Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Bài giảng cuối cùng.


                                                          
                                                    ( Thiếp chúc mừng do LYLAN tặng )  



ST: Trong nghề dạy học, Với ST,  giờ phút thiêng liêng nhất không phải là lúc đứng lên nhận giải thưởng hay danh hiệu này nọ ( TS, PGS, NGƯT,), mà là lúc nói với SV lời tạm biệt trong bài giảng cuối cùng của mình ... ST rất súc động khi đọc những dòng tâm sự của Randy Pausch....một giáo sư người MỸ. Cuốn sách của ông đã làm rung động trái tim hàng triệu đọc giả. Nhân ngày Quốc tế các nhà giáo, xin trích đăng bài viết của TuanVietnam.net về cuốn sách này

Mời bạn đọc tham khảo thêm từ:

http://tuanvietnam.net/2009-10-23-bai-giang-cuoi-cung-khat-vong-no-hoa-tren-cai-chet

"Bài giảng cuối cùng" - Khát vọng nở hoa trên cái chết

Những bài học từ một cuộc đời thật, rất dung dị như của Randy Pausch trong cuốn “Bài giảng cuối cùng” vô cùng quý giá… Hy vọng bạn đọc Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, sẽ tìm thấy những điều thú vị và bổ ích làm cho cuộc sống phong phú, tích cực và ý nghĩa hơn.


Cái chết hay sự sống

Để chọn tiêu đề và nội dung cho bài giảng cuối cùng của mình, Pausch đã trăn trở, ông muốn một điều gì đó thật đặc thù.

Hẳn trong tình trạng bệnh tình như ông, nhiều người có thể trông đợi bài thuyết trình là về cái chết, nhưng ông quyết định, nó phải là về sự sống.

 

Rồi ngay tại phòng đợi khám bệnh tại bệnh viện, ông thấy rất chính xác: "Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ... Và trên đường đời, tôi đã đạt được hầu như tất cả những ước mơ và mục đích đó. Cái độc đáo của tôi, tôi thấy, đã tới từ sự đặc biệt của tất cả các ước mơ - từ cực kỳ có ý nghĩa tới khá kỳ quặc - nó đã xác định bốn mươi sáu năm của đời tôi.

Ngồi đó, tôi biết mặc dù bị ung thư, tôi vẫn là người may mắn bởi đã được sống qua những ước mơ. Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ".

Thật vô cùng ấn tượng với cách đặt vấn đề của Pausch. Cuộc đời của ta phải được định hình bởi các ước mơ. Ta đạt được các ước mơ bởi có những con người thật đặc biệt giúp ta. Và đến lượt ta, hãy giúp những người khác cũng đạt được những ước mơ của họ.

Điều đáng khâm phục là Pausch biết mình chỉ còn vài tháng để sống, và đã ý thức để sống được thật nhiều, thật tích cực cho bản thân, cho những người thân, đồng thời làm những việc có ích cho đời. Ông không chấp nhận cuộc sống như nó đã và đang là, mà phấn đấu cho một cuộc sống như nó cần phải là.

 

  Randy với vợ và các con...


Và đây là quan niệm v tình thầy trò trong văn hóa của người Việt. Xin trích đăng phần kết luận của một bài viết trong blog "Từ trái tim" -HVPG.VN, TP HCM


 ....

Cuộc sống là sự ràng rịt trùng trùng của vô vàn mối quan hệ. Có những quan hệ làm cho cuộc sống nở hoa và cũng có những quan hệ dẫn tới những khổ đau, bất trắc. Quan hệ thầy - trò là một trong những quan hệ có cùng lịch sử phát triển với tri thức của con người. Tri thức con người phát triển tới đâu thì lịch sử quan hệ thầy - trò lưu dấu ấn đến đó. Sở dĩ nhân loại vượt thoát khỏi thời kỳ u mê tăm tối và vươn lên đỉnh cao nhân bản, nhân văn thì công lao đầu tiên cũng do bởi mối quan hệ thầy - trò. Để duy trì mối quan hệ này luôn vững chãi thì liệu pháp đầu tiên là cần có một sự thẩm sát, sâu sắc về chúng. Nói rõ hơn, một khi thầy và trò hoàn thiện những chuẩn mực và bổn phận tương ưng của mình, thì khi ấy quan hệ thầy trò sẽ luôn tỏa sáng. Và như một lẽ tất nhiên, sự duy trì và phát triển vững mạnh mối quan hệ này, sẽ đóng góp cho nhân loại nói chung và Phật giáo nói riêng những giá trị không thể kể bằng lời.


                                                      

                                                                   *************






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét