Bí quyết dưỡng sinh trong mùa Thu theo Âm Dương và Ngũ Hành
Xuân – Hạ – Thu – Đông, mỗi khi chuyển mùa, khí Trời khí Đất cũng thay đổi theo. Đạo gia giảng Thiên – Nhân hợp nhất, cơ thể người cũng theo vũ trụ mà vận động. Do đó mà dưỡng sinh trong mùa Thu chú trọng “Thu liễm” – thu bớt lại mà điều hòa thân thể.
Mùa thu bắt đầu từ tiết lập thu và kết thúc vào trước tiết lập Đông. Phương Đông coi tiết Thu Phân là giữa mùa thu và là giai đoạn chuyển tiếp khí hậu.
Ba tháng mùa thu bao gồm 6 tiết khí:
Tháng 7 (Thân): Lập Thu, Xử Thử;
Tháng 8 (Dậu): Bạch Lộ, Thu Phân;
Tháng 9 (Tuất): Hàn Lộ, Sương Giáng.
Sang thu, thời tiết mát dần, Dương khí dần dần thu liễm lại, Âm khí tăng lên. Trời thu trong vắt, mặt đất khô hanh, gió heo may thổi, vạn vật thành thục; đó là mùa quả chín, mùa gặt hái. Đầu thu là giai đoạn chuyển tiếp từ nóng sang lạnh, lúc này trời vẫn còn nóng nhiều, thấp khí (độ ẩm) vẫn còn cao, nhiều khi vẫn còn giông bão. Nói chung, sau tiết Xử Thử trời mới bớt nóng (“Xử Thử” có nghĩa là hết nóng) và sau tiết Bạch Lộ, lượng mưa mới giảm, trời đất khô hanh. Đây cũng là lúc nóng lạnh chuyển đổi, ngày thường nóng đêm thường lạnh, cơ thể không thích ứng được sẽ rất dễ bị cảm mạo hoặc các bệnh cũ cũng dễ tái phát.
Mùa thu chuyển tiếp từ trạng thái tăng trưởng sang trạng thái thu nhập. Nhìn chung, thời tiết có đặc tính “thu liễm”, phép dưỡng sinh trong mùa thu là phải thuận theo cái khí thu liễm trong trời đất mà điều hòa thân thể.
Về thực hành Dưỡng sinh, cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
1. Thu liễm thần khí
Sang thu, thời gian chiếu sáng của mặt trời đã giảm bớt, ngày ngắn đi và đêm dài dần. Cảnh mùa Thu lá rụng, đất trời heo hắt, điêu tàn làm cho tình cảm con người dễ bị u buồn, sầu não. Mùa thu thuộc hành Kim, Phế cũng thuộc hành Kim, cho nên khí mùa thu thông với tạng Phế. Về mặt tình chí, tạng Phế chủ về sự u buồn, cho nên lo buồn quá mức sẽ làm cho Phế khí bị tiêu tán, dần dần dẫn đến những tổn thương ở tạng Phế.
Về mặt tinh thần, dưỡng sinh trong mùa thu cần tuân theo nguyên tắc chính là: “Thu liễm thần khí để hòa đồng với khí mùa thu“. Thu liễm thần khí, là giữ cho tinh thần, ý chí ổn định, bình tĩnh, không bị phân tán ra bên ngoài. Tránh ưu sầu làm cho thần khí bị tiêu hao ở bên trong, tránh cáu giận làm cho thần khí bị phát tán ra bên ngoài. Thần khí thu liễm, thì dục vọng không nổi lên; dục vọng không bốc lên thì cái hòa khí trong nhân thể mới duy trì được.
Muốn cho thần khí thu liễm, vào những ngày thu, cần tu tập để giữ thần khí thu liễm ở bên trong, cần chú ý đến những hình thức giải trí có tác dụng giải tỏa u uất. Mùa thu, các nhà dưỡng sinh xưa thường tu tập theo “phép nội dưỡng” (nội dưỡng công). Hàng ngày luyện tập theo phép “Tiểu chu thiên” hoặc “Đại chu thiên” để làm cho tinh thần thanh tĩnh, an định. Mùa thu có hai ngày tết lớn, là tết Trung thu và tết Trùng Dương (vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch). Vào tết Trung thu, nhà nhà sum họp, chuyện trò, ngắm trăng, ăn bánh, thưởng thức những trò vui giải trí như múa lân, rước đèn kéo quân… Trong tết Trùng Dương, người xưa thường tổ chức những cuộc leo núi, lên trên đỉnh cao ngắm cảnh khiến cho tâm hồn vui tươi khoáng đạt.
Ba tháng mùa thu cần phải đi ngủ sớm và dậy sớm. Trời tối thì đi ngủ, để tránh cảm phải sương lạnh và giúp cho thần chí được yên tĩnh. Trời tối là lúc Âm khí thu liễm, đi ngủ là thuận theo cái khí thu liễm của mùa thu, thuận với cái đạo “dưỡng thu”. Trời hửng sáng, vạn vật mới thức tỉnh, đó là lúc Dương khí đang lớn dần và lan rộng; thức dậy khi đó sẽ hòa nhập, thuận ứng được theo với cái khí đang bừng tỉnh trong trời đất, làm cho Phế khí được tuyên phát, được thanh tịnh, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Trái nhịp điệu trên, thì Phế khí sẽ bị tổn thương, sang mùa Đông sẽ phát ra những chứng bệnh ở Đại tràng (Phế có quan hệ biểu lý với Đại tràng).
Khí hậu trong mùa thu khô hanh, độ ẩm trong không khí giảm xuống, sức gió cũng mạnh hơn. Trong điều kiện như vậy, mồ hôi khô nhanh, làm cho da thịt khô héo, nứt nẻ, nếp nhăn tăng lên, miệng khô họng háo. Trong mùa Thu tóc rụng cũng nhiều hơn, dễ bị táo bón. Mùa này, không nên vận động hoặc làm việc quá nặng, khiến cho mồ hôi vã ra, làm hao tán tân dịch. Cần bảo đảm độ ấm nhất định trong phòng ngủ và nơi làm việc. Quần áo cũng đã cần mặc cho đủ ấm, tuy nhiên không nên mặc quá nhiều làm giảm mất khả năng thích nghi với lạnh của cơ thể.
3. Giảm cay, giữ ấm, tăng chua
Tạng Phế thuộc hành Kim, thông với khí mùa thu. Sách “Kim quỹ yếu lược” khuyên “mùa thu không ăn phổi vì ăn phổi bổ Phế. Mùa thu, Phế khí vốn đã vượng sẵn, bổ thêm sẽ dẫn đến tình trạng ‘thái quá’ có hại cho sức khỏe”.
Về mặt ngũ vị, mùa thu nên “giảm cay tăng chua”. Vị cay thông với Phế, vị chua vào Can; giảm vị cay để cho Phế vị được bình hòa, tăng vị chua để di dưỡng tạng Can. Mùa thu nên giảm bớt các chất cay như hành tỏi, gừng, kiệu, hạt tiêu… Nên ăn thêm các thứ quả có vị chua.
Mùa thu khí hậu khô hanh, “Táo khí”, dễ làm tổn thương tân dịch cho nên về ăn uống cũng cần chú ý đến việc bảo vệ Âm dịch. Sách “Ẩm thực chính yếu” khuyên “mùa thu nên ăn nhiều vừng, hạnh đào, gạo nếp, mật ong, sữa, mía”. Đối với người cao tuổi, sách “Y học nhập môn” viết “sáng dậy ăn cháo, có tác dụng dưỡng vị, lợi cách, sinh tân, thúc đẩy sự thay cũ đổi mới trong cơ thể, làm cho người ta cảm thấy sảng khoái”. Những món cháo có thêm nấm mèo, vừng (mè), hoặc thêm một số vị thuốc như bách hợp, táo đỏ, sinh địa, hạnh nhân… là những món bổ dưỡng, rất tốt trong mùa thu.
Vào đầu mùa thu, khí hậu chuyển tiếp từ nóng sang lạnh (giai đoạn này thuộc “trưởng Hạ”), lúc này trời mát dần, nhưng khí “thấp nhiệt” vẫn hun đúc mạnh, dễ làm tổn hại cơ năng của Tỳ Vị và làm suy yếu sức chống bệnh của cơ thể. Cho nên, cần ăn nhiều những thứ ấm bụng, ít ăn thứ mát lạnh. Các thứ ấm có ích cho Tỳ Vị, các thứ mát lạnh dễ làm hại Tỳ Vị và gây tổn thương tạng Phế. Các sách “Thiên kim dược phương” và “Lão lão hằng ngôn” đều khuyên “nên giữ bụng cho ấm trong giai đoạn từ sau tiết Hạ Chí đến tiết Thu Phân, chớ nên ăn nhiều các thứ hoa quả mát lạnh”.
4. Tĩnh công hoặc chỉ luyện tập nhẹ nhàng
Mùa thu khí trời mát mẻ cũng là điều kiện tốt để rèn luyện thân thể. Tuy nhiên, cần tùy theo độ tuổi mà lựa chọn những hình thức luyện tập thích hợp. Thanh niên có thể chơi các môn leo núi, bơi lội, tắm nước lạnh. Người cao tuổi, thân thể đã hư nhược, có thể múa quyền, chạy chậm, đi bộ và tập một số công pháp nhẹ nhành… Nói chung, dưỡng sinh trong mùa thu nên thiên về các môn tĩnh công.
Trong khi luyện tập, nên chú ý đến sự biến đổi của thời tiết. Buổi sáng, chỉ nên tập đến mức mồ hôi ra lâm râm. Tập quá mức, mồ hôi toát ra, không nên cởi phanh áo quần, để khỏi bị gió lạnh thâm nhập gây nên cảm mạo.
5. Dưỡng sinh trong mùa thu, cần phòng tà khí khô (thu tá, táo tà)
Mùa thu thường hay phát sinh những chứng bệnh do “Thu táo” gây nên. Thu táo (sự khô trong mùa thu) hay gây ra những bệnh biến ở tạng Phế. Phế là tạng rất nhạy cảm, không chịu được độ ẩm quá cao (thấp tà) cũng không chịu được thời tiết quá khô ráo (táo tà). Trước tiết Trung Thu, nhiệt độ không khí nói chung vẫn còn cao, sang đến tháng 8 mà nắng vẫn gắt – “tháng 8 nắng rám trái bưởi” như tục ngữ thường nói. Nhiệt cộng với táo thường tạo nên một thứ bệnh tà mà người xưa gọi là “ôn táo”. Ôn táo là do cảm phải cái khí nắng nực hanh khô của mùa thu, làm tổn thương tạng Phế, gây nên những triệu chứng như đau đầu, phát sốt, đau họng, ho khan không có đờm hoặc khạc ra đờm loãng dính, miệng khô, ngực đầy, da thịt khô sáp, khát nước…
Sau tiết Trung thu, khí hậu mát dần, lúc này lại hay xuất hiện “lương táo” – thứ tà khí khô, thiên về hàn tính. Khi cảm phải lương táo, thoạt đầu sợ lạnh, phát sốt, không mồ hôi, mũi tắc, hơi thở khò khè. Chứng này tương tự như cảm phải phong hàn, nhưng lại có những biểu hiện hao tán tân dịch, như môi ráo, họng khô, ho khan liên tục, ngực đầy tức, cơn đau lan ra hai bên sườn, da dẻ khô rát…
Để đề phòng táo tà, ngoài sự ăn uống, sinh hoạt điều độ, người xưa còn dùng một số bài thuốc có tác dụng “Tuyên Phế hóa đàm”, “Tư Âm ích khí”. Thường dùng các vị thuốc như nhân sâm, sa sâm, sinh địa, bách hợp, hạnh nhân, bối mẫu…
Bác sĩ Hoàng Ngọc Đính, Lương y Thái Hư thuocvuonnha.com
Nhiều bạn thắc mắc về xu thế chọn nghề cho con mình. Các bạn nói bây giờ có tới 200 000 cử nhân, kỹ sư thất nghiệp. Đứa thì lái xe cho Uber, cho Grab, đứa thì đi bán quần áo, đứa làm nhân viên Siêu thị hay Cửa hang ăn uống. Thế thì tốn tiền học làm gì? Các bạn thấy tôi có hai đứa con khá thành đạt, một đưa theo bố nghiên cứu Vi sinh vật học, một đứa làm ngành Y theo mẹ. Các bạn hỏi tôi có ép hai cháu không? Xin trả lời là không. Cháu trai đỗ ba trường Đại học. Khi đó mẹ vợ tôi ốm nặng, phải thường xuyên hút dịch màng phổi rất đau đớn. Cháu muốn trở thành bác sĩ để cứu chữa bệnh nhân, thế là cháu chọn ngành Y. Cháu gái tình cờ hay đến thăm phòng thí nghiệm của bố và do xem kính hiển vi thấy thế giới vi sinh vật đâu chỉ có hình cầu, hình que như cháu thường nghĩ mà thật muôn hình muôn vẻ, vừa đẹp, vừa bí hiểm. Thế là cháu vào học Chuyên sinh rôi vào Khoa Sinh học, sau đó làm Tiến sĩ tại Mỹ. hai cháu đều đang phát huy được hết năng lực của mình. Cháu trai vừa là Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trường Y, vừa là Đại biểu Quốc hội Khoá XIV
. Cháu gái hiện là Trưởng phòng Công nghệ cao của Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (ĐH Quốc gia Hà Nội). Rõ ràng là có thể hướng dẫn con cái nhưng không nên làm nghề gì ép con vào nghề ấy chỉ vì lý do đơn giản là dễ xin việc cho con. Người ta đã chứng minh là con người có tới tám loại thong minh khácnhau . Đó là:
1. Thông minh về không gian: Có khả năng khái niệm hóa và thao tác giỏi trong các môn về không gian có quy mô lớn như phi công, thủy thủ, hoặc các dạng không gian dạng khu vực đơn giản hơn như kiến trúc sư, chơi cờ vua…
2. Thông minh về âm nhạc: Có cảm hứng và bắt nhịp tốt với nhịp điệu, giai điệu và âm sắc. Có năng khiếu hát, chơi nhạc cụ hay soạn nhạc …
3. Thông minh về ngôn ngữ: Luôn nhạy cảm với ý nghĩa của từ, trật tự giữa các từ, âm thanh, nhịp điệu, vần luật, yêu văn chương và thích sang tác...
