mình thành đất lành cho trăm họ. Giống như một vùng sa mạc đột nhiên xuất hiện một con sông lớn cùng với thời tiết mưa thuận gió hòa mà chuyển mình thành vùng đất xinh đẹp trù phú.
Trường hợp thứ hai chính là nước từ Nhâm Thủy, vì Mậu Thổ còn có khả năng trị thủy, khắc Thủy, tượng trưng cho một con đê ngăn lũ. Nhâm Thủy kia chính là chỉ sự biến động của thời thế, ví như một cơn sóng thần hay lũ dữ đem đến họa loạn khắp nơi, nhân dân cần một người có thể đứng ra an định tình hình. Nên nếu thời thế xoay chuyển, đất nước trở nên nguy nan, nếu có minh quân cho phép nắm quyền đại tướng thì người Mậu Tuất có thể hóa nguy thành an, trở thành rường cột quốc gia, bình định giang sơn và giúp vua trị quốc.
Nguyễn Công Trứ: “Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh, mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ”
Ông sinh năm 1778, mất năm 1858, tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là một nhà chính trị, nhà quân sự và một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Chiến công của ông nổi bật nhất là khai hoang, mộ dân trên một vùng đất lớn ở miền Bắc, lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong chiến tranh Việt-Xiêm (1841-1845).
Ông là con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:
“Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.”
Năm 1819, khi đã 42 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ở trường thi Hương trấn Nghệ An. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông.
Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1858. (Ảnh: ĐKN)
Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,v.v…Ông tự trào phúng bản thân qua bài thơ “Bài Ca Ngất Ngưởng” như sau:
"Với Chu Minh Khôi, báo là nghề, thơ là nghiệp. Trong đời sống thường nhật, anh là một phật tử, pháp danh Quảng Tuệ. Đó là trong cái lý trí, tư duy phân biệt rạch ròi như thế.
Còn thực tế, Chu Minh Khôi là tổng hòa của những quan hệ xã hội với các hình thái ý thức khác nhau. Nhưng cho dù là tổng hợp của các yếu tố gì đi chăng nữa thì nét nổi bật và chiếm lĩnh sâu đậm nhất trong con người anh vẫn là thi ca và thuộc về thi ca..." ( Anninh online, 6-4- 2018 )
Mặc dù có nhiều tao nhân mặc khách ( Chu mạnh Trinh, Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu...) viết về Chùa Hương, nhưng anh là tác giả duy nhất sinh thời được nhắc đến trong chương trình của đài Hà Nội, phát sóng trong dịp tết ất Mùi năm 2015 ...( theo Theo Anninh tháng 3-20018 )
Quả là bây giờ mới kể vì chuyện đã lâu rồi. Những 35 năm lận! Khi đó quan hệ giữa nước ta và Nhật còn chưa mở ra. Hàng năm Chính phủ Nhật chỉ cho hai học bổng sang Nhật nghiên cứu. Song Thu thi và may mắn nhận được một xuất...Nhờ đó ST tiếp cận được với kinh tế học thị trường và mang về nước những đóng góp đầu tiên, góp phần xây dựng và cải tiến cơ bản chương trình giảng dạy kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường ở nước ta...
Nhưng câu chuyện Song Thu kể hôm nay lại là về bài thơ " Thương nhớ hoa Anh Đào", viết vào năm 2011-12 của ST. Số là trận động đất sóng thần và tinh thần quật cường của người dân Nhật trước thiên tai đã lay động biết bao người VN, trong đó có ST. Nhớ lại những ngày sống và học tập tại Nhật, ấn tượng sâu sắc vẫn là văn hóa Nhật, cách người dân ứng sử với thiên nhiên, nhất là với những cánh hoa anh đào mỏng manh, kì diệu... Và ST đã làm bài thơ này.
Năm nay ,thời gian như nước chảy qua cầu...ST đã lớn tuổi, thành một bà lão tuổi xưa nay hiếm, lại cùng cháu mình đi dự lễ hội hoa anh đào tại Việt nam...biết bao kỷ niệm lại ùa về...
Rồi năm 199...theo dõi và biết được những đóng góp của ST sau khi đi học về, sứ quán Nhật mời ST sang Nhật lần nữa dự cuộc gặp mặt những cựu sinh viên và học viên tại Nhật...Lần này ST mới thực sự được đi thăm quan du lịch những thành phố lớn của Nhật Bản...
Và những năm chín mươi
Nhật Bản lần nữa gọi mời
Em đến mùa hoa hội ngộ
Nagoia, Tokyo, Kyoto
Thành phố cổ
Với những tháp chùa Thần Đạo
Hoa anh đào mỏng tang cao ngạo
Dịu dàng mà tâm linh
Không gian thiền vị vây quanh
Tĩnh tâm thanh thoát yên lành phù du.
Này anh, này anh
Hãy lắng nghe cánh anh đào rụng
Nhẹ nhàng thơ mộng
Như tuyết rơi...
Đời anh đào ngắn ngủi thế thôi
Mười ngày phấn bụi
Sống cũng đẹp mà chết lại càng đẹp
Sống chết đều như nhau
Đượm sắc màu
Samurai bất khuất!
Hai năm ở Nhật em yêu nhất
Hoa anh đào
Tháng ba nay đã bắt đầu
Mùa hoa anh đào rồi nhỉ
Động đất sóng thần thiên tai kỳ bí
Có lẽ nào ngăn được
Anh đào nở hoa
Có lẽ nào ngăn được
tình người dù có cách xa!
Câu chuyện chỉ có vậy thôi! Bà cháu Song Thu xin cám ơn và chào tạm biệt nhé!
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1- Hanami- Lễ hội hoa anh đào 2-Shinjuku- Một vườn hoa anh đào trên phố Shijuku nổi tiếng 3 Sakura - Một bài hát cổ có tên là "Hoa Anh Đào" của Nhật