Trang

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

CẢM TÁC SAU MỘT CHUYẾN ĐI

                                            


ST: Chuyến "hành hương về biên giới" đã kết thúc thật vui, thật ấm cúng trong tình anh em, tình bạn...Chúng tôi đã cùng nhau tìm lại, ôn lại các địa danh, sự kiện được viết, được truyền qua các nhân chứng của các cuộc chiến tranh, đặc biệt là vào năm 1979,  dọc theo tuyến đường Bắc cạn- Cao bằng- Lạng sơn...
Chi tiết chuyến đi đã được các anh KP-QT của blog QL-LS đăng tải cập nhật từng ngày từng giờ, và tiếp sau còn sẽ được các thành viên trong đoàn bổ xung nhiều nữa...ST chỉ viết vài dòng tâm sự. Có thể chưa chuẩn lắm ( nhất là về chính trị tư tưởng? ). Mong được các anh chị, bạn đọc góp ý hoặc bỏ qua nhé!



                                             



Bài thơ chưa đặt tên 

Núi dung dăng dắt núi
Sương dung dẻ dìu sương
Đèo nối đèo chao lượn
Suối róc rách xanh nương

Núi vọng về tiếng súng
Sương phủ trắng xác xương
Đèo trượt vết chân lạ
Suối đỏ máu dân thường...

Mông mênh miền biên giới
Rầu rầu nỗi tiếc thương
 Khom khom nấm mộ cỏ 
Rõi rõi theo dọc đường...

Sao ngủ trong quên lãng?
Sao không dám tri ân?
Có còn là chiến thắng
Nếu thua trong lòng dân?


Xin cám ơn!



 
Ảnh trên: Toàn đòa chụp ảnh tại Nhà bia lập bên cầu Khánh Khê trên sông Kỳ Cùng. Nơi đây ngày 17-2-1979 tiểu đoàn 4 sư đoàn 337 đã hy sinh đến người cuối cùng.
Ảnh dưới: ST thắp hương trong Nghĩa Trang Liệt Sỹ Lạng sơn

__________________________________________________________________________________

Xin đăng thêm mộ số hình ảnh có liên quan từ các tác giả khác trong đoàn để lưu giữ


 Bên cầu Khánh Khê, sông Kỳ Cùng

 
Ảnh chụp tại cửa khẩu Tân Thanh sương mù


       
Ảnh chụp tại đền thờ của dòng họ Nùng , Cao Bằng


 


 Dòng sông Kỳ Cùng, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt trong cuộc chiến 1979

 
 Chiến công và sự hy sinh của các anh sống  mãi trong lòng dân....

 Những dấu tích bị đục khoét, dỡ bỏ ...

Những cột bia bị phá...


24 nhận xét:

  1. ... ...
    Suy ngẫm về thù bạn
    Mà sao lòng phân vân !

    Trả lờiXóa
  2. Cũng thì bạn cũng thì thù...
    Ngàn năm Tô Định... có mờ sử xanh?!
    Đâu an lành? Có an lành
    Vì đâu quên cả anh linh ông bà?!
    Em chúc chi jthaatj vui ngày chủ nhật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lòng tham của những kẻ tham
      Lòng dân vẫn vậy...áo chàm chia đôi!

      Xóa
  3. Các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc chống lại bọn xâm lược Trung Quốc, đã có nghĩa trang, mộ xây khang trang và có cả NHÀ BIA CHIẾN THẮNG như thế này cũng được an ủi phần nào.
    Hoan hô ST đã quấy động phong trào văn nghệ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng được an ủi chị ạ...Nhưng chỉ quy tập được ít mộ thôi và việc ghi nhận cũng có vấn đề lắm chị à!

      Xóa
  4. Chuyến đi thú vị để ôn lại lịch sử rất có ích, cũng bõ công!

    Trả lờiXóa
  5. Thắp hương những mộ "vô danh"(?)
    Đọc "Bài thơ chưa đặt tên". * (thơ ST)
    Chúng ta không thể nào quên
    Những Người dũng cảm lành hiền
    Ngã xuống mùa Xuân 79
    Chống "quân bành trướng Bắc phương"
    Cho Tổ Quóc được trường tồn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong lòng luống những vấn vương
      Hy sinh chiến đấu, quê hương...chưa ( được ) về!

      Bao nhiêu LS chưa được đón về yên nghỉ...

      Xóa
  6. Sao mọi nguo7i2it1 nghe nói về những liệt sĩ bảo quốc an dân trong chiến tranh biên giới 1979 chị nhỉ, sang thăm chị và chúc chị buổi tối bình yên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chuyên dài lắm Mẫn ạ. Mời bạn đọc những bài liên quan tại blog luson.quelam, có ghi trong lề phải nhé!

      Xóa
  7. Chúc mừng Song Thu đã hoàn thành mĩ mãn "chuyến hành hương về biên giới" bằng chứng là một bài "thu hoạch" - "Bài thơ chưa đặt tên" với ấn tượng và tình cảm sâu sắc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyến đi nhiều kỷ niệm lắm chị à! Tiếc là không đi thêm lên Hà Giang...sương mù! Lần sau chị em mình đi nhé!

      Xóa
  8. Chúc mừng chị gái đã có chuyến thăm các anh hùng LS đã chiến đấu vì độc lập tự do vùng biên giới thân yêu, em cũng ước mong được đi 1 chuyến chị gái ạ vì Hà Giang là nơi chôn nhau cắt rốn của em đó chị, chúc chị gái tuần mới tràn niềm vui nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cũng tiếc chưa lên được hà Giang quê em! Khi nào trời nắng ...có lẽ chị sẽ đi nữa em ạ!

      Xóa
  9. Chuyến đi bổ ích và đáng nhớ, đọc mấy vần thơ của em , anh chợt có cảm nhận em như một người em gái lên thăm các anh ,những chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương chông bọn xâm lăng phương bắc.
    Một chiều đông biên giới
    Em gái lên thăm anh
    Bài thơ " chưa đặt tên"
    Với nỗi lòng thương nhớ
    Thắp nén hương bên mộ
    Em kính cẩn nghiêng mình
    Tổ quốc luôn tri ân
    Chẳng bao giờ lãng quên.

    Viết gửi Song Thu.3/3 Công Lý

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thương bao chiến sỹ hy sinh
      Thương đất đai núi sông mình chẳng yên!
      Lòng dân không thể nào quên...

      Cám ơn anh đã đồng cảm cùng ST ạ!

      Xóa
  10. Sông Kỳ Cùng máu đỏ
    Máu các Anh hy sinh
    Máu quân thù đền tội
    Làm sao còn trong xanh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Máu quân giặc vẫn còn tanh...
      Hòa cùng giọt máu dân lành...đớn đau!

      Em vẫn phân vân một nỗi, suy cho cùng, đa số họ ( quân giặc) cũng bị lừa gạt anh ạ!

      Xóa
    2. Đúng vậy! Bọn chóp bu đâu có mấy đứa chết?! Xưa kia có hầu tước Liễu Thăng bị tử trận chứ trận chiến đó có tên TW nào của phương Bắc bỏ mạng đâu! Còn lính bên kia bị bỏ thây hầu hết cũng do bị lừa bị đẩy đi đến chỗ chết! Càng thêm đau xót cho những con người đã đổ máu trên dòng Kỳ Cùng!

      Xóa
  11. Chiến tranh là kết cục của trận chiến dành lợi ích trên bàn tiệc của bọn độc tài, dân đen bị đem nướng trên ngọn lửa hung tàn để chúng thực hiện được mục đích của mình,/ cả hai phe ta và địch/.Ý nghĩa của lòng yêu nước là gì đây sau mấy chục năm trời, sự hy sinh chẳng được tri ân và bị dìm vào quên lãng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi ôi NC ơi! Cả một trang lịch sử dài dài nhiều tập!

      Xóa
  12. Bức ảnh này thật ý nghĩa và giá trị.
    [img]https://lh6.googleusercontent.com/X9ZJkfDE2fXwXHkP5BQDyphVYVGv3XN1sWNB1BZpT-4=s183-p-no[/img]

    Trả lờiXóa