4. Thông minh về sự vận động: Có trí thông minh về sự vận động cơ thể ,có thể học và sử dụng điêu luyện các bộ phận của tay, chân, cơ thể một cách khéo léo, có khuynh hướng thích làm vũ công, nghệ nhân gốm, sứ, làm xiếc…
5. Thông minh về giao tiếp: Có khả năng liên kết, hòa nhập tốt với người khác, dễ dàng bắt được cảm xúc, tâm trạng và chủ động trong các mối quan hệ và có khuynh hướng làm nhà tâm lý học, làm những người đàm phán...
6. Thông minh về toán học: Có khả năng khái niệm hóa mối quan hệ giữa các hành động hoặc biểu tượng một cách logic như nhà toán học hay nhà khoa học.
7. Thông minh về nội tâm: Có thể giỏi phát triển điểm mạnh của bản thân. Có thể tự đưa ra những quyết định của riêng mình trong tương lai, và luôn chấp nhận đối mặt với kết quả của nó dù là tốt hay xấu.
8. Thông minh về giới tự nhiên: Có khả năng phân biệt được những liên quan, tác động của mọi sự việc đến môi trường tự nhiên. Họ yêu thích khám phá, tìm hiểu về thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên.
Nếu ai cũng muốn con mình giỏi Toán như Ngô Bảo Châu thì nước ta làm gì có Nguyễn Thị Ánh Viên, Hoàng Xuân Vinh, Đặng Thái Sơn…?
Vậy làm sao biết được năng khiếu của con mình? Có lẽ cần theo dõi, gần gũi để hiểu biết ý thích của con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ tuổi. Người ta nói làm bố mẹ khó nhất là đồng thời phải là những người bạn lớn của con cái .
Tuy nhiên trên thế giới , ở nhiều nước người ta còn có thể theo dõi vân tay của trẻ để biết được khuynh hướng phát triển của từng cháu.
Vân tay của mỗi người trong cả 7 tỷ người trên thế giới đều có những nét riêng biệt được giữ nguyên vẹn từ khi sinh ra đến khi về cõi vĩnh hằng (!) .Hầu như không có ai giống ai. Người Trung Quốc biết in dấu vân tay bằng mực đen của trẻ sơ sinh lên giấy từ thế kỷ 14. Để tránh gian lận ông quan cai trị người Anh là William Herschel ngay từ năm 1858 đã biết bắt thương gia Ấn Độ Rajyadhar Konai phải in vân tay lên mặt sau của các bản hợp đồng. Khoa học về dấu vân tay được Francis Galton khởi xướng vào cuối thế kỷ 19. Năm 1880 Henry faulds đưa ra lý luận về số lượng vân tay (RC-Ridge Count) phụ thuộc vào gen di truyền. Richard Edward Henry đã phát triển phương pháp nhân dạng dấu vân tay. Phương pháp này được Francis Galton cải tiến vào năm 1892. Từ đó về sau việc sử dụng dấu vân tay càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống (như hình sự, ngân hang, y học…) Dựa trên vân tay các bác sĩ có thể phát hiện được những bệnh do sai lệch gen. Đặc biệt ngành Vân tay học- một lĩnh vực chủ yếu trong Sinh trắc học hay Công nghệ Sinh trắc học (Biometric) là một lĩnh vực ngày càng phát triển. Hiện đã có trên 100 nước sử dụng Hộ chiếu điện tử bằng công nghệ nhận dạng vân tay. Các đầu quét và đầu dọc vân tay đang được tích hợp sẵn trong những thiết bị ở nhiều nước như máy chấm công, khoá cửa, két sắt… Tuy nhiên riêng về căn cứ vào vân tay để xét đoán khuynh hướng phát triển của trẻ là một lĩnh vực phải có điều tra từ rất nhiều trẻ để tìm ra quy luật phổ biến. Lĩnh vực này khá phát triển ở nhiều nước công nghiệp. Ở Việt Nam xuất hiện những công ty đang khai thác dịch vụ này, tuy nhiên còn chờ đợi một sự đánh giá khách quan của nhiều nhà khoa học. Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng Sinh trắc học dấu vân tay không thuộc các ngành, nghề cấm kinh doanh nhưng là một dịch vụ chưa được quy định trong pháp luật và lại đang hoạt động trên thực tế. Điều này yêu cầu các nhà làm luật phải vào cuộc xem dịch vụ có hợp pháp, có đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Thứ nhất, cần làm rõ cơ sở khoa học và phải được hội đồng khoa học trong nước công nhận sinh trắc dấu vân tay, bởi kết quả đánh giá lệch dẫn đến hậu quả tư vấn sai, hướng nghiệp sai, đầu tư sai, có thể khiến người trong cuộc khủng hoảng, ép buộc phải làm những việc không phù hợp sở thích, nhu cầu.Thứ hai, nếu có cơ sở chấp thuận cho dịch vụ hoạt động thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào trong lưu giữ và sử dụng mẫu dấu vân tay của khách hàng, cơ chế để giám sát ra sao... Các nhà khoa học cần vào cuộc với sự tham khảo sâu sắc kinh nghiệm của các nước phát triển.
Phật dạy 3 cách tu tâm tạo nghiệp lành để trọn đời hạnh phúc
Phật dạy về hạnh phúc
Tu tâm là cách để con người ta tĩnh tâm trước mọi đau khổ, mọi bộn bề của cuộc sống.
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giật, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
Trong gia đình khổ vì phải làm việc vất vả, nhọc nhằn để lo cơm áo gạo tiền, rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau hoài lại càng khổ hơn, mong cầu mà không được cũng khổ, thân ốm yếu hoặc sung mãn quá cũng khổ.
Nghèo cùng với bao nỗi thiếu thốn, khó khăn, khổ là lẽ đương nhiên nhưng người giàu sang phú quý vẫn có những nỗi khổ niềm đau riêng. Ngoài xã hội lại khổ vì đấu tranh, giành giật, hơn thua, phải trái, cứ như thế oán giận thù hằn ngày càng thêm chồng chất. Với hoàn cảnh thì phải khổ về thiên tai, sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh tràn lan vì sự ngu si mê muội của con người.
Người không biết tu, bản thân họ không được hưởng an lạc và hạnh phúc. Họ thường bị phiền não và đau khổ, cuộc đời chi phối bức bối và chẳng có một phút giây thanh thản.
Tấm lòng của mỗi người tuy khác nhau nhưng đều chung một đích là hướng thiện. Muốn có tấm lòng trong sáng, tốt đẹp, được người yêu thần quý thì nên săn sóc, nuôi dưỡng tấm lòng của mình (hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây.
Tu tâm là việc có thể tự làm ở ngay tại nhà, ngay trong từng việc nhỏ hàng ngày, ở bất kì nơi đâu. Ở nhà biết kính trên nhường dưới, hòa nhã, yêu thương, ra đường biết bênh yếu chống mạnh, bảo vệ lẽ phải, chấp hành pháp luật cũng là tu tâm.
3 điều sau rất có ích cho việc dưỡng tâm lại đơn giản, nên học theo:
1. Thở chậm và điều hòa. Nếu có thể mỉm cười, dù bằng mắt hay chỉ nghĩ đến niềm vui trong lòng tức là để tâm hài hòa với mọi sự và mọi vật xung quanh.
2. Buông nhẹ hai vai, thả lỏng thân thể cho mọi phiền muộn, những điều không may mắn chạy xuống chân, ra khỏi thân thể và tan biến vào lòng đất.
3. Ðể một cái lọ thủy tinh ở chỗ dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần đi ra hay đi vào nhìn thấy lọ thủy tinh thì nhớ nhắc mình bỏ những đồng tiền xu, tiền cắc vào đó và tâm niệm “tôi đóng góp số tiền này để có thể giúp đỡ những trẻ mồ côi, người già yếu hay những ai kém may mắn, vất vả, thiếu thốn trên đường đời…”.
Những điều ấy tuy nhỏ thôi, nhưng như nước dưỡng cây, nuôi lớn tâm hồn, giúp ta trở thành người tốt, biết hướng thiện, sẻ chia và trở nên đẹp đẽ giữa cuộc đời.
Mỗi một người tốt sẽ góp phần làm nên một xã hội tốt, tu tâm và dưỡng tính, theo lời Phật dạy là tạo phúc cho bản thân.
Nhớ mùa thu năm xưa, trời biếc xanh, mắt long lanh* Nụ cười trên môi anh- người chiến sỹ vệ quốc Rạo rực chân bước, hồn nước ngất ngây Đọc lập, Tự do... Từ nay bao lợi quyền ắt qua tay... mình! Ba mươi năm sau, con trai anh** ôm súng trở về trong ánh nắng bình minh... Lung linh nụ cười chiến thắng Từ nay, chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước chân anh xây đời hạnh phúc Nào ngờ đói nghèo vẫn rình rập bày sâu béo mập...khoét rục cỏ cây Ôi, đất mẹ xác xơ từ đây? Những mùa lá bay...Con cháu bay... hạnh phúc xum vầy nơi miền đất hứa Bốn mươi năm qua người lính già tựa cửa*** Đôi mắt đổi màu Niềm tin vơi nửa Cười buồn... dấu những nỗi đau Nụ cười nào cho mùa thu đất mẹ Ba mươi năm sau?... ****
Chuyện nhân quả, luân hồi báo ứng trong con mắt nhiều người hiện đại dường như là chuyện viển vông, vô căn cứ. Nhưng những nghiên cứu khoa học mới nhất lại đang hé lộ một điều hoàn toàn khác.
Nói về quan hệ nguyên nhân – hệ quả, nhiều người đều sẽ gật đầu tán đồng bởi vì thế giới vật chất là có quy luật. Ví dụ, nếu cứ mãi đổ những chất thải thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, chặt phá cây cối bừa bãi sẽ khiến đất cát bị rửa trôi…
Nhưng quy luật nhân quả tuần hoàn mà mắt người bình thường không thể quan sát trực tiếp thì lại khiến một số người bán tín bán nghi. Đại học Gaddaf (Anh) và trường Đại học Texas (Mỹ) đã cùng thực hiện một nghiên cứu và chứng minh được rằng “ác hữu ác báo” là hoàn toàn có căn cứ khoa học.
