Trang

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Thơ Haiku-Ba gì?- Bài và thơ Lý viễn Giao




ST: Theo hiểu biết của ST, trong xu thế giao lưu và hội nhập với thế giới, thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung cũng không đứng ngoài. Ngày xưa có thơ đường ( từ văn hóa Trung hoa), rồi thơ tự do ( từ văn hóa Pháp và châu Âu)...ngày nay có thơ Haiku ( từ Nhật bản). Mới đây, nhà thơ Lý viễn Giao-có đăng bài viết mà ST thấy bổ ích.  Xin tải về để mọi người cùng đọc.



Thơ Haiku - Ba gì ?

 




          Một trong những yếu tố cơ bản nhất của thơ Haiku mà cho đến nay các haijin còn lấn cấn khi cầm bút là trong phiến khúc thơ phải có ba thành phần . Đó là gì ?
          Có người cho rằng đó là ba dòng ! Nhìn bề ngoài dường như điều này đúng vì người ta hay viết một bài thơ dưới dạng thức ba dòng thật :
                              Về thôi
                              Bờ sông hút gió
                              Chân trời hút mây                         ( Nguyễn Thị Đậm )
Xin thưa , ngay cả người Nhật , ngoài cách viết này họ cũng còn hay viết trên một dòng , dùng hai dấu nào đó để phân cách , thậm chí viết liền nhau . Chẳng hạn :
                              古池や蛙飛込む水の音              ( Basho )
           ( Ao xưa / con ếch nhẩy vào / tiếng nước xao ) 
Trong thơ Việt , có loại thơ ba dòng rất hay , nhiều người ưa thích . Nó cũng ngắn dưới mười bẩy âm tiết nhưng không phải là thơ Haiku :
                              Ta mong một lần
                              Được đụng vào sợi
                              Nơ ron của em .                             ( Phạm Công Hội )
 Có những bài thơ ba dòng lại viết dưới dạng lục bát truyền thống :
                              Được em , anh sợ mất mình
                              Mất em , anh được là anh giữa đời
                              Dùng dằng đứng giữa chơi vơi       ( Lý Viễn Giao )
          Lại có người bảo đó là ba câu ! Nếu là ba câu , mỗi câu phải đủ thành phần cơ bản trong kiến trúc câu . Nhưng bài thơ sau đây làm gì có ba câu :
                              Dòng đời – Dòng Sông
                              Đục trong
                              Đôi bờ                                             ( Phùng Gia Viên )
Có những khúc Haiku mà ba thành phần đúng là ba câu thật :
                              Cá xuống nước
                              Mây về trời
                              Ta thả ta vào chân không                ( Thiện Niệm )
nhưng đó chỉ là sự ngẫu nhiên không hề bắt buộc .
          Vậy ba thành phần trong cấu trúc của một phiến khúc thơ Haiku là gì ? Điều này đã được đề cập không dưới một lần . Đó là ba ngắt ý ! Ba ngắt ý độc lập nhưng giao thoa với nhau tạo nên một hình tượng hoàn chỉnh có sức hút , sức gợi . Hình tượng ấy dẫn người đọc tư duy đa chiều , bằng trải nghiệm riêng , sống dậy những nỗi niềm , tâm trạng … Ba ngắt ý này dẫu có viết liền nhau cũng không mất đi tính độc lập , không thành một câu và khi viết tách ra cũng không phải là ba dòng một cách hình thức .
          Xin trở lại một chút với bài thơ của Lý Viễn Giao :
                              Trăng lạnh
                              Nghĩa trang
                              Đồng đội xếp hàng .
Bài này có mấy ngắt ý ? Ông chủ tịch WHA Ban'ya Natsuishi cho rằng “ …thực ra chỉ là hai dòng …” . Có thể do dịch thuật ( Dùng từ “dòng” và chỉ ra là “hai” ) đã dẫn tới cách hiểu ấy . Ở đây “Trăng lạnh” là một ngắt ý , một hình ảnh , nó chỉ ra không gian rộng lớn  tầm vũ trụ . “Nghĩa trang” là ngắt ý, hình ảnh thứ hai , nó nói đến không gian nhỏ hơn trên mặt đất . Còn “Đồng đội xếp hàng” là không gian , hình ảnh nhỏ hơn nữa tồn tại trong nghĩa trang , đó chính là ngắt ý thứ ba . Nếu hiểu như thế này “Trăng lạnh trên nghĩa trang” thì quả thật đó mới chỉ là một ngắt ý nói về trăng thôi và bài thơ trở nên có hai ngắt ý !
          Đôi điều xin bàn luận để khảng định cách gọi ba thành phần trong một khúc Haiku cho chính xác , đúng với chức năng mà nó phải gánh vác .



Một số bài thơ HAIKU của nhà thơ Lý viễn Giao đã được dịch ra tiếng Nhật



Sóng sánh trà 
Mắt mùa xa 
Phú Sĩ


Một vần thơ 
Lang thang trong mơ 
Ki-mô-nô vẫy gió

Suối đổ miết về sông
Sông dồn vào biển biếc
Biển đi đâu có biết ?


Đừng nhìn anh như thế
Tiếc bây giờ ta không còn trẻ
Để bước đến ngày xưa


Về thăm mẹ 
Bước nhẹ
Cỏ thơm
 
Gập ghềnh sỏi đá
Vấp ngã 
Chìa tay


Chén rượu vơi 
Sự đời
Gan ruột


Lúc đổi mũ 
Khi thay râu 
Một cái đầu


Ngày em đi 
Nâng ly 
Uống sóng


Dốc ngược be sành 
Tưới đẫm cỏ xanh 
Cho ngày xưa khát


Rượu đầy 
Lời bay 
Dạ cạn .


Tay cầm vàng 
Chân leo thang 
Vai mọc cánh


Gió đọng trên cành
Giọt rơi lá xanh 
Chân về nẻo cũ


Gập ghềnh sỏi đá 
Vấp ngã 
Chìa tay



 Trăng lạnh
 Nghĩa trang
 Đồng đội xếp hàng .





Xin cám ơn nhà thơ Lý viễn Giao!

  


         
                             

3 nhận xét:

  1. Em qua đọc xong rồi. Xin cho em nhận Tem đi chị yêu!
    Chúc chị luôn vui khoẻ nha..
    Em đang định học hỏi thể thơ này, hôm nay lại vớ được bài st quý hoá.

    Trả lờiXóa
  2. Em đã đọc bên nhà anh Lý Viễn Giao
    Thơ anh ấy thật tuyệt, thể loại hai ku , ba ku em gái chào thua (~_~)

    Chúc chị gái chiều thứ 5 an lành nhé !

    Trả lờiXóa
  3. Đâu rồi
    Tiếng chim quen ?
    Sáng nay sao trống vắng ! ......Thơ X- ku ,tặng em TG .

    Trả lờiXóa