Trang

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

TÌM HIỂU CHU.P ẢNH BẰNG TIA HỒNG NGOA.I

Ảnh chụp tia hồng ngoại
( ST sưu tầm) 

Nhìn thấy cái mắt thường không thấy:

Ảnh chụp hồng ngoại cho phép chúng ta thấy thế giới mà mắt thường không nhìn thấy được. Đầu tiên những bức ảnh này có thể như là không có sức sống, nhưng, sau khi nhìn kỹ, sẽ thấy trong đó không gian khác và thực tiễn khác.
Những tấm ảnh được chụp bằng tia hồng ngoại rất siêu hiện thực: mùa hè nóng bỏng biến thành mùa đông lạnh giá, bầu trời và mặt nước trở nên có màu đen. Tất cả những cái đó như là những bức ảnh từ những thế giới khác, những thế giới song song tồn tại.


Bất cứ nhà nhiếp ảnh nào cũng sẽ có lúc muốn ghi lại một khoảnh khắc không bình thường và chỉ ra những sáng tạo của mình. Và một trong những thủ pháp đó là chụp ảnh bằng tia hồng ngoại.

 Bắt đầu từ chỗ mắt người có thể tiếp nhận tia sáng trong phổ có bước sóng từ 380 nm (nanomet- một phần triệu của mm) đến 760 nm (từ tím đến đỏ). Những gì nằm ngoài phổ này không thể thấy được nếu không dùng thiết bị đặc biệt.

Ánh sáng nhìn thấy được chỉ là một phần nhỏ của cả phổ sóng rộng. Các khu vực liền bên là các tia tử ngoại và hồng ngoại. Chúng có thể được ghi lại trên phim ảnh, bởi vì chúng khúc xạ qua các lăng kính của kính vật và hình ảnh có thể được ghi lại trên bộ ghi của máy ảnh.



Chụp ảnh bằng tia hồng ngoại cho phép ghi lại các bước sóng trong phổ mà mắt thường không nhìn thấy được– từ 700 đến 1100 nm.

 Viliam Gershel (người Anh)  là người đầu tiên phát hiện ra sự phát tia hồng ngoại nằm ngoài giới hạn phổ nhìn thấy được bằng mắt thường từ năm 1800. Đầu tiên ảnh chụp bằng tia hồng ngoại được các nhà thiên văn dùng để chụp ảnh hàng không, giống như giới quân sự và những người phục chế các bức tranh của các nhà hội hoạ vĩ đại sử dụng.

Cuối cùng nó đã được các nhà nhiếp ảnh bình thường sử dụng. 

Phải làm gì để ghi lại được thế giới huyền ảo này? Điều đầu tiên phải xác định xem máy ảnh của bạn có nhậy với phổ hồng ngoại không? Muốn vậy phải lấy cái diều khiển từ xa (như mọi người đầu biết, thường nó phát ra tia hồng ngoại) và trong phòng tối hoàn toàn hướng nó vào ống kính máy ảnh kỹ thuật số. Nếu bạn nhìn thấy trên màn hình máy ảnh một chấm sáng, thì máy ảnh của bạn nhậy với tia hồng ngoại. Nghĩa là có thể tiếp tục được.

Cũng vậy, thường các máy ảnh có chế độ chuyên dùng “chụp đêm”. Chế độ này tự loại bỏ cái lọc không cho phần hồng ngoại của quang phổ đi qua hệ thống quang học, do đó cho phép đạt tới độ nhạy khá cao của sensor của máy ảnh trong phổ hồng ngoại.

Không thể chụp ảnh hồng ngoại nếu không có các bộ lọc chuyên dụng, chúng phong toả phần nhìn thấy được của quang phổ.

Thực tế tất cả các nhà sản xuất bộ lọc có tiếng có các mô hình hồng ngoại trong bộ lọc của mình. Tiếc là thực tế hầu như không thể mua chúng trong các cửa hàng ở nước ta. Trong số các nguyên nhân có cả giá cao, cả do cầu ít ỏi đối với sản phẩm này. Vì vậy những ai muốn thử nghiệm với thế giới khác sẽ phải đặt mua  bộ lọc ở các cửa hàng bán vật tư ảnh ở nước ngoài.

Để chụp ảnh hồng ngoại nhất thiết phải có giá chân máy ảnh, bởi vì thời gian mở ống kính khá là lâu (dài).

Phải chụp trong định dạng RAW, bởi vì trong loại chụp ảnh này bộ phận tự động không thể xác định được chính xác cân bằng ánh sáng trắng và sẽ buộc phải hiệu chính nó trong các chương trình.

Trước mắt các bạn là những bức ảnh huyền thoại mà mắt thường không thể nhìn thấy. Đây là một thế giới khác, tàng hình, một thực tiễn khác.

Bất luận trong trường hợp nào thì nghệ thuật chân chính của nhà nhiếp ảnh không phải là chụp cho đẹp và sau đó sử lý bằng fotoshop, mà là chỉ ra được cái gì đó mà người khác không nhận ra, đã bỏ qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét