Trang

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Đi Hội Đền Hùng, 2016




Bẵng đi mấy năm, chị em ST chưa lên thăm Đền Hùng. Năm nay ST  cùng bạn bè ( trong đó có mẹ con chị Hồng Liên- Sen Núi ) đi đúng vào dịp lễ hội . Song Thu còn có tâm nguyện thăm lại nơi lưu giữ hai câu đối của Ông Nội tại đây. Hai câu đối đó là:



Cháu chắt còn, tông tổ vẫn còn, nòi giống nhà ta sinh trưởng mãi
Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững
 bền lâu


(Theo “Du Hùng Vương Sơn tiểu dẫn”, tác giả Lê văn Sáng, 1918 
 Lê tư Lành giới thiệu, trong Văn thơ đề vịnh Đền Hùng, 1969)

 
Xin ghi lại một vài hình ảnh hôm nay để nhắc nhở con cháu và tiện bề lưu giữ...




Hôm nay ( 6-3, Bính Thân ) là ngày thường nên không đông lắm...mọi người thư thả dạo bộ trên đường lên cổng đền...



Các bà mế háo hức về dự hội


Đòan của Song Thu cũng háo hức không kém ( ST bên trái,  đứng giữa hai mẹ con Sen Núi ). 
Cảnh trước BTHV. Chính nơi đây chị em ST đã tìm được những dòng ghi chép về Ông Nội của mình của nhiều năm trước...  



Đây rồi...ST trước cửa Đền Hạ, nơi treo hai câu đối của Ông Nội. 
Ông vốn là Hàn lâm viện biên tu, đã góp công sức xây và tu bổ Đền Hùng thời Pháp thuộc. ( Ghi được từ 1912 đến 1914 ) Đáng tiếc là sau đó, trong kháng chiến 9 năm, thực dân Pháp đã phá hủy hòan tòan di tích này. Nay chỉ còn lại 4 bia đá đặt tại khu vực đền Thượng.

1/. Bia số 3 (đặt tại khu vực đền Thượng, № 18708), bản dịch tiếng Việt cho biết:
Năm 1912, Hàn lâm viện Biên tu Vũ Đình Khôi, là người giữ việc văn thư (trong triều), nhân có nghị chuẩn năm 1909 về việc cấp tiền tu sửa tổ miếu, đã bàn với Tuần phủ Phú Thọ Chế Quang Ân trình với Công sứ Gai Y Gia (M. G. Gai Ilard) để thương lượng cấp 2.000 tiền công và lập Hội đồng trông coi công việc, khởi công tháng 5, tháng 7 chiêu tập thợ làm miếu thành ba lớp, dưới bằng gỗ lim, trên lợp ngói, vị trí thích hợp, công việc hoàn thành.

2/. Bia số 2, lập năm 1923 (đặt tại khu vực đền Thượng, № 18707), bản dịch tiếng Việt cho biết:
Năm 1913, các quan tỉnh hiến có công văn xin lĩnh số tiền được cấp phát, giao cho “Hội đồng trùng tu”, cùng việc chế tạo đồ tự khí, khai mở đường lên núi. Đến năm 1914 thì khánh thành.
Thị giảng Ký lục Vũ Đình Khôi đã tham gia “Hội đồng đốc công” 

3/. Bia số 4, lập năm 1914 (đặt tại khu vực đền Thượng, № 18709), bản dịch tiếng Việt cho biết:
BIA GHI TÊN HỘI ĐỒNG TRÙNG TU
Hàn lâm viện biên tu, Sứ đường lục sự Vũ Đình Khôi (người quê Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá) là hội viên thứ hai trong “Hội đồng trùng tu” gồm Hội chủ và hai hội viên.

                  ( Trích  đơn của gia đình gửi BQL DT Đền Hùng ngày 12-12-2010 )


  
 Hôm nay phải khó khăn lắm ST mới được phép chụp ảnh trong đền.
Đây là hai câu đối chữ nôm của Ông mà chị em ST đã phục hồi và công đức, được  BQL DT Đền Hùng ghi nhận và treo ở Đền Hạ (trong  dịp tu bổ đền này) vào ngày 15-5-2011 .


Câu phía bên trái


Câu phía bên phải



Còn đây, cây thiên tuế đã nhiều trăm năm tuổi trước cửa chùa,  gần Đền Hạ.


Đền Thượng đông người, ST chỉ có thể đứng ngoài bái vọng...


 Bức tranh bằng đá ghép đặt trang nghiêm trên đồi nhìn xuống  quảng trường bên ngoài đền Giếng

Đòan đã thắp hương tại  đền Trung, đền Giếng, mộ vua Hùng thứ 18, thăm nơi bác Hồ gặp các chiến sĩ và dặn dò "...Bác cháu ta phải quyết tâm giữ nước". 
Tuy  vậy, để ngắn gọn ST xin dừng câu chuyện ở đây.


Xin cám ơn bạn bè đã đọc và chia sẻ...

17 nhận xét:

  1. Cảm ơn Song Thu đã cho đọc bài viết này. Những bức ảnh rất đẹp, nhất là ảnh các câu đối của ông nội ST.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cám ơn chị...Hội đông nên em chụp được ít ảnh chị à!

      Xóa
  2. Đúng là dòng dõi thế phiệt trâm anh, danh gia vọng tộc. Chúc mừng chị

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em...Nhưng có lẽ em không biết là gia đình chị một thời bị làm khó vì lý lịch " phong kiến quan lại" đấy! hì...

      Xóa
  3. Đề nghị Song Thu đăng nội dung 2 câu đối và lời dịch cho mọi người biết.









    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh à, em đã đăng câu đối của cụ ở phần giới thiệu đó anh:
      Cháu chắt còn, tông tổ vẫn còn, nòi giống nhà ta sinh trưởng mãi
      Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu

      Xóa
  4. Rất khâm phục và vô cùng biết ơn cụ Hàn lâm viện biên tu Vũ Đình Khôi . Hồn thiêng của ong, cha chúng ta luôn phù hộ độ trì cho sự Vưngx bền và hung thịnh của Tổ quốc ! Cảm ơn Vũ Thu Giang mang đến thông tin quý cho mọi ngươi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước đây em đã đưa thông tin này lên BLOG LS-QL một lần nhưng nay, chị Hồng Liên "đặt hàng", em đăng lại cho rõ hơn...Cán bộ tuyên huấn của Đảng có khác, muốn biết tường tận ngày tháng các sự kiện, cơ duyên tìm đến tư liệu. Ảnh của ông em nhiều, giá trị nhưng bác em phải đốt đi và dấu nhẹm trong CCRĐ anh ạ...

      Xóa
    2. CCRĐ đã tận diệt các di sản được coi là có dính dáng đến chế độ Phong Kiến . Quá nhiều những " báu vật " của cha ông để lại cho con cháu muôn đời đã bị chính bọn nghịch tử tiêu hủy . Bọn chung là những kẻ có tội với Tổ tiên ! Mong sao đến một ngày chúng phải đền tội !

      Xóa
  5. Không đi cũng thể như đi
    Ngày hội có gì đều có ở đây !

    Cảm ơn chủ nhà !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn nhà thơ...lâu lâu đi hội...đúng là " miếu lăng vẫn thế" bác ạ!

      Xóa
  6. Cảm ơn chia sẻ của ST!
    Em không sang Đền Mẫu à?
    Lâu nay chị cũng không thăm lại Đền Hùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoàn em đi theo tua du lịch, chỉ đến Đền Hùng thắp hương rồi về Thanh Thủy tắm nước khoáng chị ạ...Chắc là nơi các chị đi mấy lần trước đấy ạ! Toàn các bạn trẻ nên vui lắm...

      Xóa
  7. Chị gái đi trước lễ hội là quốc sách chứ đi vào đúng dịp khách đông lắm, chúc mừng chị với những chuyến đi bổ ích và thú vị (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lần này chị may mắn đi cùng hội trẻ, nên vui BD ạ!

      Xóa
  8. Ôi,ông nội chị giỏi quá!
    Chị thật tự hào được sinh ra, lớn lên trong gia đình trí thức và thừa hưởng những gì ưu việt nhất mà tiền bối để lại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em...Trước đây do quan niệm hẹp hòi, những người làm quan ( dù là nhỏ) trong triều đều bị coi là quan lại phong kiến...gia đình chị cũng bị làm khó nhiều em ạ. Thành ra mãi gần đây mấy chị em chị mới đi tìm những dấu ấn của Ông nội. Kết quả không ngờ...

      Xóa