Theo thống kê cho thấy, những tội phạm tuổi thiếu niên thường có cơ thể khỏe mạnh hơn những thiếu niên biết tuân thủ pháp luật ở cùng độ tuổi. Nhưng sau khi họ bước vào tuổi trung niên thì tình hình sức khỏe lại xuống dốc nhanh chóng, nguy cơ nằm viện và bị tàn tật cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Điều này khá dễ hiểu, rất có thể là có quan hệ tới thói quen sinh hoạt không tốt và trạng thái tâm lý tạo thành.
Nghiên cứu của các nhà khoa học còn phát hiện một hiện tượng kỳ lạ khác. Khi trong tâm hồn người ta tồn giữ thiện niệm và suy nghĩ tích cực thì cơ thể sẽ tiết ra một chất truyền dẫn giúp tế bào được khỏe mạnh. Tế bào miễn dịch cũng trở nên hoạt bát hơn, bởi vậy người ta sẽ không dễ ốm đau, bệnh tật.
Nếu thường giữ trong mình những suy nghĩ chân chính thì hệ thống miễn dịch của con người sẽ rất mạnh mẽ, không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào của thuốc men. Khi trong tâm lưu giữ ác niệm, ý định xấu thì hệ thống thần kinh cũng sẽ chịu ảnh hưởng ngược lại. Tức là những nhân tố tiêu cực bị kích hoạt và khởi động, còn các yếu tố tích cực lại bị ức chế, cơ chế lành mạnh của cơ thể bị phá hoại.
Vậy nên những người lương thiện quả thực thường sống khỏe mạnh và trường thọ. Còn những kẻ hành ác lại phải chịu những dày vò về thể xác khi chỉ mới bước qua tuổi trung niên.
Tư tưởng tiêu cực khiến cơ thể phát sinh độc tố
Trên một tạp chí của Mỹ từng đăng tải một báo cáo nghiên cứu với chủ đề: “Tâm trạng xấu sinh ra chất độc”.
Trong bản báo cáo nói rằng: “Theo thí nghiệm trong phòng thực nghiệm tâm lý, thì ác niệm của con người chúng ta có thể dẫn tới những thay đổi về chất hóa học trong sinh lý, sẽ sinh ra một loại độc tố trong huyết dịch. Khi con người ở trạng thái bình thường, hà hơi vào trong một cốc đá lạnh thì sẽ đọng lại một thứ vật chất trong suốt không màu. Còn khi con người ở trong trạng thái oán hận, giận dữ, khiếp sợ, đố kỵ thì thứ vật thể đọng lại sẽ lần lượt cho ra những màu sắc khác nhau. Thông qua phân tích hóa học cho thấy, tư tưởng tiêu cực của con người sẽ khiến bên trong cơ thể người ấy sinh ra độc tố”.
Gần đây, trường Đại học Yale và Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu với chủ đề “Mối quan hệ xã hội ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ tử vong”.
Các chuyên gia đã chọn ra ngẫu nhiên 7.000 người và tiến hành theo sát điều tra trong vòng 9 năm. Thống kê cho thấy, những người vui vẻ giúp đỡ người khác và sống hòa hợp có trạng thái sức khỏe và tuổi thọ dự đoán tốt hơn nhiều so với những người luôn có ý nghĩ xấu, lòng dạ hẹp hòi, và gây tổn hại tới lợi ích của người khác.
Tỷ lệ tử vong của những người mang ác tâm cao hơn người bình thường từ 1,5 – 2 lần. Kết quả nghiên cứu này cũng đúng với người ở các dân tộc, giai tầng khác nhau có các thói quen rèn luyện sức khỏe khác nhau. Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận: “Hành thiện có thể kéo dài tuổi thọ của con người”.
Nhiều thực nghiệm khác cũng rút ra kết luận tương đồng. Tức là trạng thái tư tưởng thuần tịnh, từ bi, tích cực có thể khiến sinh mệnh khỏe mạnh, hạnh phúc. Còn những người có ác niệm sẽ khiến kết cấu cơ thể mất cân bằng và kèm theo diễn biến bệnh lý. Đây được coi là phát hiện trong lĩnh vực sinh lý y học.
Tư tưởng tiêu cực khiến cơ thể phát sinh độc tố. Ảnh (homeofgrace.org)
Những điều này sớm đã được tường thuật một cách có hệ thống trong những cuốn sách cổ của Á Đông vài nghìn năm trước. Nếu Khổng Tử từng nói “Nhân giả Thọ” (Người có lòng nhân thường sống thọ), thì trong những sách y học cổ cũng từng giảng: “Chính khí tồn nội, tà bất khả can” (Trong lòng tồn giữ chính khí thì tà không thể can nhiễu).
Những người vô thần cũng thường nói, đây chỉ là tác dụng ám thị về ý thức tâm lý. Họ cho rằng, đạo đức là do con người đặt ra, không hề có một tiêu chuẩn cố định nào. Thiện ác cũng không có tiêu chuẩn cố định, người tốt hay người xấu cũng do con người tự mình định nghĩa mà thôi.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học phát hiện rằng thiện và ác có những tần số năng lượng khác nhau, những đặc tính vật chất khác nhau. Những đứa trẻ vừa chào đời không lâu, chưa từng trải qua sự giáo dục nhưng đều đã có bản tính lương thiện của mình.
Khi muốn nói dối, bắt nạt người khác, dẫu vẻ mặt người ta ổn định thế nào, không để lộ cảm xúc ra sao nhưng trạng thái tâm lý đều sẽ biến đổi một cách không thể tự chủ. Nghĩa là trạng thái tâm lý này vận hành một cách khách quan, không tùy thuộc vào việc người ta nghĩ gì, điều khiển ý thức ra sao. Nguyên lý ấy đã được người ta đưa vào ứng dụng cho các máy dò nói dối, máy trắc nghiệm tâm lý.
Bí ẩn của nước cho thấy vạn vật đều có linh
Đầu thế kỷ 21, nghiên cứu về trạng thái kết tinh của nước đã gây chấn động toàn thế giới cho thấy khái niệm thiện ác trong tự nhiên hầu như đã có tiêu chuẩn khách quan, không phải điều hư cấu mà bản thân con người tạo ra.
Khi nước được tiếp xúc với những tín hiệu tốt như sự từ bi, bác ái, hạnh phúc, khích lệ hoặc khi ở trong một trường năng lượng âm nhạc mỹ diệu, kết tinh của nước sẽ thể hiện ra những hình dạng lung linh, kỳ diệu và chắc chắn. Còn nếu khi nước tiếp xúc với những thông tin tiêu cực, thì cấu tạo của kết tinh nước lại biến dị, cong vẹo, thậm chí là phân tán không thể thành hình.
Nước là cội nguồn của sinh mệnh, trong cơ thể người có hơn 70% vật chất đều là nước. Khi con người ở những trạng thái khác nhau, tích cực hay tiêu cực, thì cơ thể của họ có thể cũng đang xảy ra sự biến đổi y như tinh thể nước vậy.
Những nghiên cứu khác về “Trải nghiệm cận tử” và “Thôi miên quay trở về kiếp trước” vào cuối thế kỷ 20 đã cho thấy rằng: Sinh mệnh luân hồi, không gian khác, nhân duyên quả báo, thậm chí là thiên đường và địa ngục hóa ra đều tồn tại. Con người khi làm việc xấu, không đối xử tốt với ai, nếu đời này chưa thể chịu báo ứng ngay lập tức thì rất có thể sẽ tiếp tục phải bồi hoàn ở đời sau, cho tới khi bồi hoàn hết thảy mọi nghiệp lực.
Thậm chí những vai diễn người ấy đóng khi đầu thai chuyển sinh cũng có quan hệ trực tiếp tới sự tích lũy nghiệp lực của đời trước. Điều này cũng giống như một câu nói cổ của người Á Đông: “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo, không phải không báo, là chưa đến lúc. Khi nào đến lúc, thứ gì cũng báo”.
Đây không phải chỉ là thuyết giáo hoang tưởng. Trong lịch sử trong những câu chuyện có thật xảy ra nhiều vô kể. Chúng soi chiếu lẫn nhau, cùng với khoa học chứng thực ngày nay đang từng bước chứng minh rằng quy luật nhân quả là hoàn toàn có thực.
Phía sau thế giới vật chất đều tồn tại đặc tính vận hành của vũ trụ
Vì sao sau khi con người làm việc xấu lại gặp phải báo ứng? Phía sau những hiện tượng bề mặt của thế giới vật chất này, phải chăng có bàn tay của tạo hóa mà chúng ta không nhìn thấy đang an bài tất cả những điều này?
Cổ nhân có câu rằng: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”, “Thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư”. Phép vận hành của vũ trụ là công bằng, đó là một sự đảm bảo khiến vòng chu chuyển được ổn định, có thể cân bằng hết thảy mọi loại vật chất, khiến cho người lương thiện nhận được phúc báo, kẻ xấu phải chịu ác báo.
Nhưng vì sao những người làm việc xấu lại phải gánh chịu tai nạn, ma nạn và quả báo? Vì sao lại để người tốt được điều tốt, mà không phải là để người xấu được điều tốt?
Điều này phải chăng đã tiết lộ một sự thực lớn hơn rằng: Phía sau thế giới vật chất chắc chắn có tồn tại quy luật hoặc thứ gọi là đặc tính vận hành. “Thiện” chính là phù hợp với đặc tính này nên mới được dài lâu. “Ác” vì đi ngược đặc tính của vũ trụ và đạo pháp căn bản nên dễ chuốc lấy bại vong. Điều ấy cũng giống như Lão tử nói: “Thiên đạo không có người thân, thường ở với người hiền” (Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân).
Dẫu hàng trăm hàng nghìn năm trôi qua, thiện ác hữu báo vẫn luôn được truyền miệng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Rất nhiều cuốn sách cổ cũng đều ghi chép lại một lượng lớn những ví dụ có thực vô cùng sinh động, có thể chứng minh tính chân thực của thiện ác hữu báo. Nhưng quá trình người thiện nhận báo đáp, người ác nhận báo ứng thì lại không mấy rõ ràng. Rốt cuộc thì không ai nhìn thấy mối quan hệ chuyển hóa trong quá trình này, mà chỉ đơn thuần nhìn thấy kết quả báo ứng mà thôi.
Giữa sự cho đi và báo đáp có quá trình chuyển đổi bí mật với một nguồn năng lượng thần kỳ
Ảnh minh họa
Giáo sư ngành “Sinh mệnh luân lý học” của trường Đại học Case West store và tiểu thuyết gia Jill Naimak xuất phát từ góc độ khoa học và y học đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa việc hành thiện, “cho đi”, “báo đáp” có mối quan hệ gì.
Nhân viên nghiên cứu đã chế định một bảng trắc nghiệm chi tiết và giám sát trường kỳ những người thích cho đi và những cách “báo đáp” khác nhau cho từng kiểu “cho đi” đó. Những người có trái tim nhân hậu, thích hành thiện, bố thí quả thực có năng lực xã hội, phán đoán và cảm xúc đều thăng hoa toàn diện. Dẫu chỉ là những hành động đơn giản như mỉm cười từ đáy lòng với người khác hay một nét mặt hài hước, thân thiện cũng đều khiến nồng độ protein của tế bào miễn dịch có trong nước bọt tăng lên.
Sau khi tổng kết số liệu của các báo cáo công phu trong suốt một thời gian dài, họ đã có được thông tin khiến người ta kinh ngạc. Những hành động lương thiện của con người, ví như khen ngợi, khoan dung, dũng cảm, hài hước, tôn trọng, đồng cảm, trung thành… cho thấy: Giữa sự cho đi và báo đáp có quá trình chuyển đổi bí mật với một nguồn năng lượng thần kỳ.
Tức là khi một người cho đi thì năng lượng báo đáp đồng thời sẽ quay trở về người này theo các hình thức khác nhau. Điều này là hoàn toàn khoa học, hết sức thực tại, chỉ là trong đa số tình huống như vậy bản thân người “cho đi” không hề biết gì, không có cảm nhận gì.
Khi tĩnh tại, quá trình lão hóa đại não có thể bị “đảo ngược”
Trên thực tế, trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh”, tác phẩm y học nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại đã nói: “Tĩnh thì tàng thần, nóng thì tiêu vong”. Tinh thần con người ở trong trạng thái nhẹ nhàng, trầm tĩnh thì có thể tồn giữ chân khí trong tâm, được bình an. Kỳ thực, ý nghĩa của tĩnh rất rộng lớn, không chỉ đơn là sự thuần tĩnh tại bất động.
Tĩnh chính là trong ma sát với những nhân tố bên ngoài, người ta có thể dùng trái tim khoáng đạt mà bao dung, thứ tha cho người khác. Đó hoàn toàn là một trạng thái vượt xa với cái cách người ta tranh đấu kịch liệt hay xổ ra một tràng những lời miệng lưỡi sắc nhọn như đao kiếm khiến người khác tổn thương. Nghiên cứu khoa học hiện đại chứng minh rằng sau khi con người nhập tĩnh, đại não có thể quay trở lại trạng thái sóng điện của thời ấu thơ, khiến quá trình lão hóa tạm thời bị “đảo ngược”.
Thiện ác hữu báo là nền tảng sinh tồn của nhân loại
Khoa học chứng thực hiện đại rất chú trọng tới căn cứ. Chỉ khi có một lượng lớn những căn cứ khoa học, con người mới thừa nhận và nhận thức một loại sự vật nào đó. Điều đó đã khiến rất nhiều truyền thống lưu lại từ những niên đại xa xưa, vì sự hạn cuộc của biện pháp tìm kiếm khoa học, mà luôn bị nhân loại bài xích và dị nghị. Thiện ác hữu báo cũng là một trong số những ví dụ đó.
Tuy vậy, từ những nghiên cứu khoa học này có thể thấy được rằng, thiện ác hữu báo đã trở thành quy luật nền tảng vận hành cho toàn bộ xã hội nhân loại. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng niềm tin vào thiện ác hữu báo của cổ nhân hoàn toàn không phải là những mê muội, phong bế trong tư tưởng. Trái lại, đó là cái nhìn vô cùng khoa học, nhắm thẳng vào bản chất của sinh mệnh và vũ trụ.
16 nhận xét: