Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Xảo trá và lo ngại...


 

Lời xảo trá của Hoàn Cầu Thời báo 

đã vượt mức tưởng tượng

 
16/05/14 08:19
(GDVN) - Trung Quốc đang bị động, gian xảo hơn trong cuộc chiến pháp lý ở quần đảo Hoàng Sa và lo ngại về sức chịu đựng kiên cường, dẻo dai của dân tộc Việt Nam.
Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 5 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia: Việt Nam la hét khai chiến với Trung Quốc đoạt lấy Hoàng Sa, Trung Quốc phải từ bỏ ảo tưởng" của nhà nghiên cứu Kha Tiểu Trại thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Đây là một trong chuỗi bài viết có hệ thống tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế, đổ mọi tội lỗi cho Việt Nam trong quá trình xảy ra xung đột trên Biển Đông hiện nay. 
Báo GDVN xin đăng tải, trích dẫn lại một số nội dung chính của bài viết để độc giả rộng đường tham khảo.
Báo Trung Quốc đánh lừa dư luận, cho rằng, gần đây, Việt Nam "quấy rối" hoạt động của giàn khoan 981 của công ty CNOOC Trung Quốc ở "vùng biển Hoàng Sa" (điều mà báo chí Trung Quốc luôn lòe bịp thiên hạ là: hoạt động không phải ở vùng biển của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa hiện không có tranh chấp), đồng thời đối đầu với tàu của Trung Quốc.
Đối với vấn đề này, ở Trung Quốc có quan điểm cho rằng, Việt Nam "quấy rối" ở Hoàng Sa là để tăng thêm "thẻ bài" của họ trong vấn đề Trường Sa (quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam), cho rằng, "điểm tranh chấp thực sự giữa Trung-Việt ở khu vực quần đảo Trường Sa" (Thực chất là trước đây Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, nay đang dùng vũ lực như tàu chiến, máy bay quân sự xâm lược, tiến sâu hơn vào vùng biển của Việt Nam).
Cùng với việc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc cho tàu chiến, máy bay quân sự cùng rất nhiều loại tàu khác bảo vệ giàn khoan này được nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và các nhà luật sư khẳng định là một hành động xâm lược Việt Nam bằng vũ lực. Điều này đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản nhất của luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Bài báo tiếp tục luận điệu xuyên tạc đánh lừa dư luận cho rằng, quan điểm trên đã đánh giá thấp "tham vọng Biển Đông" của Việt Nam, phán đoán sai "ý đồ" của Việt Nam, e rằng không có lợi cho "đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đông" của Trung Quốc.
Theo bài báo, tổng quan nghiên cứu Biển Đông trong 40 năm của Việt Nam, tất cả các căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đều về quần đảo Hoàng Sa. Nhà hàng hải phương Tây trước đây đặt tên quần đảo Hoàng Sa là Paracel, đây chính là tên gọi của phương Tây đối với quần đảo Hoàng Sa.
Bài báo cho rằng, quan sát dư luận của Việt Nam, tất cả chứng cứ về chủ quyền các đảo trên Biển Đông của Việt Nam đều nhằm vào quần đảo Hoàng Sa, còn chứng cứ về quần đảo Trường Sa lại phụ thuộc vào chủ trương đối với Hoàng Sa. Vì vậy, Hoàng Sa mới là "tham vọng" của Việt Nam.
Nhưng, bài báo tự cho rằng, ở đây có một vấn đề "chí tử": Căn cứ vào ghi chép của giáo sĩ truyền giáo phương Tây ở Việt Nam, quần đảo Paracel chỉ cách bờ biển Việt Nam 15 - 20 hải lý, trong khi đó, quần đảo Hoàng Sa cách bờ biển Việt Nam gần nhất cũng hơn 120 hải lý (ý nói là bằng chứng có sai lệch, nên cho rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại chẳng có bằng chứng gì. Thế giới đều hiểu một sự thực: cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam).
Để xâm lược vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng máy bay cảnh báo sớm (trinh sát-do thám) KJ-200, một loại máy bay quân sự được cải tạo từ máy bay Y-8.
Bài báo lấy cớ này để cho rằng, "Paracel” trước đây căn bản không phải là Paracel hiện nay (?), quần đảo Hoàng Sa cũng căn bản không phải là "quần đảo Tây Sa" (cách gọi của Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa). 
Báo nhà nước Trung Quốc xuyên tạc cho rằng, Việt Nam cố gắng "giấu đi chân tướng", không ngừng tuyên truyền chủ trương chủ quyền lãnh thổ "hoang đường" của mình ở trong và ngoài nước.
Theo bài báo, với việc tuyên truyền và giáo dục mấy chục năm, Hoàng Sa đã trở thành mảnh đất "nhớ thương" của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Rất nhiều người Trung Quốc hoàn toàn không hiểu biết về vấn đề này, cho rằng "Hoàng Sa chỉ là một con bài Việt Nam đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp Trường Sa".
Bài báo võ đoán, thêm "dầu nhớt xuyên tạc" cho rằng: "Hiện nay, Việt Nam không có quyết tâm và khả năng chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa", nhưng Việt Nam "có đủ thủ đoạn và phương pháp" tạo ra "tranh chấp" ở Hoàng Sa. 
Theo bài báo, cái khó của Trung Quốc không phải là giữ lấy Hoàng Sa, mà là "bảo vệ sự yên bình và trạng thái không tranh chấp" của nó. Về điểm này, có thể thấy TQ ngày càng gian manh trắng trợn, Trung Quốc tự cho rằng mình nằm ở thế "bị động, gian nan".
Theo Cảnh sát biển và các phóng viên Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng các tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 cho công cuộc xâm lược vùng biển của Việt Nam lần này. Với tính chất là tàu chiến dùng cho tấn công đổ bộ, thì đây vừa là hành động xâm lược, vừa đe dọa xâm lược.
Những năm gần đây, Việt Nam luôn "tiến ra Hoàng Sa một cách vững chắc". Về chiến lược, đã coi Hoàng Sa là phương hướng đột phá trọng điểm trong chiến lược biển của Việt Nam; ở trong nước, không ngừng tiến hành tuyên truyền về Hoàng Sa và đưa ra "những phát hiện mới nhất trong nghiên cứu về Hoàng Sa", gây ra sự quan tâm rất lớn từ người dân, nhất là thanh niên;
Trên quốc tế, báo Trung Quốc xuyên tạc cho rằng, Việt Nam "tận dụng lôi kéo" truyền thông và giới học giả phương Tây để "tạo ra dư luận Hoàng Sa có tranh chấp" một cách phổ biến; về hành động, ngư dân và cảnh sát biển Việt Nam không ngừng "xâm nhập" vùng biển Hoàng Sa, có ý định "tạo ra sự thực tranh chấp".
Vì vậy, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" - cơ quan tuyên truyền của ĐCS TQ, nơi chuyên đăng tải các bài viết cực đoan, dân tộc chủ nghĩa, khiêu kích, gây chiến cho rằng, Trung Quốc cần từ bỏ "ảo tưởng", đối mặt với hiện thực, tiến hành chuẩn bị tốt trên nhiều phương diện.
Trung Quốc chỉ mới biên chế cho hải quân của họ 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 và đều trang bị toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải, triển khai toàn bộ ở Biển Đông, rõ ràng là có ý đồ xâm lược toàn bộ đảo, đá ngầm trên Biển Đông.
Báo Trung Quốc tuyên truyền rằng sự chỉ trích của Mỹ đối với Trung Quốc trong sự kiện lần này cũng như việc Mỹ "phản đối thách thức sự quản lý thực tế của Nhật Bản đối với đảo Senkaku" là tồn tại "mâu thuẫn logic"
Báo Trung Quốc tỏ ra “đại lượng” xuyên tạc bất chấp sự thật, dùng những ngôn từ hết sức xảo trá cho rằng, "vì đại cục quan hệ hai nước, về dư luận, chúng ta (Trung Quốc) đã tiến hành kiềm chế rất lớn" (thực chất Trung Quốc đang đánh lừa dư luận), nhưng, nhìn lại Việt Nam, để tranh thủ dư luận, chiếm lấy thời cơ trước, Việt Nam đã "trắng trợn, lừa gạt" dư luận quốc tế, "kích động tình cảm ở trong nước"...
Các loại tàu Trung Quốc, nhất là tàu hải cảnh tiếp tục dùng các thủ đoạn hung bạo như đâm, húc, dùng vòi rộng tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.
Cuối cùng, bài báo của tờ Hoàn Cầu nói rằng Trung Quốc cần phải nhận thức tỉnh táo về sự dẻo dai và khả năng chịu đựng của dân tộc Việt Nam, đừng nghĩ một "chiêu" là chiến thắng, cũng không trông chờ đối phương sẽ biết khó mà lui. 
Chơi cờ Biển Đông vừa phải xem thực lực vừa phải xem sức chịu đựng, giữa Trung-Việt, trong rất nhiều lúc thì sức chịu đựng quan trọng hơn thực lực.
Cả thế giới đang lên án hành động vũ lực, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực của Trung Quốc. Mỹ gọi hành động bất hợp pháp của Trung Quốc lần này là hung hăng, khiêu khích, hiếu chiến.

3 nhận xét:

  1. Cả thế giới biết bọn bành trướng Bắc Kinh luôn là kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng, nhưng tệ hại nhất là chúng ngu hóa người dân TQ, họ chỉ biết thông tin một chiều nên rất căm thù VN và đang hừng hực đòi cho VN một bài học. Rất có thể xẩy ra chiến tranh.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu đã đăng tải các quan điểm của họ,(điều này có thể làm) thì nên đăng ngay các bài phản bác mạnh mẽ của ta và khặng định quan điểm và lập trương của ta, tôt nhất là nên đưa thật nhiều nhưng phat biêu bày tỏ ủng hộ ta của chính giới va học giả, báo chi quốc tế vì có thể nhiều người chưa đọc được.

    Trả lờiXóa