Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Câu chuyện về Thần Tình Yêu và Nàng Tâm hồn ( Tiếp theo)



ST: Câu chuyện này mọi người ít nhiều đã biết, nhưng nếu gắn thần thoại HY LẠP này với tranh của các danh họa thời xưa thì thật là thú vị...

ST làm entry này đặc biệt tặng cho em gái- bloger NAMCUA nhân ngày sinh nhật, 30-6.

ST mời bạn bè cùng đọc và xem  tiếp nhé!

Tác phẩm “Psyche quỳ trước ngai vàng của Venus”, Matthew Edward Hale, 1883.
( Thì ra chuyện mẹ chồng nàng dâu ở đâu cũng vậy!)


Venus đón Psyche bằng những lời chửi rủa và nhạo báng. Cho rằng Psyche chỉ đáng làm một người hầu. Nữ thần đã sai lấy hạt kê, đại mạch, hạt anh túc và đậu ván trộn lẫn vào nhau trong một thúng to rồi sai Psyche phải nhặt chúng ra từng loại. Psyche chỉ biết ngồi khóc vì công việc không biết đến bao giờ mới xong nhưng có một chú kiến đã tỏ lòng thương. Kiến về gọi cả đàn ra và chỉ trong giây lát đã làm xong việc mà nữ thần giao. 
Venus lại ra lệnh cho Psyche vào rừng, nơi có bầy cừu lông vàng đang gặm cỏ để lấy lông của chúng mang về. Nhưng bầy cừu rất dữ và hay đánh nhau, không cho ai đến gần mình. Psyche chỉ biết đứng bên bờ suối, không dám đến gần bầy. Bỗng có tiếng xào xạc rồi một cây sậy bên bờ suối lên tiếng: "Con hãy đợi đến giữa trưa, khi đó bầy cừu ngủ thì con đi vào rừng và sẽ thấy có rất nhiều lông bị mắc lại trên những bụi cây". Psyche làm theo lời khuyên của cây sậy và đã mang về cho thần Vệ Nữ một bó lông lông cừu vàng.

Nhưng thần Vệ Nữ vẫn chưa hài lòng và ra lệnh cho Psyche phải lấy một bình nước nguồn từ con suối trên đỉnh vách đá cao dựng đứng. Khi Tâm hồn ôm chiếc bình pha lê đứng dưới chân vách đá nhìn lên tuyệt vọng thì có một con đại bàng bay ngang qua. Đại bàng chộp lấy bình pha lê rồi bay lên đỉnh vách đá múc đầy bình nước nguồn xuống trao cho Tâm hồn.
Thần Vệ Nữ tức giận, nghĩ ra một việc mới, bắt Psyche đi xuống âm phủ, vào vương quốc của thần Hades hỏi xin một cái hòm, không được mở ra rồi mang về cho bà.


 
Tác phẩm “Psyche ở dưới âm phủ”, Ernest Hillemacher, 1865.

Nàng công chúa bất hạnh nghĩ rằng thà chết còn hơn là đi làm việc này. Nàng leo lên một cái tháp cao để nhảy xuống tự tử. Vẻ đau đớn của nàng đã làm cho những viên đá trên tháp thương xót. Những viên đá này lên tiếng an ủi Psyche và chỉ cho nàng con đường đi xuống âm phủ, bảo nàng hãy cho Charon, người lái đò qua con sông ngăn cách cõi dương thế và âm phủ, hai đồng tiền và ném cho con chó canh cổng Cerberus hai miếng bánh mì.
Thần chết trao cho Psyche một chiếc hòm (hộp). Nàng nhớ là thần Venus dặn nàng không được mở ra nhưng nàng đã không kiềm chế được tính tò mò. Vừa bước chân lên cõi trần gian nàng liền mở nắp đậy chiếc hòm. Trong chiếc hòm này là một giấc ngủ giống như cái chết. Một làn khói đen bao trùm lấy Psyche, nàng ngã xuống đất và ngủ thiếp đi.

   
Tác phẩm “Psyche mở chiếc hộp vàng”, John William Waterhouse, 1903.
( Đây mới là đương cong thần thoại!)


Lúc này vết bỏng trên vai Cupid cũng đã lên da, cả cơn đau và cơn giận Psyche cũng đã đi qua. Chàng bay đi tìm vợ và tìm thấy nàng đang ngủ say. Chàng đánh thức nàng bằng một nụ hôn nồng thắm. Psyche kể cho chồng nghe về những chuyện mà Venus đã làm đối với nàng. Chàng hứa với vợ rằng từ nay sẽ không bao giờ xảy ra điều đó nữa. Chàng bay đến thần Jupiter nhờ hoà giải mẹ và vợ mình.

 

Tác phẩm “Cupid tìm thấy Psyche”, Edward Burne Jones, 1865.


Jupiter cho gọi thần Venus: "Con gái của ta! Con chớ buồn phiền rằng con trai của con đã chọn cho mình người vợ không phải là thần tiên mà người trần mắt thịt. Ta sẽ ban cho nàng sự bất tử và nàng sẽ trở thành tiên". Nói rồi Jupiter rót đầy một cốc nước tiên đưa cho Psyche uống. Từ đó nàng Psyche trở thành tiên như người chồng của mình. Các vị thần ngợi ca sắc đẹp và phẩm hạnh của nàng.

 
Tác phẩm “Cupid và Psyche”, Francois Gerard, 1798.
(Hãy xem họa sỹ vẽ khăn voan che đôi chân nàng mới tuyệt làm sao!)


 
 
Tác phẩm “Psyche thức tỉnh”, Guillaume Seignac, 1900. 
(  kiểu “giác ngộ” ý mà... Psyche đã mọc cánh bướm, có nghĩa là thành tiên rồi!)
 

Tác phẩm “Cupid đưa Psyche lên thiên đàng”, William Adolphe Bouguereau, 1895.


  

Psyche và Cupid”, William Adolphe Bouguereau, 1889

(Nàng Tâm Hồn chắc hay làm nũng lắm đây! Còn chân chàng thì...giống chân Nông dân quá ha... )


Nữ thần sắc đẹp Venus cũng đành hoà giải và nhận Psyche là con dâu của mình.
Sau này vợ chồng Cupid và Psyche sinh một con gái có tên là Voluptas (Hạnh phúc).






Tác phẩm “Đám cưới của Cupid và Psyche”, Pompeo Batoni, 1756. 
(Mẹ Venus (ngồi kiệu) hình như hết ghét con dâu, đưa tay chấp thuận cho đám cưới của Cupid và Psyche. Hymena thì cầm đuốc và đỡ tay Psyche cho Cupid đeo nhẫn. Nhưng Cupid này trông bé quá, còn Psyche thì lớn tướng thế kia, cứ y như là Psyche cưới con nít vậy! Thần gió Zephrys cũng được mời đến đám cưới, nhưng Zephrys quen, cứ phồng miệng thổi lung tung!)


 




Tác phẩm nổi tiếng nhất về Cupid và Psyche thực ra lại là bức tượng này của điêu khắc gia Canova – một điêu khắc gia lẫy lừng của phái tân cổ điển. 
Canova bắt đầu tạc tượng vào năm 1787, và hoàn thành nó vào năm 1793. Canova làm 2 bản, bản đầu nằm trong tay thống chế Joachim Murat, và Joachim tặng nó cho bảo tàng Lourve. Bản thứ 2 được một quý tộc Nga mua lại và tặng cho bảo tàng Hermitage. Tác phẩm được tả là “vô cùng sống động và lãng mạn”.


ST sưu tầm và tổng hợp từ mạng

Cám ơn sự theo dõi của bạn!








14 nhận xét:

  1. Thần mà cũng thế này thì dương thế có là gì nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ vì câu chuyện thần thoại cũng do con người nghĩ ra mà bạn! Có điều đây là tư duy cách đây hàng trăm năm...Nếu mẹ chồng thời nay cũng hành xử như vậy thì thật đáng buồn bạn nhỉ!
      Vào nhà bạn thấy đông vui quá, lại ra về không...Chúc bạn lúc nào cũng vui tươi nhé!

      Xóa
  2. Được đọc chuyện hay và ngắm ảnh tuyệt đẹp của các vị thần vui quá. Cảm ơn Song Thu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị có thích chuyện thần thoại Hy Lạp không? Hồi ở Nga em đi xem nhiều bảo tàng mà em cứ không hiểu câu chuyện đằng sau nó. Bây giờ mới biết chị ạ. Muộn còn hơn không chị nhỉ!

      Xóa
  3. Tuyệt vời chị ạ. Em đọc Thần thoại Hy Lạp bao nhiêu lần nhưng chẳng nhớ hết được, bây giờ lại được xem hình ảnh của chị đưa lên, chắc sẽ nhớ lâu hơn, chẳng bao giờ quên câu chuyện tình lãng mạn này. Em cám ơn chị đã công phu tìm tòi / thích nhất những câu phê dí dỏm của chị/ quà cho em nhân SN.
    Chúc chị cuối tuần thư dãn vui vẻ chị nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em vui là chị vui rồi! Đừng nghĩ nhiều chuyện cũ nữa em nhé!

      Xóa
  4. Một người đam mê Thần thoại . Xin chúc mừng !

    Trả lờiXóa
  5. Quả là ST thích tìm tòi thôi, chưa biết cứ muốn tìm hiểu. Đây chỉ là những kiến thức cơ bản về hội họa thế giới thôi bác nhỉ!

    Trả lờiXóa
  6. Có những tuyệt phẩm em cho xem anh đã có dịp xem nguyên bản tại bảo tang Luver Paris khi anh dược đên Paris dự hội nghị quốc tế về VN năm 1973.Đó là ký ức chẳng thể nào quên được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em chỉ được xem ở các bảo tàng ở ERORMITAS (Nga) thôi, em rất ấn tượng về bức tượng hai vị thần anh ạ!

      Xóa
  7. Tuyệt vời nhũng tác phẩm để lại cho hậu thế thưởng ngoạn.Bõ công sưu tầm nhỉ.Đỡ khản chưa ,nói nhiều quá đấy mà, khỏe nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm qua vui quá, nói nhiều, bị viêm thanh quản cấp đấy. Phải đi xông họng 1 tuần!
      Đ làm một show ảnh lên blog nhé. G chỉ đưa từng cái khi có bài liên quan thôi!

      Xóa
  8. Sao giống truyện Tấm Cám của mình thế nhỉ .Thần sắc đẹp gì mà tâm hồn chả đẹp tí nào.Cảm ơn em đã cho xem những bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp.

    Trả lờiXóa
  9. Theo truyện thì Thần vệ nữ khá nhiều "tội". Chắc đẹp nên khá "hư" giống như người trần vậy chị ạ!

    Trả lờiXóa